Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh ở trường học tốt ngữ pháp Tiếng Anh

doc 13 trang Hoài Anh 23/05/2022 6193
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh ở trường học tốt ngữ pháp Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_o_truon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh ở trường học tốt ngữ pháp Tiếng Anh

  1. PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất. Thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong giao tiếp quốc tế cũng như trong việc phát triển hội nhập quốc tế nên ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là môn học giữ vai trò chủ đạo. Tiếng Anh là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc. Vì vậy mỗi học sinh khi còn học THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để chuẩn bị cho các kì thi, trong đó ngữ pháp chiếm phần điểm tương đối khá cao trong các đề thi. Nếu so sánh học tiếng Anh giống như việc xây một ngôi nhà, thì ngữ pháp tiếng Anh đóng vai trò là nền móng và khung nhà. Móng và khung chắc thì nhà sẽ xây được cao, và dĩ nhiên có thể xây hay mở rộng thêm nhiều những chi tiết thiết kế khác, và ngược lại. Theo thứ tự thì móng và phần khung phải là là phần được xây dựng đầu tiên. Từ hình hình ảnh liên tưởng so sánh này, có thể khẳng định rằng việc học ngữ pháp Tiếng Anh là quan trọng và cần thiết. Từ những lí do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh ở trường học tốt ngữ pháp Tiếng Anh. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trước thực trạng đa số học sinh mất căn bản ngữ pháp Tiếng Anh nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp học sinh có thể học tốt ngữ pháp Tiếng Anh và đồng thời chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được sau nhiều năm giảng dạy. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu này tập trung vào học sinh lớp 10, 11 và 12 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sáng kiến kinh nghiệm được rút ra thông qua các một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 1
  2. • Phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá học sinh dưới nhiều hình thức như : Kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết • Phương pháp trực quan: tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, dạy thử nghiệm, quan sát sự tiến bộ của học sinh, tiến hành dự giờ, thăm lớp để rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh phương pháp giảng dạy kịp thời. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người để hình thành xã hội. Trong quá trình học Tiếng Anh, bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết luôn được chú ý đến nhiều hơn nhưng học cấu trúc ngữ pháp lại là phần quan trọng. Khi giỏi ngữ pháp, bạn sẽ nghe và hiểu người bản xứ dễ dàng hơn. Thiếu ngữ pháp, bạn sẽ không thể hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của người nói. Ngược lại, người khác hoàn toàn có thể hiểu sai ý của bạn nếu ngữ pháp được sử dụng không chính xác. Ví dụ, với câu "She's a beautiful girl", bạn nói sai một chút thành "she beautiful girl", người ta vẫn hiểu được. Còn khi bạn nói thành "She girl beautiful" thì sẽ khiến người nghe khó chịu và đôi khi họ còn chẳng hiểu bạn đang nói gì. Đối với những câu phức tạp, về cơ bản người ta có căng tai ra cũng không thể hiểu bạn nói gì.Vì vậy, việc học ngữ pháp là vô cùng quan trọng. Một nền tảng ngữ pháp căn bản, vững chắc sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều, dù là trong các bài thi viết hay giao tiếp. Khi người học nắm chắc, hiểu rõ cấu trúc ngữ pháp sẽ hứng thú hơn khi học tiếng Anh, đặc biệt là các em học sinh THPT thì ngữ pháp lại chiếm một phần điểm lớn trong đề kiểm tra trong lớp, đề thi học kỳ hay đề thi THPT. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi: - Nhà trường rất quan tâm đến việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, tạo điều kiện tốt cho giáo viên và học sinh dạy và học. - Tổ bộ môn thường xuyên cùng bàn bạc trao đổi, góp ý để nâng chất lượng bộ môn Tiếng Anh. 2
  3. -Đa phần các em học sinh đoàn kết, ngoan ngoãn. -Bản thân tôi thực sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và học hỏi thêm từ các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. 2. Khó khăn: -Phần lớn học sinh chưa chuyên cần, dẫn đến việc các em học trước quên sau và đó là nguyên nhân chính làm cho chất lượng học tập của các em chưa cao. - Học sinh đầu vào rất yếu môn Tiếng Anh. Điểm môn Tiếng Anh đầu vào rất thấp chỉ từ 3 đến 4 điểm. Các em cho rằng đề thi tuyển lớp 10 môn Tiếng Anh dưới dạng trắc nghiệm nên đa phần các em còn tâm lí chủ quan, chưa lo học ở năm lớp 9 dẫn đến việc mất căn bản ngữ pháp Tiếng Anh. - Đa số học sinh còn mê chơi chưa lo học, một số em muốn học nhưng do mất căn bản nên không theo kịp bài học trên lớp. - Sĩ số của học sinh trên một lớp khá đông từ 41 đến 44 học sinh. Điều này gây khó khăn cho học sinh trong việc theo dõi bài học. III. GIẢI PHÁP Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy muốn học sinh học tốt ngữ pháp Tiếng Anh thì người giáo viên cần phải nhấn mạnh vào những điều sau: 1. Động từ “to be” và động từ thường: Trong quá trình dạy học, bản thân tôi nhận thấy học sinh không phân biệt được động từ thường và “to be”. Ví dụ câu: She (go)___ to school every day. Thì các em hay chia là she is goes to school. Hay câu she (not/go)___to school yesterday thì các em lại chia thành she wasn’t go to school yesterday. Thấy được vấn đề này nên ngay tiết đầu tiên tiếp xúc với lớp, tôi sẽ nhấn mạnh sự khác biết giữa động từ “to be” và động từ thường. 1.1. Động từ to be: a. Các dạng của động từ “to be” be – is/ am/ are – was/ were – been Trong đó: 3
  4. - be: là dạng nguyên thể - is/am/are: 3 dạng của “to be” ở thì hiện tại - was/ were: 2 dạng của “tobe” ở thì quá khứ đơn - been: dạng phân từ hai của “to be” b. Những ý nghĩa thông dụng của động từ “to be” “To be” thường được sử dụng với 3 nghĩa thông dụng: thì, là, ở Ví dụ: - She is tall. - They are my students. - My father was in his room yesterday. c. Đặc điểm của động từ “to be” * Động từ “to be” trong câu sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ. Ví dụ: He was at school yesterday. Ta thấy trong câu này, động từ “to be” chia thì quá khứ đơn, với chủ ngữ là “he” nên có dạng là “was”. * Trong câu phủ định với “to be” ta chỉ cần thêm “not” ngay sau động từ “to be”. Ví dụ: They aren’t my books. Ta thấy câu này là câu phủ định. Ta chỉ việc thêm “not” ngay sau động từ “to be”, và “are not” có dạng viết tắt là “aren’t”. * Câu hỏi với “to be” ta chỉ việc đảo “to be” lên trước chủ ngữ. Ví dụ: Were they at home last night? Ta thấy đây là câu hỏi nên ta chỉ việc đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ. 1.2. Động từ thường a. Định nghĩa: Là các động từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật hay sự việc như: walk (đi bộ), play (chơi), seem (dường như, có vẻ), . Ví dụ: She walks to school every day. Ta thấy động từ “walk” (đi bộ) chỉ hành động dùng chân bước đi và đây là động từ chỉ hành động. 4
  5. Ví dụ: He looks very tired. Động từ “look” trong câu này có nghĩa là “trông có vẻ, nhìn có vẻ” là động từ chỉ trạng thái. b. Đặc điểm: * Động từ thường khi đóng vai trò làm động từ chính trong câu sẽ chia theo thì và chia theo chủ ngữ. Ví dụ: My mother goes to work by motorbike every day. Ta thấy động từ “go” trong câu này chia thì “hiện tại đơn” và chia theo chủ ngữ “she” (ngôi thứ 3 số ít) nên phải thêm “es”. * Động từ thường trong câu phủ định phải mượn trợ động từ rồi thêm “not” sau trợ động từ, và động từ thường lúc này phải ở dạng nguyên thể. Ví dụ: You didn’t wash clothes yesterday. * Động từ thường trong câu hỏi phải mượn trợ động từ đảo lên trước chủ ngữ, và động từ thường đứng sau chủ ngữ và ở dạng nguyên thể. Ví dụ: Did you go to school yesterday? - Động từ thường khi KHÔNG đóng vai trò làm động từ chính thì sẽ chia theo cấu trúc. Ví dụ: I like playing football. Ta thấy trong câu này, động từ “like” là động từ chính trong câu chia theo thì và chia theo chủ ngữ. Còn động từ “play” sẽ chia theo cấu trúc: like + V-ing: thích làm gì.) Sau khi tôi giải thích xong, các em đã hiểu thì tôi cho các em làm bài tập áp dụng như sau: 1. I ___ a student. A. am B. is C. are D. was 2. John always ___ on time for meetings. A. arrive B. is arriving C. arrives D. is arrive 3. His students ___German in class. A. don’t speak B. not speak C. doesn’t speak D. speak not 4. She ___six years old. A. isn’t B. not is C. doesn’t be D. don’t be 5. John ___in a supermarket. A. working B. workes C. work D. works 5
  6. 6. The flowers ___ watered by Bob. A. are normally B. is normally C. normally are D. normally is 7. Danny ___his father on Sundays. A. is phones B. phone C. phones D. phoning 8. I ___what you mean. A. doesn’t know B. is not know C. not know D. don’t know Việc phân biệt động từ thường và động từ tobe giúp các em học sinh có một cái nhìn rõ ràng hơn về ngữ pháp tiếng Anh, các em sẽ không nhầm lẫn trong việc sử dụng động từ thường và “to be”. Điều này góp phần vào việc giúp các em học sinh học tốt ngữ pháp tiếng Anh hơn. 2. Động từ bất qui tắc: Muốn giỏi ngữ pháp Tiếng Anh thì điều quan trọng là phải ghi nhớ động từ bất qui tắc, nên ngay những buổi đầu, tôi sẽ giải thích cho các em hiểu động từ có qui tắc và bất qui tắc là gì, thế nào là các ký hiệu V1, V2, V3 và Ved. Sau đó ,tôi sẽ phát cho các em một tài liệu gồm 84 động từ bất qui tắc hay gặp. Điều này sẽ giúp các em hiểu các công thức ngữ pháp một cách rõ ràng. Bước tiếp theo, tôi yêu cầu các em về nhà học và trong tuần sau trả 20 động từ bất qui tắc đầu tiên (trả đến tuần thứ 4 là các em thuộc hết 80 từ). Cách làm này có hơi vất vả là giáo viên phải trả bài và chấm bài của các em, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này khá cao. Đa số các em học sinh không chịu học, phương pháp này giúp các em phải học ở nhà. Tôi kiên trì trả bài đến tuần thứ năm thì hầu hết các em đã thuộc những động từ bất quy tắc mà tôi đã giao. Những tuần sau đó số lần trả động từ bất quy tắc sẽ bớt lại và tôi sẽ chọn những đồng từ bất quy tắc ngẫu nhiên chứ không theo thứ tự như những tuần đầu tiên. Việc trả những động từ bất qui tắc những tuần sau cũng đơn giản hơn. Ví dụ khi sửa bài tập mà gặp một động từ bất qui tắc nào đó, tôi sẽ gọi một em đọc to hình thức đầy đủ của động từ bất quy tắc đó. Nếu kiên trì cách làm này thì học sinh sẽ ghi nhớ những động từ bất quy tắc một cách sâu sắc, từ đó giúp các em học tốt ngữ pháp. Đây là một trong những phiếu động từ bất quy tắc mà tôi thường sử dụng để trả bài học sinh. 6
  7. V0 V1 V2 V3 MEANING 1. be 2. become 3. begin 4. blow 5. break 6. bring 7. build 8. burn 9. buy 10.catch 3. Các thì trong Tiếng Anh Trong ngữ pháp Tiếng Anh, các thì là vô cùng quan trọng và các thì luôn có trong chương trình học của các lớp, tuy nhiên các em học sinh lại không biết rõ ràng và hay nhầm lẫn các công thức. Do đó giáo viên cần phải giúp các em phân biệt. Chương trình Tiếng Anh bao gồm 12 thì, nếu ngay tiết đầu tiên mà giáo viên giới thiệu quá nhiều thì thì các em học sinh sẽ không nắm hết vì các em đã mất căn bản về các thì. Vì thế, trong tuần đầu tiên gặp lớp tôi chỉ dạy lại hai thì cơ bản nhất là thì hiện tại đơn và thì quá khứ đơn. Tuy nhiên trước khi dạy hai thì này tôi đã giới thiệu cho các em hiểu thế nào là động từ “to be” và động từ thường, động từ có quy tắc và bất quy tắc nên, các kí hiệu V1, V2, V3, Ved (như đã trình bày ở phần trên), vì thế khi áp dụng vào công thức của thì hiện tại đơn và quá khứ đơn các em rất dễ hiểu. Khi tôi dạy thì hiện tại đơn và quá khứ đơn, tôi thường tập trong vào những phần quan trọng như: Công thức ở dạng động từ thường và động từ “to be”, các dấu hiệu nhận biết, cách sử dụng và công thức bị động. 7
  8. Thì hiện tại đơn Thì quá khứ đơn Động từ thường: Động từ thường: -Khẳng định: 2 I, you, we, they, Ssố nhiều + V1 Khẳng định: S + V ed - s He,Phủ she,định it, S số ít+ V es (ch, sh,s,o,x,z) Phủ định: S + did not + V1 -Phủ định Nghi vấn: Did + S + V1 ? I,You, We, They + don’t + V1 He, She,It + doesn’t + V1 - Nghi vấn Do/does + S+ V1? Động từ “to be: Động từ “to be: I → am He, she, it → is I, He,She, It + was You, we, they → are You, We, They + were Dấu hiệu: - every (day/ week / month/ year) Dấu hiệu nhận biết: -always (luôn luôn) yesterday, ago, last, in + năm trong usually (thường xuyên), often (thường) quá khứ -sometimes = occasionally = at times (thỉnh thoảng) - seldom (ít khi, hiếm khi), rarely (rất ít khi), normally (thông thường) - never (không bao giờ) - once a day, twice a month, three times a week, four times a year Cách sử dụng: Thì hiện tại đơn dùng để Cách sử dụng: chỉ: Thì quá khứ đơn diễn tả một hành động ➢ thói quen hiện tại xảy ra trong quá khứ, chấm dứt rồi và ➢ sự thật hiển nhiên, chân lý biết rõ thời gian. Bị Động : Bị Động : 3 3 S + am/is/are + V ed+ (by + O) S + was/were + V ed+ (by + O) 8
  9. Sau khi nhắc lại hai thì hiện tại đơn và quá khứ đơn, tôi cho các em học sinh làm bài tập áp dụng. Bài tập áp dụng 1. Barbara usually ___ dinner for her husband after work. A. cooks B. cook C. is cooking D. cooked 2. Mr. and Mrs. Parsons ___ to work together every day. A. drive B. drives C. are driving D. drove 3. My best friend ___ to me every week. A. wrote B. write C. writes D. is writing 4. My parents normally ___ breakfast at 7:00 a.m. A. eat B. eats C. is eating D. are eating 5. John ___ very hard in class, but I don't think he'll pass the course. A. tries B. try C. trying D. tried 6. The bank ___ at four o'clock. A. close always B. closes always C. always closes D. always close 7. It ___ almost every day in Manchester. A. will rain B. rain C. rains D. is raining 8. My life is so boring. I just ___ TV every night. A. watch B. watches C. to watch D. to watch 9. My mother ___ eggs for breakfast every morning. A. is frying B. fry C. frying D. fries 10. When I was a child, I usually ___ fishing with my brother. A. go B. went C. gone D. use to go 11. I last ___ her at her house two ___ ago. A. saw/ year B. seen/ weeks C. see/ months D. saw/ months 12. What did you ___ last night? - I ___ my homework. A. do/ does B. do/ do C. do/ did D. did/ did 13. I / go swimming / yesterday. A. I go swimming yesterday. B. I didn’t went swimming yesterday. C. I goes swimming yesterday. D. I went swimming yesterday. 4. Không để học sinh chép bài khi giáo viên đang giảng bài Các em học sinh có thói quen là khi thấy giáo viên viết câu ví dụ lên bảng là bắt đầu viết theo, dẫn tới việc các em không hiểu những gì mà giáo viên đang giảng. Để tránh tình trạng này, tôi luôn yêu cầu học sinh không ghi bài khi tôi đang giảng hoặc làm ví dụ cấu trúc ngữ pháp nào đó. Sau khi tôi giảng hoặc làm ví xong thì tôi mới cho phép học sinh ghi vào tập. Cách này có hơi tốn thời gian nhưng còn tốt hơn việc các em ghi mà không hiểu gì. 9
  10. 5. Trả bài thường xuyên Giáo viên nên trả bài thường học sinh thường xuyên. Việc trả bài này giúp các em lo học hơn. Tuy nhiên việc trả bài này không nên lúc nào cũng tiến hành vào đầu mỗi tiết học, như thế sẽ gây ra áp lực, chán nản cho học sinh. Giáo viên có thể kiểm tra ngữ pháp trong lúc đang sửa bài tập. Ví dụ như đang sửa điểm ngữ pháp nào đó, giáo viên có thể gọi một học sinh đọc to công thức. Điều này giúp cả lớp ôn lại công thức cũ. Giáo viên ít trả bài sẽ làm cho học sinh không chuyên cần trong việc học bài. Vì thế, giáo viên nên duy trì việc trả bài đều đặn. Điều này giúp các em sẽ có nền tảng kiến thức ngữ pháp tốt hơn. Đây là mẫu trả bài về thì mà tôi hay sử dụng để trả bài các em học sinh của mình. THÌ HIỆN TẠI ĐƠN 1. Công thức động từ thường: a. Công thức khẳng định: b. Công thức phủ định . c. Công thức nghi vấn: . 2. Công thức động từ tobe . 3. Các dấu hiệu nhận biết . 4. Cách sử dụng thì hiện tại đơn 5. Công thức bị động 10
  11. 6. Nhắc lại kiến thức cũ trước khi sửa bài tập Khi tôi dạy một cấu trúc ngữ pháp thì đa số các em đều nắm rõ và làm đúng bài tập ngay tại lớp, các em tham gia sửa bài rất nhiệt tình hăng hái. Tuy nhiên vào tuần sau gặp lại các em thì các em lại quên những nội dung đã học. Điều đó chứng tỏ các em không có học bài ở nhà. Đối với những lớp có tình trạng này thì tôi dành ra vài phút để nhắc lại công thức với cả lớp. Việc đọc đi đọc lại các công thức giúp các em có thể ghi nhớ công thức một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như trước khi sửa bài tập phần ngữ pháp câu tường thuật với V-ing ( unit 6 lớp 11) thì tôi sẽ phát cho mỗi học sinh 1 tờ giấy (như hình bên dưới). Tôi yêu cầu cả lớp nhìn vô giấy và đọc to lên những giới từ và nghĩa cần điền vào bảng. Hoạt động này giúp các em học sinh có thể nhớ lại phần điểm ngữ pháp mà tôi đã dạy ở tiết trước. Việc đọc to và ghi chép lại một lần nữa giúp các em khắc sâu kiến thức và vận dụng vào bài tập hiệu quả hơn. verb + object + preposition +v-ing 1. congratulate + O . 2. accuse + O . 3. prevent + O 4. stop + O . . . 5. thank + O . 6. warn + O + : 7. apologise ( .+ O) : 7. Tăng cường làm bài tập theo cặp, theo nhóm Sĩ số học sinh trên một lớp tại trường THPT Lưu Tấn Phát là từ 42 đến 44 học sinh. Lớp học đông như thế đã gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc theo dõi hết các em học sinh có làm được công thức ngữ pháp mà các em mới học hay không. Để khắc phục tình trạng này tôi thường cho học sinh làm bài tập theo cặp hoặc nhóm để các em giỏi khá kèm các em yếu hơn làm bài tập. Điều này giúp cho các em có thể làm được những điểm ngữ pháp mới học nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. 11
  12. 8. Sử dụng điểm cộng Điểm cộng là một hình thức khuyến khích giúp học sinh ham học hơn. Những tuần đầu tiên khi dạy các em học sinh, tôi thường xuyên trả bài động từ bất quy tắc và thì. Việc trả bài nhiều quá sẽ ít nhiều gây áp lực cho các em học sinh nên tôi dùng điểm cộng để kích thích sự ham học của các em. Ví dụ nếu học sinh trả đúng hết 20 động từ bất qui tắc tôi cộng cho các em 0,25 điểm. Nếu trả đúng chỉ 10 từ thì tôi ghi nhận cho các em một lần cộng để cộng dồn vào những lần trả bài tiếp theo. Tôi cũng áp dụng cách cộng điểm cho thì và các câu trúc khác. Điều này khiến các em vô cùng thích thú khi học các công thức ngữ pháp, thì và động từ bất qui tắc, qua đó giúp các em học tốt ngữ pháp Tiếng Anh. 9. Dùng phấn màu để ghi công thức Khi dạy công thức ngữ pháp tôi sử dụng phấn màu khác nhau nhằm giúp các em dễ nhớ công thức hơn. Tôi thường sử dụng phấn màu đỏ và vàng vì hai màu này dễ thu hút người học và không gây chói mắt. Việc này cũng giúp các em chăm chú vào việc học hơn. PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. KẾT LUẬN Trong suốt quá trình giảng dạy, thông qua quá trình học hỏi, áp dụng một số kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, kết hợp với phương pháp sư phạm của bản thân, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: đa số học sinh hiểu bài tốt, học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ pháp và nhớ lâu hơn, do đó kết quả học tập của các em cũng tăng lên rõ rệt. Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của bản thân, tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao tay nghề hơn nữa trong quá trình giảng dạy. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình giảng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rút ra một số kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt ngữ pháp Tiếng Anh hơn như sau: a. Về phía giáo viên: 12
  13. + Cần trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức ngôn ngữ phong phú, ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng. + Xác định mục tiêu rõ ràng của tiết dạy để chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy. + Biết lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. b. Về phía học sinh: + Phải tích cực chuẩn bị bài trước. + Tích cực tham gia luyện tập, thực hành trên lớp. + Học thuộc những nội dung đã được giáo viên dạy trên lớp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. Simon H. et al. Ielts Masterclass. Oxford University Press. 3. Guildelines for a Language and Culture Learning Program. 4. 13