Tài liệu học Toán 6 theo chuyên đề trọng tâm
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu học Toán 6 theo chuyên đề trọng tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_hoc_toan_6_theo_chuyen_de_trong_tam.pdf
Nội dung text: Tài liệu học Toán 6 theo chuyên đề trọng tâm
- CHƯƠNG I – ĐOẠN THẲNG BÀI 1 - ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Điểm - Điểm có hình ảnh là dấu chấm nhỏ. - Dùng chữ cái in hoa để đặt tên cho điểm. - Với những điểm, ta xây dựng các hình. Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình. 2. Đường thằng - Đường thẳng có hình ảnh là sợi chỉ được căng cho thẳng. - Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. - Dùng chữ cái in thường để đặt tên cho đường thẳng. 3. Vị chí của điểm và đường thẳng - Điểm A thuộc đường thẳng d, kí hiệu là A ∈ d. Ta còn nói điểm A nằm trên đường thẳng d, đường thẳng d đi qua điểm A, hoặc đường thẳng d chứa điểm A. - Điểm M không thuộc đường thẳng d, kí hiệu là M d. Ta còn nói: Điểm M nằm ngoài đường thẳng d, đường thẳng d không đi qua điểm M, hoặc đường thẳng d không chứa điểm M. II – CÁC DẠNG BÀI TẬP TRỌNG TÂM Dạng 1: Đặt tên điểm và đường thẳng A – PHƯƠNG PHÁP GIẢI - Dùng chữ in hoa để đặt tên cho điểm. - Dùng chữ cái in thường để đặt tên cho đường thẳng B – BÀI TẬP 1a. Đặt tên cho các điểm và các đường thẳng còn lại ở Hình 4. 1b. Đặt tên cho các điểm và các đường thẳng còn lại ở Hình 5. A M a m Hình 4 Hình 5 thaytoan.edu.vn HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM
- Dạng 2: Quan hệ giữa điểm và đường thẳng A) Phương pháp giải B1: Quan sát các đường thẳng và các điểm đã cho trong hình vẽ; B2: - Nếu trên đường thẳng có những điểm nào thì những điểm đó thuộc đường thẳng; - Nếu đường thẳng không đi qua những điểm nào thì điểm đó không thuộc đường thẳng. B) Bài tập 2a. Xem hình 6 để trả lời những câu hỏi sau: a) Điểm A thuộc những đường thẳng nào? Điền kí hiệu , thích hợp m n p vào chỗ trống: B A n; A m; A. p q b) Những đường thẳng nào đi qua điểm B? (ghi kết quả bằng kí hiệu). A C c) Điểm C nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng Hình 6 nào? (ghi kết quả bằng kí hiệu). 2b. Xem hình 7 để trả lời các câu hỏi sau: a) Điểm P thuộc những đường thẳng nào? Điện kí hiệu , thích hợp c d vào ô trống: N P a; P b; P c. P a M b) Những đường thẳng nào đi qua điểm M? Ghi kết quả bằng kí hiệu. b c) Điểm N nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường Hình 7 thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu. 3a. Mỗi câu sau đây là đúng hay sai? a) Một điểm có thể thuộc một đường thẳng. b) Một điểm có thể đồng thời thuộc nhiều đường thẳng. c) Trên một đường thẳng chỉ có một điểm. d) Trên một đường thẳng có nhiều hơn một điểm. e) Với một đường thẳng a cho trước, có những điểm thuộc a và có những điểm không thuộc a. 3b. Mỗi câu sau đây là đúng hay sai? a) Một đường thẳng có thể đi qua một điểm b) Một đường thẳng có thể đồng thời đi qua nhiều điểm. c) Một điểm chỉ có thể thuộc một đường thẳng. d) Nhiều đường thẳng có thể cùng đi qua một điểm. thaytoan.edu.vn HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM
- e) Với một điểm A cho trước, có những đường thẳng chứa a và có những đường thẳng không chứa A. Dạng 3: Vẽ điểm và đường thẳng theo điều kiện cho trước A) Phương pháp giải B1: Vẽ đường thẳng; B2: Dựa vào điều kiện đề bài để vẽ điểm. B) Bài tập 4a. Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau: a) Điểm A thuộc đường thẳng d; b) Điểm B nằm ngoài đường thẳng p; c) Đường thẳng a đi qua P nhưng không chứa Q. 4b. Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau: a) Điểm M nằm trên đường thẳng a; b) Điểm N không thuộc đường thẳng b; c) Đường thẳng n chứa cả hai điểm C và D. 5a. a) Vẽ đường thẳng a và hai điểm A ∈ a, và Ba b) Vẽ điểm M; Vẽ hai đường thẳng d và n sao cho M ∈ d, M ∈ n; Vẽ B ∈ d, B n. 5b. a) Vẽ đường thẳng m và hai điểm P m, Q m. b) Vẽ hai điểm D và E; vẽ đường thẳng a sao cho D ∈ a, E a. III – BÀI TẬP RÈN LUYỆN B6. Đặt tên cho các điểm và các đường thẳng còn lại ở hình 8. a A m A n B a p C Hình 8 Hình 9 B7. Xem Hình 9 để trả lời các câu hỏi sau: a) Điểm A thuộc những đường thẳng nào? Điền kí hiệu , thích hợp vào chỗ chấm: A n; A m; A a b) Những đường thẳng nào đi qua điểm B? Ghi kết quả bằng kí hiệu. thaytoan.edu.vn HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM
- c) Điểm C nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu. B8. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: a) Đường thẳng d đi qua điểm A; b) Điểm M nằm trên đường thẳng p; c) Đường thẳng m chứa điểm E và điểm F nằm ngoài đường thẳng m. B9. Mỗi câu sau đây là đúng hay sai? a) Hai đường thẳng có thể cùng chứa một điểm. b) Không thể có ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng. c) Với một điểm M cho trước, có nhiều đường thẳng đi qua M. B10. Điền một cách thích hợp vào các ô trống tỏng bảng sau: Cách viết thông thường Hình vẽ Kí hiệu Điểm O nằm trên đường thẳng a A m M ∈ d, N d. Các điểm A, B nằm trên đường thẳng p nhưng điểm C nằm ngoài đường thẳng ấy. B11. Vẽ hai đường thẳng d, e và bốn điểm M, N, P Q thỏa mãn các điều kiện sau: a) P ∈ e, P ∈ d; b) N ∈ d; N e; c) M ∈ e, M d; d) Q e, Q d. B12. Vẽ từng hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây: a) Điểm G nằm trên hai đường thẳng m và n; hai đường thẳng m, p đi qua điểm H; đường thẳng n và p cùng chứa điểm I. b) Điểm A nằm trên cả hai đường thẳng x và z ; hai đường thẳng y và x đi qua điểm C còn đường thẳng z không chứa điểm C ; điểm D không thuộc các đường thẳng x, y, z. thaytoan.edu.vn HỌC TOÁN 6 THEO CHUYÊN ĐỀ TRỌNG TÂM