Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)

docx 137 trang Thái Huy 19/07/2025 230
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_19_de_thi_hsg_dia_li_lop_12_cap_truong_co_dap_an_ch.docx

Nội dung text: Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)

  1. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn C. vị trí ở gần xích đạo, hoạt động của gió mùa tây nam. D. gió hướng tây nam, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc ở nước ta là A. dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.B. áp thấp nhiệt đới và gió hướng đông bắc. C. áp thấp nhiệt đới và gió hướng tây nam.D. dải hội tụ nhiệt đới và gió mùa Tây Nam. Câu 11: Quá trình feralit diễn ra mạnh ở nước ta chủ yếu do A. nền nhiệt độ cao, địa hình có nhiều đồi núi.B. khí hậu nóng quanh năm, thảm thực vật dày. C. khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiều đồi núi thấp.D. cấu trúc địa hình đa dạng và mưa theo mùa. Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái tài nguyên đất ở nước ta hiện nay là A. địa hình nhiều đồi núi, lớp phủ thực vật suy giảm. B. khí hậu nhiệt đới gió mùa, đô thị hóa nhanh. C. địa hình đa dạng, tình trạng du canh du cư còn rất phổ biến. D. mưa nhỏ, việc canh tác và sử dụng đất chưa hợp lí. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng/sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Gió mậu dịch hay còn được gọi là gió tín phong, nguồn gốc của tên gọi này bắt nguồn từ câu chuyện ngày trước. Thời xưa, người Châu Âu và người Trung Quốc đã dùng các đợt gió mậu dịch để giong buồm buôn bán trên con đường tơ lụa trên biển, với sự xuất hiện của những cơn gió này đã giúp việc làm ăn, giao thương, buôn bán được thuận lợi suôn sẻ và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Vì thế gió tín phong còn được gọi là ngọn gió tin tưởng mang ý nghĩa thuận buồm xuôi gió, làm ăn kinh doanh suôn sẻ, thuận mua vừa bán nhiều lợi lộc. a) Gió Mậu dịch có tính chất nóng ẩm và nhiều mưa. b) Bán cầu Bắc gió mậu dịch thổi theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, ở bán cầu Nam gió mậu dịch thổi theo hướng Đông Nam - Tây Bắc c) Nguyên nhân sinh ra gió mậu dịch là do chênh lệch khi áp giữa lục địa và đại dương ở khu vực vĩ độ thấp. d) Ở Xích đạo, sự gặp nhau của gió mậu dịch thổi từ hai bán cầu đã tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao, chính vì vậy mà ở sát mặt đất gió hoạt động yếu hơn. Câu 2. Cho bảng số liệu: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2020. (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2000 2005 2010 2015 2020 Trị giá Xuất khẩu 1 096,1 1 301,6 1 857,2 2 268,5 2 148,6 Nhập khẩu 1 477,2 2 041,5 2 389.6 2 794,8 2 776,1 (Nguồn: WB, 2022) a) Cán cân xuất khẩu của Hoa Kì luôn dương. b) Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 lớn hơn năm 2020. c) Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh hơn so với giá trị nhập khẩu. DeThi.edu.vn
  2. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn d) Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2020, là biểu đồ miền. Câu 3: Cho thông tin sau: Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây đươc thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới. a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi. b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do nằm trước dãy núi cao Hoàng Liên Sơn hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc. c) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới. d) Nguyên nhân sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây ở nước ta do gió mùa, hướng các dãy núi, hướng nghiêng địa hình, ảnh hưởng của Biển Đông. Câu 4: Cho thông tin sau: Nước ta nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, phần đất liền tiếp giáp với 3 quốc gia. Trên biển, Việt Nam có chung biển Đông với nhiều quốc gia khác. Nước ta nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á. a) Ba quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền là: Trung Quốc, Thái Lan, Lào. b) Nước ta là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực. c) Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển. d) Vị trí địa lí đã tạo nhiều thuận lợi cho nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng. Phần III: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thí sinh trả lời 2 câu hỏi. Câu 1. Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2005-2019 Năm 2005 2010 2015 2019 Chỉ tiêu Số lượt khách du lịch đến (triệu lượt người) 49,3 70,4 104,2 138,5 Doanh thu du lịch (tỉ USD) 33,8 68,5 108,5 147,6 (Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, 2022) Tính chi tiêu bình quân của lượt khách du lịch ở khu vực Đông Nam Á năm 2019 (Làm tròn đến hàng đơn vị của USD/ người) Câu 2. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG GẠO CỦA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 - 2020 Năm 2000 2005 2010 2020 Số dân (triệu người) 525,0 556,2 596,8 668,4 Sản lượng gạo (triệu tấn) 152,1 161,0 190,7 235,1 (Nguồn: WB, 2022) Tính tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng gạo theo đầu người của Đông Nam Á năm 2020 so với năm 2000 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %) DeThi.edu.vn
  3. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn B. TỰ LUẬN Câu 1. (1,5 điểm) a. Phân tích ảnh hưởng của khí áp và dòng biển đến lượng mưa trên Trái Đất. b. Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tự nhiên không hoàn toàn theo quy luật địa đới? Câu 2. (2,5 điểm) Dựa vào các bảng số liệu: Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ (0C) -3,7 -2,5 2,3 8,6 14,7 19,9 23,1 22,7 19,0 12,8 5,1 -1,0 Lượng mưa (mm) 47 58 65 72 88 85 83 81 81 63 61 51 a. Địa điểm trên thuộc kiểu khí hậu nào? Nhận xét và giải thích tại sao? b. Giải thích tại sao có sự khác nhau giữa lục địa và đại dương về nhiệt độ, gió? Câu 3. (2,5 điểm) a. Trình bày đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất của đai nhiệt đới gió mùa chân núi của nước ta. Tại sao ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa chân núi lại có độ cao thấp hơn miền Nam? b. Phân tích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến sự phân hóa thiên nhiên của miền. Câu 4. (2,5 điểm) a. Gió mùa mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam? b. Chứng minh rằng sự phân hoá sông ngòi ở nước ta chịu tác động tổng hợp của địa hình và khí hậu. Câu 5. (3,0 điểm) Căn cứ vào bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình một số địa điểm Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Biên độ nhiệt Nhiệt độ trung Địa điểm Vĩ độ bình tháng 1 bình tháng 7 trung bình năm bình năm (0C) (0C) (0C) (0C) Lạng Sơn 21051’B 21,2 13,3 27,0 13,7 Lai Châu 22031’B 23,0 17,2 26,2 9,0 Sa Pa 22033’B 15,2 8,5 19,8 11,3 Hà Nội 21002’B 23,5 16,4 28,9 12,5 Vinh 18040’B 23,9 17,6 29,6 12,0 Huế 16026’B 25,1 20,0 29,4 9,4 Đà Nẵng 16002’B 25,7 21,3 29,2 7,9 TP. Hồ Chí Minh 10049’B 27,1 25,8 28,9 3,1 Cà Mau 9010’B 26,7 25,1 27,9 2,8 a. Để so sánh nhiệt độ trung bình năm giữa các địa điểm, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? (nêu dạng không phải vẽ) b. Hãy nhận xét và giải thích sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta. -----------HẾT---------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam DeThi.edu.vn
  4. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Đáp án phần trắc nghiệm. Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. 1. D 2. A 3. A 4. A 5. A 6. C 7. D 8. D 9. B 10. D 11. C 12. C Phần II. Câu trắc nghiệm đúng/sai. 1 2 3 4 S Đ S Đ S S Đ Đ Đ S S Đ S Đ Đ S Phần III. Câu trắc nghiệm đúng/sai. 1 2 1066 121 2. Đáp án phần tự luận. Câu Ý Nội dung Điểm a Phân tích ảnh hưởng của khí áp và dòng biển đến lượng mưa trên Trái Đất 1,00 1 - Khí áp: * Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên 0,25 Trái Đất. * Các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí 0,25 tuyến thường có những hoang mạc lớn. (Nếu HS chỉ nêu mà không phân tích được thì cho ½ số điểm) - Dòng biển: * Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển 0,25 nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. * Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ đại dương nhưng vẫn là miền hoang mạc 0,25 (Nếu HS chỉ nêu mà không phân tích được thì cho ½ số điểm) b Tại sao sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan tự nhiên không 0,5 hoàn toàn theo quy luật địa đới? - Do các thành tự nhiên và cảnh quan địa lí vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bức xạ MT, vừa chịu tác động của nguồn năng lương bên trong TĐ. + Sự phân bố đất liền, biển, đại dương làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây, càng vào sâu lục địa, tính chất lục địa càng tăng. Ảnh hưởng các dãy núi DeThi.edu.vn
  5. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu khác nhau theo chiều đông tây. Khí hậu thay đổi kéo theo các thành phần khác cũng thay đổi làm phá vỡ quy luật địa đới. + Địa hình núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm, lượng mưa cũng thay đổi làm xuất hiện các vành đai theo độ cao. 2 a Địa điểm trên thuộc kiểu khí hậu nào? Nhận xét và giải thích tại sao? 1,25 + Kiểu Khí hậu ôn đới lục địa. 0,25 - Nhiệt độ Nhiệt độ tb tháng cao nhất : 23,10C (tháng 7) 0,25 Nhiệt độ tb tháng thấp nhất : -3,70C (tháng 1) Biên độ nhiệt độ năm : 26,80C - + Lượng mưa 0,25 Tổng lượng mưa cả năm (mm): 835 mm Các tháng mưa tương đối nhiều: Tháng 5-11 Các tháng mưa ít: Tháng 12-4 - GT: nhiệt độ cao vào mùa hạ, tháng cao nhất là tháng 7 lên tới 23,10C. Mùa đông lạnh kéo dài, có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 00C. Biên độ nhiệt năm cao (trên 250C). 0,5 Mùa hạ nóng. Lượng mưa trung bình năm ít, mưa vào mùa hạ. Do vị trí nằm sâu trong đất liền không khí ẩm từ biển không thể thổi vào nên mưa thưởng ít,mưa chỉ tập trung vào mùa hè và ít xảy ra mưa vào mùa đông. b Giải thích tại sao có sự khác nhau giữa lục địa giữa đại dương về nhiệt độ, gió. 1,25 - Nhiệt độ: nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa; đại dương biên độ 0,5 nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn do tính chất hấp thụ nhiệt giữa lục địa đại dương (đất hấp thụ nhiệt nhanh, tỏa nhiệt nhanh; nước hấp thụ nhiệt chậm, tỏa nhiệt chậm) - Gió: tính chất hấp thụ nhiệt giữa lục địa và đại dương khác nhau làm cho khí áp 0,25 thay đổi theo mùa sinh ra gió mùa + Mùa đông (hoặc ban đêm): lục địa tỏa nhiệt nhanh hình thành áp cao, đại dương 0,25 tỏa nhiệt chậm hơn hình thành áp thấp; gió thổi từ lục địa ra đại dương lạnh khô. + Mùa hạ (hoặc ban ngày): lục địa hấp thụ nhiệt nhanh hình thành áp thấp, đại dương hấp thụ nhiệt chậm hơn hình thành áp cao; gió thổi từ đại dương vào lục địa nóng 0,25 ẩm. (HS có thể trình bày theo 3 ý nhiệt độ, khí áp, gió – mỗi ý 0,5 điểm) 3 a Trình bày đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất của đai nhiệt đới gió mùa chân núi 1,5 của nước ta. Tại sao ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa chân núi lại có độ cao thấp hơn ở miền Nam. * Đặc điểm khí hậu, sinh vật và đất của đai nhiệt đới gió mùa chân núi: - Miền Bắc: dưới 600 -700m, miền Nam: dưới 900 -1000m. 0,25 - Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt; mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi từ khô đến ẩm ướt. 0,25 DeThi.edu.vn
  6. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Đất phù sa chiếm 24% diện tích cả nước, gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, 0,25 đất cát,... Đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm > 60% diện tích cả nước, phần lớn đất badan và đất đá vôi. 0,25 - Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh ở vùng núi thấp mưa nhiều, ẩm ướt, mặn, rừng tràm trên đất phèn, xa van, cây bụi gao). *Miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa chân núi lại có độ cao thấp hơn ở miền Nam: 0,25 - Miền Bắc (gần chí tuyến) lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ thấp, tính chất nhiệt đới chấm dứt ở độ cao 600m – 700m. - Miền Nam gần xích đạo, không bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt 0,25 cao, vì vậy đến độ cao 900m – 1000m tính chất nhiệt đới mới chấm dứt. b Địa hình Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến 1,0 sự phân hóa thiên nhiên của miền. * Địa hình Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Phạm vi: từ dãy núi Bạch Mã trở vào nam. - Địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi, các cao nguyên badan xếp tầng, đồng 0,25 bằng châu thổ rộng lớn và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. - Trường Sơn Nam là dãy núi lớn, hình cánh cung có sự bất đối xứng giữa sườn đông và sườn tây. Các cao nguyên badan tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và rìa Đông 0,25 Nam Bộ với diện tích lớn, địa hình tương đối bằng phẳng. - Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng bị ngập nước vào mùa lũ. Dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, bị 0,25 chia cắt bởi các nhánh núi lấn ra biển. Vùng biển với thềm lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên. * Ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến sự phân hóa thiên nhiên của miền. Dãy Trường Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường 0,25 Sơn. Do đón gió từ biển vào nên Đông Trường Sơn có một mùa mưa vào thu đông, trong khiTây Nguyên lại là mùa khô. Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng. a Gió mùa mùa đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và hoạt động sản 1,25 4 xuất nông nghiệp Việt Nam? Ảnh hưởng đến khí hậu: - Tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc, nền nhiệt hạ thấp. 0,5 + Đầu mùa: thời tiết lạnh khô. + Nửa sau mùa đông: lạnh ẩm, mưa phùn. - Gió mùa mùa đông kết hợp với gió Tín Phong bán cầu Bắc tạo nên mùa mưa muộn vào thu đông cho Duyên hải miền Trung. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp: - Thuận lợi: 0,5 + Đa dạng hóa nông nghiệp: sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới. + Lượng mưa ẩm trong mùa đông giúp phát triển cây trồng. DeThi.edu.vn
  7. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn - Khó khăn: + Tạo nên tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. 0,25 + Các hiện tượng thời tiết cực đoan (sương muối, băng giá,...) b Chứng minh rằng sự phân hoá sông ngòi nước ta chịu tác động của địa hình và 1,25 khí hậu - Khí hậu đặc biệt là chế độ mưa có sự phân hóa dẫn đến sự phân hóa chế độ nước 0,25 sông. + Chế độ mưa có sự phân hóa theo không gian, hình thành những trung tâm mưa 0,5 nhiều, mưa ít đã chi phối lưu lượng nước của sông ngòi (dẫn chứng). + Chế độ mưa theo mùa đã chi phối thủy chế của chế độ sông ngòi (dẫn chứng). - Đặc điểm hình thái của địa hình đã chi phối đặc điểm hình thái của sông ngòi. 0,5 + Hướng của địa hình chi phối hướng của dòng chảy (dẫn chứng). + Độ dốc của địa hình đã chi phối tốc độ dòng chảy. Sự tương phản giữa địa hình đồi núi và đồng bằng quy định sự thay đổi đột ngột dòng chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu (dẫn chứng). 5 a Dạng biểu đồ nào thích hợp nhất: Biểu đồ cột (cột đơn) 0,25 b Hãy nhận xét và giải thích sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta. 2,75 - Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên 200C 0,5 Tất cả các địa điểm trong bảng số liệu đều có nhiệt độ trên 200C (trừ Sa Pa). Giải thích: Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc, các địa phương đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong một năm. - Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa theo không gian và thời gian rất rõ rệt + Theo thời gian 0,5 Nhiệt độ trung bình tháng 1 đều thấp hơn tháng 7 Nhiệt độ trung bình tháng 7 cả nước đều cao trên 250C (trừ vùng núi cao Sa Pa). Giải thích: + Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. + Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự chênh lệch về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm. + Theo không gian * Phân hóa theo chiều Bắc - Nam (theo vĩ độ) 0,75 - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc: dc - Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm mạnh từ Nam ra Bắc: dc - Biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc: dc Giải thích: - Hình dáng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ dẫn tới sự giảm dần của góc nhập xạ theo chiều Bắc - Nam. - ảnh hưởng của vĩ độ và gió mùa Đông Bắc. Càng vào Nam, gió mùa Đông Bắc 0,5 càng suy yếu do gặp cac dãy núi chắn ngang theo hướng tây-đông (dãy Hoàng Sơn, DeThi.edu.vn
  8. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn dãy Bạch Mã) * Phân hóa theo Đông - Tây - So sánh chế độ nhiệt giữa Lai Châu và Lạng Sơn: - Giải thích: + Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ thấp dẫn tới nhiệt độ trung bình năm 0,5 thấp và biên độ nhiệt năm cao. + Lai Châu thuộc vùng khí hậu Tây Bắc Bộ ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do bị chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn nên mùa đông ấm hơn, biên độ nhiệt độ năm thấp hơn. * Phân hóa theo đai cao: so sánh giữa Lạng Sơn và Sa Pa - Giải thích: theo quy luật đai cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ lại giảm 0,60C. DeThi.edu.vn
  9. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI 12 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Thời gian: 120 phút (Không tính thời gian phát đề) Câu 1. (4,0 điểm) Dựa vào tập bản đồ Địa lý lớp 11, nêu tên gọi của các tổ chức sau: APEC, IMF, ASEAN, EU? Nêu những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Câu 2. (4,0 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Câu 3. (4,0 điểm) Theo em, Hoa Kì có chịu ảnh hưởng của vấn đề dân số già như Nhật Bản và Trung Quốc không? Tại sao? Câu 4. (4,0 điểm) Đọc thông tin sau, kết hợp kiến thức đã học, hãy chứng minh và giải thích tạo sao hệ sinh thái tự nhiên châu Âu đang bị đánh giá xuống cấp trầm trọng? EU: Hệ sinh thái tự nhiên đang xuống cấp trầm trọng Thứ ba, 20/10/2020 18:36 (GMT+7) (ĐCSVN) - Phần lớn hệ sinh thái được bảo tồn tại châu Âu đang trong tình trạng tồi tệ khi số lượng các loài động vật quan trọng tiếp tục suy giảm bất chấp các nỗ lực bảo tồn. Theo báo cáo "Tình hình môi trường EU từ 2013 – 2018" của Cơ quan Môi trường châu Âu công bố ngày 19/10, chỉ 1/4 các loài sinh vật ở châu Âu đang được bảo tồn tốt. Chỉ có 47% số loài chim đang phát triển mạnh. Trong khi đó, 80% môi trường sống tự nhiên bị đánh giá là "tồi tệ". Tờ The Guardian dẫn lời ông Virginijus Sinkevicius, ủy viên EU về Môi trường, Đại dương và nghề cá, cho biết : "Điều này cho thấy rất rõ ràng rằng loài người đang đánh mất hệ thống hỗ trợ sự sống quan trọng. Chúng ta cần khẩn trương thực hiện các cam kết trong chiến lược đa dạng hóa các loài sinh vật của EU để đảo ngược sự suy giảm này." Theo Chỉ thị về môi trường sống của Liên minh châu Âu, hiện đang có 233 kiểu sinh cảnh quan trọng, sống trên gần 1/3 diện tích đất của khối. Tuy nhiên, chỉ 15% trong số này được đánh giá là đang trong tình trạng tốt. Theo cơ quan giám sát môi trường châu Âu, các môi trường sống ven biển, đụn cát và vũng lầy, bùn lầy đang xuống cấp trầm trọng. Trong suốt thập kỷ vừa qua, có rất ít dấu hiệu cải thiện môi trường sống cho các sinh vật tự nhiên, bất chấp các mục tiêu chung của EU. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm giống loài và xuống cấp của môi trường sống được cho là do thâm canh. Chính sách nông nghiệp chung của EU có xu hướng ủng hộ việc thâm canh bất chấp các phong trào yêu cầu người nông dân bảo vệ môi trường. Ông Micheal O’Briain, phó trưởng đơn vị Bảo vệ thiên nhiên của Uỷ ban châu Âu cho biết: "Những áp lực đối với thiên nhiên đang lớn hơn nhiều những giải pháp của chúng ta đang giải quyết. Nông nghiệp vẫn đang gây áp lực lớn lên tự nhiên." Ông Hans Bruynickx, giám đốc điều hành Cơ quan môi trường châu Âu, kêu gọi các nước thành viên cần làm nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu đa dạng sinh học của khối. Ông nhấn mạnh: "Đánh giá DeThi.edu.vn
  10. Tổng hợp 19 đề thi HSG Địa lí Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn của chúng tôi cho thấy việc bảo vệ sức khỏe và khả năng phục hồi của thiên nhiên châu Âu đòi hỏi thay đổi cơ bản cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ thực phẩm, quản lý và sử dụng rừng, xây dựng thành phố, " Nông nghiệp không phải là nguyên nhân duy nhất khiến hệ sinh thái tự nhiên xuống cấp, mà tình trạng thiếu nước, đô thị hóa và ô nhiễm cũng đang tác động mạnh đến các loài động vật hoang dã và thực vật. Lâm nghiệp cũng đang có những tác động tiêu cực do quản lý rừng thiếu hiệu quả./. Thu Thủy (Theo The Guardian) Câu 5. (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: GDP MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1980 – 2016 (Đơn vị: tỉ USD) STT Quốc gia 1980 2010 2015 2016 1 Trung Quốc 302,942 6005,25 10982,83 11383,03 2 Nhật Bản 1086,99 5498,72 4123,26 4412,60 3 Hoa Kỳ 2862,48 14964,40 17947,00 18558,13 4 Thế giới 11097,48 65571,21 73179,95 73363,85 Hãy: a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP của 3 quốc gia trong GDP toàn thế giới năm 2010 và năm 2016. b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP của 3 quốc gia trong GDP toàn thế giới giai đoạn 1980 -2016. ---Hết--- Lưu ý: - Thí sinh được sử dụng Tập bản đồ Địa lý 11 (Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm DeThi.edu.vn