Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 - Chương trình cả năm (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 - Chương trình cả năm (Bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_2_chuong_trinh_ca_nam_b.doc
Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 - Chương trình cả năm (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 1 I. Luyện đọc văn bản sau: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI Ngày khai trường đã đến. Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”. Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn. Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà. Văn Giá II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy: A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ. B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường. C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan. 2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ? A. ngạc nhiên, thích thú B. kì lạ C. khó hiểu 3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì? A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn. C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn. 4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào? A. Ngày 2 tháng 2 B. Ngày 1 tháng 6 C. Ngày 5 tháng 9 BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: 5. Nối từ ngữ với hình. mớ rau bàn học quét nhà cà chua nhổ rau củ 6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5. M: Bé Mai đang quét nhà. 7. Điền c/k/q vào chỗ chấm: - con ò - con iến - con ông - con uạ - cây ầu - cái ìm 8. Viết 2-3 từ ngữ : a. Chỉ tính nết của trẻ em : M : ngoan ngoãn b.Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện 9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 2 I. Luyện đọc văn bản sau: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng. - Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp: - Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng: - Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp. - Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô. Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười: - Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ: - Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô. - Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc. Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ. (Theo 108 truyện mẹ kể con nghe) II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì ? A. nước B. đá C. cầu vồng 2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì ? A. ngựa hồng và ô tô. B. túi xách, đồng hồ C. búp bê và quần áo đẹp. 3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì ? A. ngựa hồng và một cái ô tô. B. túi xách, đồng hồ C. búp bê và quần áo đẹp. 4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì? . . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau: Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. 6. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau: Em đang học bài. Em giúp mẹ nhặt rau. 7. Điền g/gh vào chỗ chấm: . ế gỗ, .ồ ghề, .ắn liền , .ê gớm 8. Viết tên các bạn dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái : Phương (1) Giang (2) Hùng (3) Minh (4) Hồng (5) 9. Viết 3-4 câu tự giới thiệu theo gợi ý sau: Gợi ý : - Em tên là gì? - Em học lớp nào, trường nào ? - Em có sở thích gì? - Ứơc mơ của em là gì? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 3 I. Luyện đọc văn bản sau: EM CÓ XINH KHÔNG ? Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: “Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!” Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi: - Em có xinh không? Hươu ngắm voi rồi lắc đầu: - Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh. Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp. Gặp dê, voi hỏi: - Em có xinh không? - Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi. Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. Về nhà với đội sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh: - Em có xinh hơn không? Voi anh nói: - Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm! Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sùng và râu đi, voi em thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi. (Theo Voi em đi tìm tự tin) II. Đọc hiểu: Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những từ nào dưới đây chỉ hành động của voi em ? A. nhặt cành cây B. nhổ khóm cỏ dại C. lắc đầu D. ngắm mình trong gương 2. Voi em hỏi anh điều gì? A. Em mặc có đẹp không? B. Em có xinh không? C. Em có tốt không? 3. Anh khen voi em điều gì? A. Em ngoan lắm. C. B. Em xinh lắm. Em chăm chỉ lắm. 4. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em đã bỏ sừng và râu? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: 5. Gạch dưới những từ không cùng nhóm với mỗi dòng sau: a. bạn bè, kết bạn, bạn thân, bạn học. b. ngoan ngoãn , chạy bộ , bơi , múa hát, chơi cầu lông. 6. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x: a. sim, sông, suối, chim sẻ b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi c. quả sung, chim xáo, sang sông d. đồng xu, xem phim, hoa xoan 7.Viết các từ chỉ hoạt động của người, con vật có trong tranh: 8. Viết câu hỏi và câu trả lời về con người, con vật ở bài tập 7. M: - Ai đang thả diều? Bạn trai đang thả diều. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 4 I. Luyện đọc văn bản sau: EM MƠ Em mơ làm mây trắng Em mơ làm gió mát Bay khắp nẻo trời cao, Xua bao nỗi nhọc nhằn Nhìn non sông gấm vóc Bác nông dân cày ruộng Quê mình đẹp biết bao! Chú công nhân chuyên cần. Em mơ làm nắng ấm Em còn mơ nhiều lắm: Đánh thức bao mầm xanh Mơ những giấc mơ xanh Vươn lên từ đất mới Nhưng bây giờ còn bé. Đem cơm no áo lành. Nên em chăm học hành. Mai Thị Bích Ngọc II. Đọc – hiểu Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bạn nhỏ mơ làm những gì? A. mơ làm mây trắng B. mơ làm nắng ấm C. mơ làm gió mát D. Tất cả đáp án trên đều đúng 2. Bạn nhỏ mơ làm nắng ấm để làm gì? A. để bay khắp nẻo trời cao B. để đánh thức mầm xanh C. để đem cơm no áo lành cho mọi người 3. Bạn nhỏ mơ làm gió mát để xua tan nỗi nhọc nhằn cho những ai? A. chú công nhân B. bác nông dân C. chú công an 4. Những giấc mơ của bạn nhỏ cho ta thấy điều gì? A. Bạn nhỏ ngủ rất nhiều. B. Bạn nhỏ thích khám phá nhiều điều mới lạ. c. Bạn nhỏ rất yêu quê hương, đất nước và mọi người. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: 5. Viết họ và tên 2 bạn trong tổ em. 6.Viết từ ngữ có tiếng chứa vần ai/ay để gọi tên các hoạt động, sự vật trong tranh: 7. Viết lời cảm ơn của em trong trường hợp sau: a. Bạn cho em đi chung ô khi trời mưa. b. Bạn tặng quà sinh nhật cho em. 8. Viết 2-3 câu về một việc em thích làm giúp mẹ khi đi học về. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 5 I. Luyện đọc văn bản sau: CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố. Theo Nguyễn Ngọc Thuần II. Đọc – hiểu Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bố vẫn nhớ mãi ngày nào? A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc. B. Ngày bạn nhỏ chào đời. C. Cả 2 đáp án trên đều đúng. 2. Khi nghe tiếng bạn nhỏ khóc, người bố đã làm gì? A. Người bố đã thốt lên sung sướng. B. Người bố đã khóc vì sung sướng. C. Người bố đã rất vui. D. Người bố đã áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của bạn nhỏ. 3. Ban đêm người bố đã thức để làm gì? A. Làm ruộng B. Để canh chừng bạn nhỏ ngủ C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ 4. Vì sao bố bạn nhỏ phải đi nhẹ chân? Hành động đó nói lên điều gì? . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- . . III. Luyện tập 5. Điền ng / ngh vào chỗ chấm . Sóc Nâu mải chơi quá nên lạc mất mẹ. Sóc bèn . ĩ ra cách vẽ hình mẹ nhờ các bạn trong khu rừng tìm giúp. Gặp ai đi . ang qua Sóc cũng hỏi. Trời đã tối, nhưng Sóc Nâu vẫn chưa tìm được mẹ nên . ồi xuống đất rồi òa lên khóc nức nở. 6. Viết 3- 5 từ ngữ chỉ những người trong gia đình em. 7. Viết 2 -3 câu giới thiệu về người thân trong gia đình em (theo mẫu). Ai ( cái gì , con gì) là gì ? Bé Na là em gái của mình. . . . 8. Viết vào phiếu những điều em muốn chia sẻ về một cuốn truyện về gia đình em đã đọc. Tên truyện : Nhân vật Chi tiết em thích nhất BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 6 I. Luyện đọc văn bản sau: CÁNH CỬA NHỚ BÀ Ngày cháu còn thấp bé Cánh cửa có hai then Cháu chỉ cài then dưới Nhờ bà cài then trên. Mỗi năm cháu lớn lên Bà lưng còng cắm cúi Cháu cài được then trên Bà chỉ cài then dưới Nay cháu về nhà mới Bao cánh cửa - ô trời Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi. (Đoàn Thị Lam Luyến) II. Đọc – hiểu Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Ngày cháu còn nhỏ, ai cài then trên của cánh cửa ? A. bố B. mẹ C. bà 2. Khi cháu lớn lên bà cài then nào của cánh cửa? A. then dưới B. then giữa C. then trên 3. Vì sao khi cháu lớn lên, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa? A.Vì bạn nhỏ không cài. B. Vì bạn nhỏ đã cài. C. Vì bạn nhỏ đã lớn với được then cửa trên, còn bà còng đi chỉ cài được then cửa dưới. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- 4. Hãy viết 1 câu thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà: III. Luyện tập: 5. Điền vào chỗ trống : a. Vần iu hoặc ưu: nghỉ h tr . quả l lo quà l niệm b. Âm d hoặc v: . ẫn đường ra . ề .ỗ dành ẽ tranh 6. Gạch dưới từ ngữ chỉ những người trong gia đình có trong những câu sau: Hằng ngày, bố đi làm, mẹ đi chợ bán hàng, còn chị em tôi thì đi học. Cứ cuối tuần, bố mẹ tôi lại cho chị em tôi về quê thăm ông bà.Cả nhà quay quần bên nhau cười cười nói nói. 7. Viết câu nêu hoạt động phù hợp với mỗi tranh: 8. Viết 3 từ ngữ thể hiện: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- a. Tình cảm của ông bà dành cho cháu: . b. Tình cảm của cháu dành cho ông bà: . TUẦN 7 I. Luyện đọc văn bản sau: THƯƠNG ÔNG (trích) Ông bị đau chân Nó sưng nó tấy Đi phải Ông bước lên thềm chống gậy Khập Trong lòng sung sướng, khiễng, khập khà, Quẳng gậy, cúi xuống Bước lên thềm nhà Quên cả đớn đau Ôm Nhấc chân quá khó. cháu xoa đầu: Thấy ông nhăn nhó, - Hoan hô thằng Việt chơi ngoài sân bé! Bé thế mà khỏe Lon ton lại gần, Vì nó thương ông. Âu yếm, nhanh nhảu: (Tú Mỡ) - Ông vịn vai cháu, Cháu đỡ ông lên. II. Đọc – hiểu Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Ông của Việt bị làm sao? A. đau lưng B. đau chân C. đau tay 2. Khi thấy ông đau, Việt đã làm gì để giúp ông? A. Mang gậy cho ông. B. Để ông vịn vào vai rồi đỡ ông lên. C. Lại gần,hỏi thăm sức khỏe của ông. 3. Ông khen Việt điều gì? A. Bé thế mà khỏe B. Ngoan ngoãn C. Chăm chỉ BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- 4. Em học tập được ở Việt điều gì? . . 5. Điền vào chỗ trống : * Âm g hoặc r: Gọn àng rõ .àng .ượt đuổi ngắn ọn 6. Viết từ ngữ chỉ: - Họ nội: . - Họ ngoại: . 7. Đặt 2 câu với 2 từ tìm được ở bài 6. 8.Viết câu ứng với nội dung mỗi tranh: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 8 I. Luyện đọc văn bản sau: TRÒ CHƠI CỦA BỐ Bố luôn dành cho Hường những điều ngạc nhiên. Lúc rảnh rỗi, hai bố con ngồi chơi với nhau như đôi bạn cùng tuổi. Có lần, hai bố con chơi trò chơi “ăn cỗ”. Hường đưa cái bát nhựa cho bố: - Mời bác xơi! Bố đỡ bằng hai tay hẳn hoi và nói: - Xin bác. Mời bác xơi! - Bác xơi nữa không ạ? - Cảm ơn bác! Tôi đủ rồi. Hai bố con cùng phá lên cười. Lát sau, hai bố con đổi cho nhau. Bố hỏi: - Bác xơi gì ạ? - Dạ, xin bác bát miến. - Đây, mời bác. Hường đưa tay ra cầm lấy cái bát nhựa. Bố bảo: - Ấy, bác phải đỡ bằng hai tay. Tôi đưa cho bác bằng hai tay cơ mà! Năm nay, bố đi công tác xa. Đến bữa ăn, nhìn hai bàn tay của Hường lễ phép đón bát cơm, mẹ lại nhớ đến lúc hai bố con chơi với nhau. Mẹ nghĩ, Hường không biết rằng ngay trong trò chơi ấy, bố đã dạy con một nết ngoan. (Theo Phong Thu) II. Đọc – hiểu Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Hai bố con chơi trò gì? A. bán hàng B. nu na nu nống C. ăn cỗ 2. Hường đưa bát nhựa bố đã làm gì? A. đỡ bát bằng hai tay B. đỡ bát bằng một tay C. cầm bát 3. Những câu nào dưới đây thể hiện thái độ lịch sự? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- A. Cho tôi xin bát miến. B. Dạ !Xin bác bát miến ạ! C. Đưa tôi bát miến. 4. Em thấy bạn Hường có điểm gì đáng khen? III. Luyện tập 5. Viết từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong tranh. 6. Viết từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành những câu thành ngữ, tục ngữ: a. Con có như nhà có nóc. b. Cá không ăn muối cá ươn Con cãi trăm đường con hư. c. Công . như núi Thái Sơn mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 7.Viết 2 -3 câu nói về tình cảm giữa mọi người trong gia đình em. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 9 I. Luyện đọc văn bản sau: ĐI HỌC ĐỀU Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm. - Tùng Tùng ! Tu ù ùng Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt". Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào. PHONG THU II. Đọc – hiểu Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều? A. các bạn học sinh B. bạn Sơn C. học sinh và giáo viên 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì? A. Học sinh cần chịu khó làm bài. B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ. C. Học sinh nên đi học đều. 3. Vì sao cần đi học đều? A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt. B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi. 4. Em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý? III- Luyện tập 5. Điền vào chỗ chấm: a. ch hoặc tr b. ng hay ngh ông nom .ăm sóc ày còn nhỏ, tôi thường ồi trong kính ọng chiều .uộng lòng bà và e bà kể chuyện .ày xưa. 6.Viết tên bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 của em ứng với các từ ngữ sau: nụ cười hiền hậu , giọng ấm áp mắt đen lay láy, bụng phệ trán dô, má phính không có hình dạng , màu sắc. 7. Tìm trong bài đọc “Đi học đều” và ghi lại: a. 3 từ chỉ sự vật : b. 3 từ chỉ hoạt động: c. 3 từ chỉ đặc điểm: 8. Viết bưu thiếp theo gợi ý sau: Viết cho ai? Nhân dịp gì? Chúc mừng điều gì? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 10 I. Luyện đọc văn bản sau: CUỐN SÁCH CỦA EM Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì. Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường được ghi vào phía trên của bìa sách. Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà xuất bản thường được ghi ở phía dưới bìa sách. Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính và vị trí của chúng trong cuốn sách. Mục lục thường được đặt ở ngay sau trang bìa, cũng có khi được đặt ở cuối sách. Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé. (Nhật Huy) II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Qua bài đọc em biết được điều gì về sách? A. tên sách B. tác giả C. mục lục sách D. Tất cả các đáp án trên. 2. Chọn từ ở cột A nối với nội dung ở cột B AB Tên sách Nơi cuốn sách ra đời Tác giả Thường chứa đựng nhiều ý nghĩa. Nhà xuất bản Người viết sách Mục lục Thể hiện các mục chính, vị trí của sách 3. Qua tên sách em biết được điều gì? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- A. Vị trí sách. B. Biết được sách viết về điều gì. C. Tên tác giả. 4. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới? . III- Luyện tập 5. Điền vào chỗ chấm: a. c hoặc k b. bảy hay bẩy thước .ẻ .ắt giấy đòn thứ ính trọng câu .á 6. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp: Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Mái tóc bà ửng hồng Đôi mắt long lanh Hai má bạc trắng 7. Viết 3 từ ngữ: a.Chỉ đồ dùng trong gia đình : b. Chỉ đồ chơi: c.Chỉ đồ dùng học tập: 8. Viết câu hỏi và câu trả lời về đồ vật em tìm được ở bài tập 7 (theo mẫu). M: - Cái tủ lạnh dùng để làm gì ? Cái tủ lạnh để bảo quản đồ ăn . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 11 I. Luyện đọc văn bản sau: NẶN ĐỒ CHƠI Bên thềm gió mát, Đây là thằng chuột Bé nặn đồ chơi. Tặng riêng chú mèo, Mèo nằm vẫy đuôi, Mèo ta thích chí Tròn xoe đôi mắt. Vểnh râu “meo meo”! Đây là quả thị, Ngoài hiên đã nắng, Đây là quả na, Bé nặn xong rồi. Quả này phần mẹ, Đừng sờ vào đấy, Quả này phần cha. Bé còn đang phơi. Nguyễn Ngọc Ký Đây chiếc cối nhỏ Bé nặn thật tròn, Biếu bà đấy nhé, Giã trầu thêm ngon. II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Em bé nặn những gì? A. quả thị, quả na. C. con chuột B. chiếc cối D. Cả A,B,C 2. Bé nặn đồ chơi tặng cho những ai? A. bà và bố B. bà , mẹ và bố C. bố và mẹ 3. Bé nặn cho chú mèo cái gì? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- A. cá B. chuột C. kẹo 4. Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người nói lên điều gì? . . . III. Luyện tập: 5. Nối từ thích hợp vào ngôi nhà: đọc sách Từ chỉ đặc điểm nhặt rau xanh non nhỏ nhắn quét nhà tập đọc đỏ chót xinh xắn 6. Xếp các từ sau đây vào ô thích hợp: giơ tay, mơn mởn, xanh lá, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, vàng tươi, tròn xoe Các từ chỉ hoạt động: Các từ chỉ đặc điểm 7. Dùng các từ chỉ đặc điểm ở bài 6 đặt câu theo mẫu sau: Ai ( cái gì , con gì) thế nào ? Đôi mắt bé tròn xoe. 8. Em hãy viết 2-3 câu giới thiệu về chiếc cặp sách hằng ngày theo em đến trường. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 12 I. Luyện đọc văn bản sau: CÔ GIÁO LỚP EM Sáng nào em đến lớp Những lời cô giáo giảng Cũng thấy cô đến rồi Ấm trang vở thơm tho Đáp lời “Chào cô ạ!" Yêu thương em ngắm mãi Cô mỉm cười thật tươi. Những điểm mười cô cho. Nguyễn Xuân Sanh Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài. II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Mỗi ngày đến lớp, bạn nhỏ đã gặp ai đến trước? A. cô giáo B. các bạn C. bác lao công 2. Cô giáo đã dạy các bạn làm gì? A. tập đọc B. tập viết C. kể chuyện 3. Khi bạn nhỏ chào cô, cô đáp lại bằng cách: A. chào lại bạn nhỏ B. gật đầu C. mỉm cười thật tươi BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- 4. Hãy viết 2 đến 3 việc em sẽ rèn luyện để khiến cô giáo vui lòng. . . . . III. Luyện tập: 5.Tìm các cặp từ phù hợp với hình vẽ 6. Em hãy lập danh sách 10 bạn trong tổ em: DANH SÁCH TỔ . (1) (6) (2) (7) (3) (8) (4) (9) (5) (10) 7. Viết vào phiếu những điều em muốn chia sẻ về một bài thơ về cô giáo em đã đọc. Tên bài thơ : Tác giả Từ ngữ hay . . . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 13 A. Đọc – hiểu KHI TRANG SÁCH MỞ RA Khi trang sách mở ra Trong trang sách có biển Khoảng trời xa xích lại Em thấy những cánh buồm Bắt đầu là cỏ dại T hứ Trong trang sách có rừng đến là cánh chim Sau Với bao nhiêu là gió. nữa là trẻ con Cuối cùng là người lớn. Trang sách không nói được Sao em nghe điều gì Trang sách còn có lửa Dạt dào như sóng vỗ Mà giấy chẳng chảy đâu Một chân trời đang đi. Trang sách có độ sâu (Nguyễn Nhật Ánh). Mà giấy không hề ướt. I. Đọc thâm văn bản sau: II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Sắp xếp các từ sau theo thứ tự xuất hiện ở khổ thơ đầu. A. Cánh chim B. Cỏ dại C. Người lớn D. Trẻ con 2. Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong trang sách? A. Lửa, biển, ao sâu, gió, mây B. Trái đất, chim chóc, rừng, biển. C. Biển, cánh buồm, gió, rừng, lửa, ao sâu. 3. Những tiếng có vần giống nhau ở khổ thơ thơ cuối là : A. Trang , vàng B. Trang - đang C. Được - trang BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- 4. Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì ? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy? . . III. Luyện tập: Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm: - Lên thác xuống ềnh - Áo ấm đi đêm - an cóc tía - .i lòng tạc dạ - Nhiễu điều phủ lấy giá .ương Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ: a. (au/ âu) r muống.; con tr .; l nhà ; đoàn t ; thi đ b. (ac/ăc): rang l .; b cầu; m áo.; đánh gi Bài 3. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp: Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Mái tóc bà ửng hồng Đôi mắt long lanh Hai má bạc trắng Bài 4. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy. b. chăm ngoan: . Bài 5. Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về: a. Hoa sen : BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- b. Con ong : c. Con mèo: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 14 A. Đọc – hiểu MỘT GIỜ HỌC Thủy giáo nói: “Chúng ta cần học cách giao tiếp tự tin. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.”. Quang được mời lên nói đầu tiên. Cậu lúng túng, đỏ mặt. Quang cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì dễ, nhưng nói trước cả lớp thì sao mà khó thế. Thầy bảo: “Sáng nay ngủ dậy, em đã làm gì ? Em cố nhớ xem.". Quang ngập ngừng, vừa nói vừa gãi đầu: “Em ". Thầy giáo nhắc: “Rổi gì nữa?. Quang lại gãi đầu: “A Ờ Em ngủ dậy”. Và cậu nói tiếp: “Rồi Ở ”. | Thầy giáo mỉm cười, kiên nhẫn nghe Quang nói, Thầy bảo: “Thế là được rồi đấy!”. Nhưng Quang chưa chịu về chỗ. Bỗng câu nói to: “Rồi sau đó Ở à ". Quang thở mạnh một hơi rồi nói tiếp: “Mẹ ở bảo: Con đánh răng đi. Thế là em định răng.”. Thầy giáo vỗ tay. Cả lớp vỗ tay theo. Cuối cùng, Quang nói với giọng rất tự tin: “Sau đó bố đưa em đi học.”. Thầy giāo vỗ tay. Các bạn vỗ tay theo. Quang cũng vỗ tay. Cả lớp tràn ngập tiếng vỗ tay. (Phỏng theo Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ) I. Đọc thầm văn bản sau: II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì? A. Hát B. Thảo luận nhóm C. Nói về điều mình thích D. Ngồi chơi 2. Lúc đầu Quang thế nào ? A. Say sưa nói về điều mình thích B. Tự tin C. Lúng túng 3. Điều gì đã khiến Quang tự tin ? : A. Thầy giáo treo thưởng . B. Thầy và các bạn động viên, cổ vũ Quang C. Quang vốn đã luôn tự tin. 4. Em hãy viết về 2 điều em thích . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- . . III. Luyện tập: Bài 1. a) Điền ch/ tr thích hợp vào chỗ chấm: con âu .âu báu cây .e e chở nấu áo .ào mào b) ao hay au con d ch ngoan Bác Hồ ngôi s Bài 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau: - Thân tôi được bảo vệ bằng tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy. Bài 3. Ghi lại tên những món đồ chơi có trong hình dưới đây: Bài 4. Câu nào dưới đây thuộc câu kiểu Ai thế nào ? a. Đồ đạc là những người bạn của mỗi gia đình. b. Gia đình em rất quý trọng đồ đạc. c. Bố em đang sửa quạt. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 15 A. Đọc – hiểu I. Đọc thâm văn bản sau: CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi. Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên. Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với gì điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi còn cần nhờ đến các bạn B, C, D, D, E, Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé! (Theo Trần Hoài Dương) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? A. Đứng đầu B. Đứng giữa C. Đứng cuối 2. Chữ A mơ ước điều gì ? A. Được cô giáo khen. B. Tự mình làm ra một cuốn sách. C. Có thật nhiều tiền. 3. Chữ A nhận ra điều gì ? A. Một mình chữ A không thể nói được gì cả. . B. Chữ A có thể tự làm một cuốn sách. C. Chữ A là chữ tuyệt vời nhất 4. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? vì sao chúng ta cần chăm đọc sách ? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- . . III. Luyện tập: Bài 1. a) Điền g/gh thích hợp vào chỗ chấm: cô g . é thăm lúa .ạo b) ay hay ây máy b b ong thợ x c) an hay ang đ gà màu v buôn b Bài 2. Tô màu vào hình ảnh của đồ vật mọi người cần sử dụng vào mùa đông và viết tên bên dưới đồ vật đó: . . Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về: a. Cái cặp sách: b. Cái bàn chải đánh răng: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- c. Cái cốc nước: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 16 A. Đọc – hiểu I. Đọc thầm văn bản sau: BỮA TIỆC BA MƯƠI SÁU MÓN Trước hôm nghỉ Tết, cô Dung nói với cả lớp: “Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới. Mỗi em hãy mang tới lớp một món đãi bạn." Bạn Hưng góp kẹo trái cây. Bạn Nhung góp những trái vú sữa tròn vo căng mọng hái từ vườn nhà. Bạn Hương góp mứt dừa làm cùng bà ngoại. Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có bánh da lợn ướt, lại có bánh lỗ tai heo khô cong, giòn rụm. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo. Còn những miếng dưa hấu mới xẻ thì cong vút như cái miệng rộng cười hết cỡ. Khó mà kể hết các món ngon trong một bữa tiệc lớn như vậy. Bữa tiệc của ba mươi lăm bạn lớp 2B có đến ba mươi sáu món. Món nào cũng ngon và lạ. Chưa kịp biết hết tên thì đã hết sạch! Theo Trần Quốc Toàn II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Tên những bạn nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn văn? A. Hưng B. Nhung C. Hương D. Cả 3 đáp án trên. 2. Món mứt dừa trong đoạn văn do ai làm? A. Bạn Hương B. Bà ngoại bạn Hương C. Bạn Hương và bà ngoại. 3. Món ăn nào khi xẻ ra trông giống như “những chiếc miệng rộng cười hết cỡ”? A. hạt dưa B. bánh da lợn C. dưa hấu D. vú sữa 4. Theo em, vì sao lớp 2B có 35 bạn mà lại có đến 36 món ăn? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: Bài 1. a. Điền r hoặc d òng sông ộng mênh mông, bốn mùa .ạt ào sóng nước. b) eo hay oeo - Con m kêu ng . ng . - Bố đ em trên chiếc xe máy đã cũ . d) ăc hay oắt - Vừa nhìn thấy chú công an, tên trộm đã quay ng đi hướng khác. - Chiếc áo mẹ may em m vừa như in. Bài 2. Viết từ ngữ chỉ hoạt động phù hợp với hình vẽ: Bài 3. Viết câu có từ chỉ nghề nghiệp theo tranh . Bài 4. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ ở đâu” trong câu sau. - Trên cành cây, nắng đang len lỏi đùa nghịch với tán lá. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- - Chúng tôi đá bóng trên bãi đất trống. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 17 I. Đọc Thâ m văn bản sau : A. Đọc – hiểu Cô giáo lớp em Những lời cô giáo giảng Sáng nào em đến lớp Ấm trang vở thơm tho Cũng thấy cô đến rồi Yêu thương em ngắm mãi Đáp lời “Chào cô ạ!” Những điểm mười cô cho. Cô mỉm cười thật tươi Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài Tác giả: Nguyễn Xuân Sanh II.Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Hàng ngày bạn nhỏ đến lớp thì ai đã luôn đến trước rồi ? A.Lớp trưởng B. Cô giáo C. Bạn cùng bàn 2. Khi bạn nhỏ chào cô giáo thì cô đã ứng xử lại thế nào ? A. Cô mỉm cười thật tươi. B. Cô tức giận C. Cô tặng kẹo cho bạn nhỏ. 3. Ở khổ thơ thứ 2, cô giáo đã dạy bạn nhỏ làm gì? A. Tập đọc. . B. Múa hát C. Tập viết 4. Em có yêu quý cô giáo của mình không ? vì sao ?
- . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: Bài 1. Điền vào chỗ chấm: a. s hoặc x ấm sét nhận ét .uất cơm .ách túi b) ng hay ngh con an. Suy ĩ lắng e c) uôt hay uôc hiệu th lạnh b l rau Bài 2. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: Công nhân, học sinh, viết bảng, nấu cơm, chủ tịch xã, bay , nhảy, ca hát , trông em, vận động viên, ông nội, quét nhà, dọn dẹp. Người Hoạt động . . . Bài 3. Viết câu kiểu Ai thế nào để nói về: a. Cái cặp sách: b. Cái bàn chải đánh răng: c. Cái cốc nước: Bài 4. Hãy viết những từ chỉ nghề nghiệp mà em biết : Bài 5. Viết vào chỗ chấm bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu trong câu sau: - ., các bạn học sinh đang chăm chú nghe giảng. - , những bông hồng đang tỏa ngát hương thơm. - Có tiếng các bạn đang nô đùa . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- - TIẾNG VIỆT - TUẦN 18 EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG Mẹ, mẹ ơi! em bé Hay bé theo cơn gió I. Đọ Từ đầu đến nhà ta Nằm cuộn tròn trong mây c Nụ cười như tia nắng Rồi biến thành giọt nưước thâ Bàn tay như nụ hoa Rơi xuống nhà mình đây? m Bước chân đi lẫm chẫm vă Tiếng cười vang sân nhà? Mỗi sáng em thức giấc n bả Là như thể mây, hoa n Hay bé từ sao xuống Hay Cùng nắng vàng biển rộng sa từ biển bước lên Hay bé Mang yêu thương vào nhà. u: trong quả nhãn Ông trồng (Minh Đăng) II. cạnh hàng hiên? Dự a và o bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bạn nhỏ đã hỏi mẹ điều gì ? A. Mẹ từ đâu đến B. Em bé từ đâu đến C.Ông từ đâu đến 2. Trong khổ thơ đầu, bạn nhỏ tả nụ cười em bé giống như gì ? A. Bông hoa. B. Ngôi sao C. Tia nắng 3. Ở khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ đoán em bé từ đâu đến ? A. Từ ngôi sao . B. Từ sao, biển C. Từ ngôi sao, biển, quả nhãn ông trồng. 4. Em có yêu quý em bé (anh/chị) ở nhà của em không ? vì sao ? . . III. Luyện tập: Bài 1. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- a) ch hay tr : cây e công úa ên dưới b) ôi hay uôi - Em năm nay lên 7 t - Rằm tháng bảy, mẹ làm bánh tr Bài 2. Em hãy viết 2 câu để giới thiệu về bố và mẹ em theo kiểu câu Ai là gì ? Bài 3. Viết câu theo mẫu Ai làm gì? để miêu tả hoạt động của mỗi người trong tranh dưới đây: . Bài 4. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào ô trống: - Cậu ta cầm bột gạo nếp và đi đến hiệu hàn Cậu ta ngồi ở cửa suốt cả một ngày, cuối cùng ông chủ hiệu hỏi: - Này cậu bé, cậu cho tôi chỗ bột nếp ấy nhé! - Chỗ bột này là cả gia tài của cháu, cháu không thể cho ông trừ khi ông đổi cho cháu một thứ gì đó - Thế cậu bán cho tôi được không - Không, cháu cũng không bán . Nhưng nếu ông cho cháu cái ấm kia thì cháu sẽ cho ông chỗ bột này (Theo Truyện cổ tích thế giới) BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- - TIẾNG VIỆT - TUẦN 19 MAI AN TIÊM Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đầy An Tiêm ra đảo hoang. Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo. Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo. Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả liền đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về. Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay. (Theo Nguyễn Đổng Chi I. Đọc thầm văn bản sau: II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Vì sao Mai An Tiêm lại bị đầy ra đảo hoang ? A. Bị vua cha hiểu lầm lời nói B. Hãm hại nhà vua. C. Vua cha ghét An Tiêm. 2. Vì sao Mai An Tiêm lại quyết định gieo thử hạt ? A. Vì rảnh rỗi B. Vì nghĩ thứ chim ăn được người cũng sẽ ăn được C. Vì thích dưa hấu. 3. Theo em, Mai An Tiêm là người như thế nào ? A. Lười biếng . B. Hỗn láo với vua C. Chăm chỉ, thông minh và có lòng hiếu thảo. 4. Tưởng tượng nếu có 1 ngày em bị đầy hoang đảo, em sẽ mang theo thứ gì ? vì sao ? . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyệntập: Bài 1. a) oe hay oeo : sức kh . ngoằn ngh b) ươu hay iêu: chim kh năng kh . Bài 2. Nối từ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng cho phù hợp: Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Bác lái xe say sưa bên giảng đường. Chị sinh viên đang đọc báo . Ông nội Chăm chú nhìn cung đường. Bài 3. Giải những câu đố về đồ dùng học tập sau: Cây suôn đuồn đuột Da tôi màu trắng Trong ruột đen thui Bạn cùng bảng đen Con nít lui cui Hãy cầm tôi lên Dẫm đầu đè xuống ! Tôi làm theo bạn. Là . Là . Bài 4. Viết 3 – 4 câu nói về 1 nơi thân quen của em: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 20 MÙA VÀNG Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời. Minh ríu rít bên mẹ: - Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ? - Đúng thế con ạ. - Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ? Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo: - Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy. Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy. -Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ? (Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ) I. Đọc thầm văn bản sau: II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm ? A. Quả hồng, cam B. quả hồng, na, hạt dẻ C. Hồng, na. 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì ? A. cày bừa B. cày bừa và gieo hạt C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc. 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa ? A. . Thời tiết B. Nước C. Công an 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không ? vì sao ? . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- . III. Luyện tập: Bài 1. Điền vào chỗ chấm a) ch hay tr : đôi .ân màu tr b) ong hay ông : cá b quả b Bài 2. Tìm và viết những từ ngữ nêu tên sự vật trong tranh: . . Bài 3. Hãy viết 3 câu theo mẫu Ai là gì để giới thiệu về sự vật em vừa tìm được ở bài 2. Bài 4. Viết tên 2 địa danh ở quê em đúng quy định về viết hoa. Bài 5. Em hãy đặt dấu phẩy vào vị trí phù hợp trong đoạn sau. Trong sân trường thư viện xanh nằm dưới vòm cây rợp mát. Giờ ra chơi chúng em chạy ùa đến đây để gặp lại những người bạn bước ra từ trang sách. Sách báo được đặt trong những chiếc túi vải hộp thư sơn màu bắt mắt. Có rất nhiều loại sách hay và đẹp để chúng em chọn đọc như: Truyện cổ tích những câu hỏi vì sao vũ trụ kì thú BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 21 SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông. Gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em: Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích: -Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì: Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ. Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phủi chiếc quạt. Lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội. (Theo Trần Mạnh Hùng) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Khi lũ đâng cao, chị Nết đã đưa Na đi tránh lũ bằng cách nào ? A. Đi xe đạp B. Dắt tay nhau chạy C. Cõng em. 2. Bàn chân của Nết bị sao khi cõng em chạy lũ ? A. Bong móng chân B. Ngày càng săn chắc C. Chảy máu 3. Hoa tỉ muội có điều gì đặc biệt ? A. . Bông hoa lớn che chở cho bông hoa bé B.Mọc riêng lẻC. Có nhiều màu. 4. Vì sao dân làng lại gọi hoa đó là hoa tỉ muội ? . III. Luyện tập: Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ: a. (lạ/nạ) kì , mặt , người , ùng BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- b. (lo/no) lắng, nê, . âu, ấm Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu: (lạnh buốt , nóng nực , đua nở ,mát mẻ, cốm, cơn mưa phùn, du lịch) Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến .Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió , với hương mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió Bài 3. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi người, mỗi vật trong hình: Bài 4. Khoanh tròn trước kiểu câu Ai thế nào trong những câu sau: a) Bố em dậy sớm tập thể dục. b) Hoa tỉ muội tươi hồng trong nắng sớm. c) Chăm chỉ là đức tính mỗi chúng ta cần rèn luyện. Bài 5. Nói lời đáp trong những trương hợp sau. a) – Cậu đến dự sinh nhật của mình vào tối mai nhé ! - b) – Cháu thật là một cô bé ngoan ngoãn, đáng yêu đấy ! BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 22 TRÍCH ĐOẠN CHUYỆN BỐN MÙA Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn đào. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng: – Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý Xuân cả. Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng: – Nếu không có những tia nắng ấm áp của nàng Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm cây trái trĩu nặng Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà chúa Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ nói chuyện: – Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được. Cháu có công ấp ủ mầm sống để Xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu ai cũng đều có ích, ai cũng đều đáng yêu Theo Truyện cổ tích Việt Nam II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Vì sao Đông cho rằng Xuân là người sung sướng nhất ? A. Vì Xuân xinh đẹp B. Vì Xuân có nhiều tiền bạc. C. Vì Xuân có nhiều người yêu mến. 2. Xuân đã khen Hạ điều gì ? A. Nóng bức B. Nhờ Hạ mà cây trái trĩu quả C. Học sinh được nghỉ hè 3. Bà chúa Đất đã nói ai là gười có nhiều lợi ích nhất ? A. . Xuân B.Xuân và HạC. Cả 4 mùa đều có lợi ích tốt đẹp. 4. Em thích mùa nào nhất trong năm ? vì sao? . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ: a. (lạ/nạ) kì , mặt , người , ùng Bài 2. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của mỗi con vật trong hình: . Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống. Loài chim em yêu thích là chim bồ câu Đó là loài chim tượng trưng cho hòa bình Ngày xưa họ dùng bồ câu để đưa thư Chúng ưa sạch sẽ chuồng đẹp Chúng ăn thóc và hạt dưa Chim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây đậmđen trắng Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu đôi mắt tròn xoe bộ lông mượt mà Bài 4. Viết 3 -4 câu kiểu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? để nói về: Gà trống: Chú khỉ : . . Bài 5. Hãy viết 2 câu trong đó có dùng ít nhất 2 dấu chấm, 2 dấu phẩy. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 23 A. Đọc – hiểu HỌA SĨ HƯƠU Hươu cao cổ là một họa sĩ nổi tiếng trong rừng. Mỗi bức tranh của nó đều vẽ rất đẹp. Một hôm, Hươu cao cổ cầm một chiếc bút vẽ đặc biệt, kiễng chân, ngẩng đầu, vẽ mây trắng trên trời thành màu đen kịt, đen hơn cả mây đen. Sau đó, nó lại vẽ ngọn núi xanh ngắt, rồi tô màu xám, tất cả là cây đều được tổ màu vàng khô, giống như những chiếc lá vàng bị gió mùa thu thổi xuống Những bức tranh khiến các bạn động vật không vui tẹo nào. Thế là họa sĩ Hươu cao cổ rửa sạch cây bút vẽ, vẽ mây trên trời màu trắng xốp, những dãy núi màu xanh ngắt, lá cây màu xanh non, tất cả sáng bừng trở lại, tràn đầy sức sống Sau khi họa sĩ Hươu cao cổ vẽ rất nhiều bức tranh đẹp, nó mở một cuộc triển lãm trong rừng với chủ đề là: “Để thiên nhiên đẹp hơn!". Rất nhiều các bạn nhỏ đến tham gia buổi triển lãm, Thỏ con, Nhím con và Sóc con cũng đến. Chúng vừa ngắm tranh, vừa hết lời ca ngợi: Họa sĩ Hươu cao cổ đông là một họa sĩ thực thụ trong khu rừng của chúng ta!" (Sưu tầm) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Hươu cao cổ làm nghề gì? A. Ca sĩ B. Nhà thơ C. Họa sĩ 2. Cuộc triển lãm của Hươu cao cổ tên là gì? A. “Cuộc triển lãm rừng xanh” B. “Để thiên nhiên đẹp hơn” C. “Những bức tranh tươi đẹp” 3. Những ai đã tới tham dự cuộc triển lãm của Hươu cao cổ? A. Các bạn nhỏ động vật ở trong rừng. B. Các bạn nhỏ động vật ở vườn thú. C. Các bạn nhỏ loài người. 4. Vì sao bức tranh đầu tiên của Hươu cao cổ lại làm các bạn động vật không vui tẹo nào? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: Bài 1. Điền vào chỗ chấm a) ua hay ươ : Voi h vòi m thu Bà đi lễ ch b) ên hay ênh : Cao l kh Ốc s Mũi t Bài 2. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên. biển xe máy tủ lạnh túi ni-lông rừng dòng sông Bài 3. Nói lời đáp đồng ý, không đồng ý trong những trường hợp sau. a) - Cậu giảng bài cho tớ phần này được không ? - b) - Hôm nay, chúng mình thử trốn học đi chơi nhé. Bài 4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 4 - 5 câu để nói về 1 mùa mà em yêu thích. Bài 5. Viết tiếp để hoàn thành câu theo kiểu câu Ai thế nào : a. Bạn cùng bàn của em b. Quê hương em BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- c. Cô giáo em BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TIẾNG VIỆT - TUẦN 24 I. Đọc thầm văn bản sau: RÙA CON TÌM NHÀ Có một chú rùa con, vừa mới nở được mấy ngày đã vội vàng đi tìm nhà của mình. Thấy tổ ong trên cây, tưởng đó là nhà của mình, Rùa Con vươn cổ lên hỏi: "Có phải nhà của tôi đây không?". Nhưng đàn ong bay túa ra làm Rùa Con sợ quá, thụt cổ vào nằm im như chết. Sau đó Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, Rùa Con định chui vào thì một chú chuột ngăn lại: "Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của bạn đâu, Rùa ạ". Trông thấy dòng sông nhỏ, Rùa nghĩ: "Có lẽ nhà mình ở dưới nước". Thế là Rùa nhảy xuống sông. Bơi được một quãng ngắn, Rùa con đã mệt đứt cả hơi, đành bò lên bờ. Gặp ốc sên, Rùa lại hỏi: "Bạn có biết nhà tớ ở đâu không?" Ốc sên trả lời: "Ôi! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng mình mà xem". Bấy giờ Rùa con mới quay đầu nhìn lại cái mai của mình. Rồi vừa tủm tỉm cười vừa nói với ốc sên: "Cảm ơn bạn nhé! Nhờ có bạn mà tớ đã tìm được nhà của mình rồi". (Theo lời kể của Thanh Mai) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là: A. biển B. tổ ong C. hang chuột D. sông 2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà? A. Ong B. Chuột C. Cá D. Ốc Sên 3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên? A.1 B.2 C.3 D.4 4. Hãy thử nghĩ xem nhà của rùa con ở đâu? III. Luyện tập: Bài 1. Điền vào chỗ chấm BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- a) ao hay oa : cái ph gọi l nấu ch b) ch hay tr : .ăm sóc chiến con ch c) inh hay ich : K khí cầu lợi x đẹp Bài 2. Gạch một gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật, hai gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm trong khổ thơ sau: Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất. Bài 3. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau: Phong đi học về[ ]Thấy em rất vui, mẹ hỏi: - Hôm nay con được điểm tốt à[ ] Vâng[ ]Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long[ ]Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được thầy khen như thế [ ] Mẹ ngạc nhiên: - Sao con nhìn bài của bạn[ ] - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! Bài 4. Em hãy viết 3 – 5 câu nói về tình cảm của em với một người mà em yêu quý có sử dụng câu Ai thế nào ? Bài 5: Nối sự vật bên trái với từ chỉ đặc điểm ở cột bên phải để tạo câu Ai thế nào ? Cái bút chì thơm mùi mực in. Quyển sách mới rộng bao la. Cánh đồng thuôn dài, thẳng tắp. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 25 I. Luyện đọc văn bản sau: QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT Trong giấc mơ, Nguyên thấy mình và Thảo tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ trên đỉnh núi. Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời. Đám mây thức dậy, đưa hai bạn lên tận trời xanh. Xung quanh hai bạn là những đám mây nhiều sắc màu. Gần đó, cầu vồng lung linh, rực rỡ. Cả hai reo lên, thích thú: - Ôi! Đẹp quá! Được một lúc, Thảo nói: -Ồ, trên này chẳng thú vị như mình tưởng. Tớ thích cánh đồng lúa vàng dưới kia hơn. Nguyên tiếp lời: - Dưới ấy, biển xanh mênh mông. Tớ muốn nghe tiếng sóng vỗ êm êm như tiếng hát. Thảo sụt sùi: - Ôi, tớ đói! Tớ thèm bữa cơm chiều mẹ nấu quá! Cả hai nhìn nhau, lo lắng: - Làm sao bây giờ? Đám mây đã bay đi mất rồi! May sao, chị gió tốt bụng đi ngang qua. Nghe câu chuyện, chị liền nhờ đại bàng cõng hai bạn về lại quê nhà. Về đến nơi, cả Thảo và Nguyên cùng nói: - Chỉ có quê mình là đẹp nhất! Võ Thu Hương II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Nguyên và Thảo tình cờ gặp đám mây ở đâu? A. trên đỉnh núi B. trong giấc mơ C. trên trời 2. Đám mây đưa hai bạn đi đâu đâu? A. bay lên trời xanh B. bay đến đồng lúa vàng C. bay lên đỉnh núi 3. Giấc mơ là của ai? A. của chị Gió B. của Nguyên và Thảo C. của đám mây 4. Vì sao hai bạn không muốn ở trên bầu trời nữa? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau: Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời. 6. Điền r/d/gi thích hợp vào chỗ chấm: - Rút ây động rừng. - Dây mơ .ễ má. - ấy trắng mực đen. - eo gió gặt bão. - ương đông kích tây. - ãi nắng ầm mưa. 7. Khổ thơ sau có một số tên riêng địa lí chưa viết hoa đúng quy tắc, em hãy gạch chân những từ đó và sửa lại cho đúng: Hà Nội có hồ gươm Mấy năm giặc bắn phá . Nước xanh như pha mực Ba đình vẫn xanh cây . Bên hồ ngọn tháp bút Trăng vàng chùa Một Cột . Viết thơ lên trời cao. Phủ tây hồ hoa bay . 8. Viết tên những sự vật thường có ở quê hương dựa vào tranh: . . 9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than thích hợp vào [ ]: Nhìn người đàn ông đi vào ngõ, Vân chợt nhận ra bố, nó reo lên: – A, bố về [ ] Các em ra đi, bố về này [ ] Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra [ ] Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 26 I. Luyện đọc văn bản sau: SÔNG HƯƠNG Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm. Theo Đất nước ngàn năm II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Sông Hương được so sánh với: A. một bức tranh phong cảnh B. một bức tranh màu xanh C. một bức tranh lụa màu hồng D. một bức tranh lung linh dát vàng 2. Những sự vật nào ở bên bờ sông Hương có màu xanh non? A. bầu trời B. lá cây C. bãi ngô D. thảm cỏ 3. Đối với Huế, sông Hương là: A. Một đặc ân của thiên nhiên B. Một dải lụa đào ửng hồng C. Một đường trắng lung linh dát vàng 4. Vì sao khi mùa hè tới sông Hương lại trở thành một “dải lụa đào ửng hồng cả phố phường”? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: 5. Xếp những từ in đậm trong câu sau vào bảng cho thích hợp: Dừng chân ngắm cảnh sông Hương ta sẽ thấy: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Từ chỉ sự vật Từ chỉ đặc điểm 6. Điền iu/iêu hoặc an/ang thích hợp vào chỗ chấm: a. iu/iêu b. an/ang - ch . đãi chắt ch l .tỏa chói ch - d dàng kì d âm v . hòn th 7. Gạch dưới những từ ngữ chỉ quê hương có trong khổ thơ: Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đêm khua nước ven sông 8. Đặt câu 2 để tả về cảnh đẹp trong tranh: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 27 I. Luyện đọc văn bản sau: MỘT NGÀY Ở VƯỜN QUỐC GIA Nhà tôi ở cạnh vườn quốc gia. Ba tôi là một tình nguyện viên của Trung tâm Bảo tồn voi. Chủ nhật, ba chở mía, dừa, chuối, gạo vào khu bảo tồn. Tôi được ba cho đi cùng. Sau cơn mưa đầu mùa, suối chảy rì rầm, cây cỏ xanh tươi. Thỉnh thoảng có những đàn bướm rập rờn ven đường. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đến nơi. Ba cùng các cô chú ở khu bảo tồn nhanh chóng chuyển đồ vào nhà kho. Rồi ba cầm một bình sữa to đến chỗ chú voi con. Nhìn thấy ba, nó mừng rỡ chạy tới. Cặp mắt nhỏ sáng lên. Hai cái tai to như hai cái quạt luôn ve vẩy. Nó há miệng chờ ba cho uống sữa. Nó vừa uống, vừa đưa cái vòi dài hôn lên tay ba. Vẻ mặt nó hớn hở, trông thật đáng yêu. Lúc tôi và ba ra về, chú voi con huơ vòi như để chào tạm biệt. Tôi mong chủ nhật sau lại được cùng ba đến nơi này. Nguyễn Ả Khiên II. Đọc – hiểu: Dựa vào bài đọc trên, khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Ba bạn nhỏ làm tình nguyện viên ở đâu? A. Vườn quốc gia B. Trung tâm Bảo tồn voi C. Vườn thú 2. Ba mang thứ gì đến chỗ chú voi con? A. Mía B. Dừa C. Gạo D. Sữa 3. Hai cái tai của chú voi con được so sánh như? A. hai cánh bướm rập rờn B. hai cái lá cọ C. hai cái quạt 4. Theo em, việc làm của ba bạn nhỏ và các cô chú tình nguyện viên nói lên điều gì? . . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập: 5. Tìm trong bài đọc trên và viết lại: - 5 từ chỉ sự vật: - 5 từ chỉ hoạt động: - 3 từ chỉ đặc điểm: . 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?” a. chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy. b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để c. Bạn Lan trông em để d. trời rét cóng tay. 7. Điền vào chỗ chấm: a. s/x b. iên/iêng nhân .âm .ao .uyến cá ch tr đê thổi áo quả im cá k b . biếc 8. Đặt câu để phân biệt cặp từ “dày – giày” - dày: . - giày: 9. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm: Hai đứa nhỏ trong nhà chạy ra [ ]Chúng ríu rít vây quanh bố và bi bô nói chuyện: - Bố có mua quà cho con không ạ [ ] - Có, bố có quà cho các con đây [ ] Bỗng cu Hùng hét toáng lên : - Ôi con rắn [ ] Con rắn to quá [ ] Nó có cắn con không hả bố [ ] – Không, đó là con rắn giả đấy [ ] bố mua cho Hùng để Hùng chơi [ ] BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 28 I. Luyện đọc văn bản sau: QUẢ TÁO CỦA BÁC HỒ Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Có một câu chuyện mà cho đến ngày nay nhân dân và thiếu nhi Pháp vẫn còn nhắc nhở với tất cả tấm lòng trìu mến, cảm phục. Đó là câu chuyện quả táo. Hôm ấy, tòa thị chính Pa-ri mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người ra phòng lớn uống nước, nói chuyện. Bác vui vẻ đứng dậy và cầm một quả táo đem theo. Nhiều người ngạc nhiên, nhiều con mắt tò mò chú ý. Tại sao vị khách quý như Bác lúc ăn tiệc xong lại còn lấy quả táo đem theo. Nhiều người chú ý xem Bác sẽ làm gì Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em gái nhỏ lên hôn và đưa cho một quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước cử chỉ yêu thương của Bác. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” được các báo đang lên trang nhất. Các báo chí còn kể lại rằng: Em bé gái sau khi nhận quả táo thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà em để quả táo lên bàn học. Cha mẹ bảo: “con ăn đi, kẻo để lâu sẽ hỏng không ăn được”. Nhưng em nhất định không ăn. Em nói: “Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu để làm kỷ niệm”. (Phỏng theo truyện Quả táo của Bác Hồ, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Câu chuyện quả táo là câu chuyện về ai? A. về nước Pháp B. về nhân dân và thiếu nhi nước Pháp C. về Bác Hồ 2. Ai là người đã nhận được quả táo của Bác Hồ? A. Một người tham dự tiệc ở tòa thị chính Pa-ri. B. một bé gái nhỏ C. một bé trai nhỏ 3. Bạn nhỏ đã làm gì sau khi nhận được quả táo từ tay Bác? A. Giữ khư khư trong tay B. Để quả táo lên bàn học C. Giữ thật lâu làm kỷ niệm 4. Em thích hình ảnh nào ở câu chuyện trên nhất? Vì sao? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập 5. Gạch dưới các từ ngữ thuộc chủ điểm Bác Hồ trong các từ ngữ dưới đây : công nhân, nông dân, bộ đội, nhà sàn, ao cá, chòm râu, mái tóc bạc, vầng trán cao, đôi mắt sáng, đôi dép cao su, nhà máy, bệnh viện, trường học, cây vú sữa, quần áo ka-ki, đơn sơ, giản dị, đạm bạc, hiền hậu. 6. Điền vào chỗ trống r, d hay gi? Bác ơi ù cách núi non Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa ặc kia muốn cắt sơn hà Mà miền Nam vẫn hướng a Bác Hồ, Hướng về sắc đỏ ngọn cờ Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau. 7. Đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ] Hồi cách mạng mới thành công[ ]Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng[ ]nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em[ ] Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu trong những ngày vui đó[ ]các em thường mặc đồng phục quần xanh [ ] sơ mi trắng đầu đội mũ ca lô[ ]Bác đứng nhìn các cháu rất lâu rất lâu[ ] (Theo 8. Viết câu: a. Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ: . b. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam: . BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 29 I. Luyện đọc văn bản sau: LÊN THĂM NHÀ BÁC Lên thăm nhà Bác hôm nay Trắng ngân hoa huệ, hương bay dịu hiền Tưởng trong truyện cổ cảnh tiên Nhà sàn mát mẻ kề bên mặt hồ. Từng đàn con chép, con rô Tăm lay bóng nắng, nhớ giờ Bác ra. Hàng rào dâm bụt, đơm hoa Ngõ vào gợi nhớ quê nhà Bác xưa. Bật đèn, đài nói sớm trưa Tưởng như trong bức rèm thưa Bác ngồi Hằng Phương II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Bác Hồ nuôi cá ở đâu? A. ở trong chậu cá cảnh. B. ở suối C. ở trong ao D. ở trong hồ 2. Những loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong đoạn thơ? A. hoa huệ B. hoa dâm bụt C. hoa nhài D. hoa lan 3. Trong đoạn thơ tác giả đã so sánh nhà Bác với: A. Truyện cổ tích B. Truyện ngụ ngôn C. Cảnh tiên 4. Hãy viết 2-3 câu thể hiện những điều em biết về quê hương của Bác Hồ: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập 5. Gạch dưới những từ ngữ chỉ Bác Hồ trong đoạn thơ sau: Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời (Tố Hữu) 6. Điền vào chỗ trống ưc hay ưt : t ´ giận th ´ khuya đ ´ tay s ´ khoẻ bút m d ´ khoát 7. Đặt câu theo mẫu “Ai làm gì?” phù hợp với mỗi tranh: Tranh 1 Tranh 2 Tranh 3 - Tranh 1: - Tranh 2: - Tranh 3: 8. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày nay, Bác tuy đã nhưng hình ảnh Bác mãi còn trong lòng mỗi người dân Việt Nam. (quan tâm, kính yêu, đi xa, in đậm) BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 30 I. Luyện đọc văn bản sau: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà. Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài. Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội. (Trung Sơn) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Miền nào ở nước ta có 2 mùa? A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam 2. Thủ đô nước ta là? A. Hà Nội B. Thành phố Hồ Chí Minh C. Đà Nẵng 3. Áo dài thường được mặc vào các dịp nào? A. Dịp lễ Tết B. Ngày nhà giáo Việt Nam C. Quốc khánh 4. Hãy tìm hiểu và viết lại ý nghĩa của lá cờ Tổ Quốc Việt Nam ta: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập 5. Ghi dưới các từ in đậm kí hiệu SV (nếu đó là từ chỉ sự vật), ĐĐ nếu đó là từ chỉ đặc điểm: Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. 6. Điền vào chỗ chấm iêu/ươu và thêm dấu thanh cho thích hợp: - Con lạc đà có cái b .rất to ở trên lưng. - Chim kh là giống chim siêng hót, dạn người, hót được nhiều giọng và giọng hót rất vang. - Bạn Mai lớp em có năng kh .ca hát nổi trội. - Em cùng bố mẹ đi mua quà b ông bà. 7. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy thích hợp vào [ ] trong đoạn văn sau và chép lại cho đúng chính tả: Mùa xuân [ ] cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim[ ] từ xa nhìn lại[ ]cây gạo sừng sừng như một tháp đèn khổng lồ[ ] hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. . . . 8. Viết lời an ủi, lời mời phù hợp với tình huống trong tranh sau: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- TUẦN 31 I. Luyện đọc văn bản sau: TRƯỜNG SA THÂN YÊU Mênh mông trời biển bao la Một vùng biển đảo thật là thân thương. Các anh ở đó biên cương Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng. Nối liền biển đảo xa xăm Trường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìn. Toàn dân gửi trọn niềm tin Để cho dân tộc bình yên tháng ngày. Hòa bình hạnh phúc vui thay Trường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh. Nguyễn Thị Loạt II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trường Sa là tên của: A. Một tỉnh thuộc nước ta B. Một quần đảo thuộc chủ quyền nước ta C. Một hòn đảo thuộc chủ quyền nước ta D. Vùng biển thuộc chủ quyền nước ta 2. Các anh ở biên cương cầm chắc tay súng để: A. nối liền biển đảo xa xăm B. để ngăn quân giặc xâm lăng, giúp dân tộc có cuộc sống bình yên C. để xây dựng biển đảo to đẹp hơn 3. Theo em, “các anh” được nhắc tới trong bài thơ là ai? A. Công an B. Bộ đội biên phòng C. Bộ đội hải quân 4. Hãy tìm hiểu và viết lại thông tin về quần đảo Trường Sa: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- III. Luyện tập 5. Tìm trong bài thơ trên và viết lại: - 5 từ chỉ sự vật: - 3 từ chỉ hoạt động: . 6. Điền vào chỗ chấm: a. Vần eo hay oe và thêm dấu thanh phù hợp: Dưới nắng vàng h Cánh phượng hồng kh sắc Lá r cùng tiếng ve Mở tròn x con mắt b. at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp:: thơm ng . bãi r cồn c lười nh 7. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào [ ] thích hợp: Mỗi sáng [ ]em đều nghe tiếng chim sâu ríu rít trên cành cây bên cạnh cửa sổ[ ]Chúng chuyền cành[ ] trò chuyện không ngớt [ ] Thỉnh thoảng[ ]có một chú bay vút lên cao rồi lại sà xuống như nói một điều gì đó với chim bạn [ ] Nắng đã lên cao [ ] cả đàn chim rủ nhau đi tìm mồi [ ] bắt sâu khắp khu vườn [ ] 8. Đặt 2-3 câu nói về hoạt động của sự vật có trong tranh: Câu 1: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Câu 2: Câu 3: TUẦN 32 I. Luyện đọc văn bản sau: CÂY NHÚT NHÁT Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. He hé mắt nhìn không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật. Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: hàng nghìn, hàng vạn những con chim đã bay ngang qua đây nhưng chưa có một con chim nào đẹp đến thế. Càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm tiếc. Không biết có bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại? Trần Hoài Dương II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Chú chim trong đoạn văn có màu gì? A. Màu xanh da trời B. Màu xanh dương C. Màu xanh biếc D. Màu xanh lá cây 2. Chú chim đã đậu trên cành cây nào? A. Cây xấu hổ B. Cây thanh mai C. Cây nhút nhát 3. Cây xấu hổ luyến tiếc điều gì? A. Nó chưa được ngắm chú chim xanh đủ nhiều. B. Nó chưa kịp nói chuyện với chú chim xanh C. Nó chưa được nhìn thấy chú chim xanh đẹp huyền diệu. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- 4. Hãy viết lời nhắn gửi của em tới cây xấu hổ? III. Luyện tập 5. Xếp các từ in đậm trong câu sau vào ô thích hợp trong bảng: Có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng không biết từ đâu tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động Từ chỉ đặc điểm 6. Sắp xếp các từ sau thành câu theo những cách khác nhau và viết lại: đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ 7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu?, Khi nào? trong các câu sau: a. Vào những đêm có trăng sao, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ. b. Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biến Trường Sa. c. Bên vệ đường, một chú bé đang say sưa thổi sáo. 8. Điền ch/tr thích hợp vào chỗ chấm: .ải đầu ải rộng ạm gác đụng ạm 9. Em sẽ nói gì khi thấy bạn hành động như trong mỗi tranh dưới đây: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- . . . . TUẦN 33 I. Luyện đọc văn bản sau: HỒ GƯƠM Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, đường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước. Nó như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không? NGÔ QUÂN MIỆN II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Trong đoạn văn, tác giả so sánh hồ Gươm với: A. Một chiếc gương tròn sáng long lanh. B. Một chiếc bầu dục nhỏ lấp lánh. C. Một chiếc gương bầu dục lớn. D. Một chiếc gương treo tường lớn. 2. Cầu Thê Húc dẫn vào đâu? A. Giữa hồ B. Đền Ngọc Sơn C. Tháp Rùa 3. Thanh kiếm được nhắc tới trong đoạn văn đã từng được dùng vào mục đích gì? A. Để trả lại cho Rùa thần. B. Để trao cho vua Lê. C. Để trao cho vua Lê, giúp vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- 4. Viết 2-3 câu kể về cảnh đẹp em thích nhất ở Hà Nội: . . . III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau: Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. 6. Đặt câu giới thiệu về môi trường sống của loài vật trong tranh theo mẫu: Mẫu: Sóc là loài vật sống trong rừng. 7. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả d/r/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng: Em yêu giòng kênh nhỏ Chảy dữa hai dặng cây Bên dì dào sóng lúa Gương nước in trời mây. 8. Điền vần iêc/iêt rồi thêm dấu thanh thích hợp vào chỗ chấm: mải m nuối t cá d rạp x tinh kh nước chảy x 9. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để có đoạn hoàn chỉnh: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- (bảo tồn, tuyệt chủng, bảo vệ môi trường) a. Hãy hành động để ngăn chặn nguy cơ của động vật hoang dã. b. Chúng ta cần có các biện pháp . trước khi chúng biến mất mãi mãi. c. Cùng lập kế hoạch để môi trường xanh, sạch, đẹp hơn. TUẦN 34 I. Luyện đọc văn bản sau: BÀI CA MÔI TRƯỜNG Mẹ! mẹ ơi cô dạy Giữ trong xanh nước biển Bài bảo vệ môi trường Cho không khí trong lành Mỗi khi đi tắm biển Cho mực, tôm, cá, ghẹ Phải nhớ mang áo phao. Phát triển và sinh sôi Cung Không làm ồn gây ào cấp cho con người Thức ăn Không vứt rác bừa bãi giàu dinh dưỡng. Đồng Vỏ bim bim bánh kẹo thời giúp phát triển Tiềm Vỏ bánh gói, ni lông. lực về giao thông Đường Các bé nhớ nghe không biển lại hàng không Tàu bè Phải bỏ vào thùng rác đi tấp nập Bỏ đúng nơi quy định Người du lịch, nghỉ mát Để bảo vệ môi trường. Cảm thấy rất vừa lòng Biển đẹp, nước lại trong. Có công của bé đấy Vì bé nhớ lời cô Biết bảo vệ môi trường. Nguyễn Thị Loạt II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Khi đi tắm biển, bé cần nhớ mang theo: A. Bim bim B. Bánh kẹo C. Kính bơi D. Áo phao 2. Vỏ bim bim, bánh kẹo, bánh gói, ni lông phải được bỏ vào đâu? A. gốc cây B. thùng rác C. túi quần, túi áo. 3. Loài vật nào sau đây được nhắc tới trong đoạn thơ? A. Mực B. Ốc C. Cua D. Sao biển 4. Tìm trong bài và viết lại lợi ích của biển mang lại cho con người: BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- 5. Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường: III. Luyện tập: 5. Tìm trong bài đọc và viết lại: a. 5 từ chỉ sự vật: . b. 5 từ chỉ hoạt động: 6. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường: phân loại rác trồng cây đi xe đạp dùng túi ni-lông chặt phá rừng nhặt rác 7. Viết câu nêu hoạt động của mỗi người trong tranh: 8. a. Điền vào chỗ chấm r/d/gi: Khắp ừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa. Vào ừng, Mèo cởi nút thắt bao, .ắc lúa mạch a xung quanh, ấu ây bẫy lẫn trong cỏ, ồi núp trong một bụi cây gần đó, nằm ình. (Theo Truyện cổ Grim) b. Đặt vào chữ in đậm dấu hỏi/ dấu ngã BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Làng tôi có luy tre xanh Có sông Tô Lịch chay quanh xóm làng Bên bờ vai nhan hai hàng, Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. TUẦN 35 I. Luyện đọc văn bản sau: ĐẦM SEN Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái hoa sen cho tổ. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền. Minh chợt nhớ đến ngày giỗ ông năm ngoái. Hôm đó có bà ngoại em sang chơi. Mẹ nấu chè hạt sen, bà ăn tấm tắc khen ngon mãi. Lúc bà về, mẹ lại biếu một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức. (Tập đọc lớp 2 - 1980) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Những bông sen trong đoạn văn có màu gì? A. Màu xanh B. Màu trắng C. Màu hồng D. Đáp án B và C đúng. 2. Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang làm gì? A. hái hoa sen B. bơi chiếc mủng đi tỉa hoa C. chăm sóc cho những bông sen 3. Bà bạn Minh đã tấm tắc khen món gì ngon? BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- A. chè hoa sen B. trà mạn ướp nhị sen C. chè hạt sen 4. Vì sao khi rẽ vào làng, bạn Minh đột nhiên cảm thấy khoan khoái dễ chịu? . . . III. Luyện tập: 5. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong câu: Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. 6. Tìm những từ ngữ có tiếng rương/dương/giương để phân biệt sự khác nhau giữa chúng: - rương: . - dương: . - giương: 7. Dựa vào bài đọc “Đầm sen”, tìm từ ngữ trả lời phù hợp cho từng câu hỏi: a. Minh chợt nhớ đến khi nào? b. Hương sen thơm mát ở đâu đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè. 8. Viết câu: a. Giới thiệu về cảnh đẹp em yêu thích nhất: b. Tả vẻ đẹp của quê hương em: c. Nêu hoạt động của em vào kì nghỉ hè: 9. Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau: Tùng đi học về[ ]Thấy em rất vui, bố hỏi: - Hôm nay con có chuyện gì vui à [ ] BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Họ và tên: ___ Lớp 2___ Trường Tiểu học ___ === Vâng[ ]Con được điểm cao nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Mai[ ]Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được cô khen như thế [ ] Bố ngạc nhiên: - Sao con nhìn bài của bạn[ ] - Nhưng cô giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! (Sưu tầm) BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO