Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS BA LÒNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học: 2018- 2019 Lớp: 6 Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) Họ và tên Ngày kiểm tra . .Ngày trả Điểm Lời phê của thầy, cô giáo bằng số bằng chữ ĐỀ CHẲN: Câu 1: (3 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khánh chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ. Câu 2: (4 điểm) Họ Khúc dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Câu 3: (3 điểm) Cho biết tình hình nước ta sau năm 937. Kế hoạch chuẩn bị đánh giặc của Ngô Quyền như thế nào? BÀI LÀM:
- TRƯỜNG THCS BA LÒNG BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 6 . Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) Họ và tên Ngày kiểm tra . .Ngày trả Điểm Lời phê của thầy, cô giáo bằng số bằng chữ ĐỀ LẼ: Câu1: (4điểm) Trình bày diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Câu 2: (3điểm) Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? Câu 3: (3điểm) Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. BÀI LÀM
- Hướng dẫn chấm Đề chẳn Câu 1:Trình bày diễn biến cuộc khánh chiến chống quân Nam Hán xâm lược của Dương Đình Nghệ?( 3điểm) - Năm 917, Khúc Hạo mất , con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. 0,5đ - Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Trùn Quốc. 0,5đ - Nhà Nam Hán thiết lập ách thống trị nước ta, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình. 0,5đ - năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm được Tống Bình. 0,5đ - Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan tác, tướng chỉ huy bị giết tại trận. 0,5đ - Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ. 0,5đ Câu 2: Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những việc gì để củng cố quyền tự chủ? (4 điểm) - Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu(Quảng Ninh-Hải Dương), sống khoan hòa, được mọi người mến phục. 0,5đ - Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ: + Từ cuối thế kỉ IX, nhà đường suy yếu bởi các cuộc khỡi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra (đỉnh cao là cuộc khỡi nghĩa Hoàng Sào). 0,5đ + Giữa năm905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức, lợi dụng cơ hội đó, được sự ùng hộ của nhân dân. 0,5đ + Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng Tiết Độ Sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. 0,5đ + Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong chức cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ ở An Nam đô hộ. 0,5đ - Những việc làm của họ Khúc: + Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907). Con trai là Khúc Hạo lên thay. 0,5đ + Họ Khúc đã xây dựng đất nước tự chủ: 1đ * Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi mọi việc đến tận xã. * Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc. * Lập lại sổ hộ khẩu Câu 3: Trình bày tình hình nước ta sau năm 937 và Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?(3điểm) - Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. 0,5đ - Được tn đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc. 0,5đ
- - Ngô Quyền: (898-944), người Đường Lâm- Sơn Tây-Hà Nội, cha là Ngô Mân. Là người có sức khỏe, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi 0,5đ - Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938 Nam Hán đưm quan sang xâm lược nước ta lần thứ hai. 0,5đ - Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. 0,5đ - Chuẩn bị cho trận chiến trên sông Bạch Đằng: Đóng xuống lòng sông ở những nơi hiểm yếu, gần cửa sông hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắ, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm 0,5đ Đề lẻ Câu 1. Trình bày những nét diễn biến chính, ý nghĩa của cuộc khỡi nghĩa Lý Bí ? (4 điểm) - Diễn biến: + Năm 542, khỡi nghĩa Lý Bí bùng nổ ở Thái Bình (bắc Tây Sơn), hào kiệt kắp nơi kéo về hưởng ứng. 0,5đ + Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Triì có Phạm Tu, ở Thái Bình cóTinh Thiều 0,5đ + Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiều Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 0,75đ + Tháng 4 năm 542 nhà Lương kéo quân tưg Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đan hs bại quân Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu. 0,75đ + Đầu năm 543 nhà Lương lại kéo quân sang lần thứ hai, ta chủ độn đánh bại chúng ở Hợp Phố và dành thắng lợi. 0,75đ - Ý nghĩa: + Khỡi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lập ra nước riêng, thể hiện tinh thần ý chí độc lập. 0,75đ Câu2: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?(3điểm) - Sauk hi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ. 1.5đ - Các lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xóa thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ cũ. 1.5đ Câu 3: Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938? (3điểm)
- - Diễn biến: + Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Thao chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. 0,5đ + Lúc này, nước triều đang dâng cao quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo quân qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. 0,5đ + Khi nước thủy triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quan Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn 0,5đ + Lưu Hoằng Thao bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng vủa Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. 0,5đ - Ý nghĩa: + Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc. 0,5đ + Khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc. 0,5đ