Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_co_da.pdf
Nội dung text: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐỀ SỐ 1 PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,0 điểm Đập đá ở Côn Lôn Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn. Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! Phan Châu Trinh - Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015 Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 2) Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc) 3) Nêu ý nghĩa của bài thơ. 4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này. II. PHẦN LÀM VĂN 8,0 điểm Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,0 điểm Câu Nội dung Điểm Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn 1 Lôn (Côn Đảo). 0,5 - HS có thể nêu hoặc không nêu cụ thể thời gian từ 1908 - 1910 cũng cho điểm tối đa (0,5 điểm). Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? 2 Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc 0,5 nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng 3 0,5 của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này: 4 Yêu cầu học sinh kể được 3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng 0,5 Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải. II. PHẦN LÀM VĂN: 8,0 điểm Câu Nội dung Điểm 2 Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt 8,0 Nam mà em yêu thích. * Yêu cầu: - HS vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí thức thực tế để viết bài văn thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích. - Học sinh có thể lựa chọn để thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà các em yêu thích. Trong quá trình chấm bài, gv cần chú ý cách vận dụng lý thuyết kết hợp với kiến thức thực tế của hs, khuyến khích sự sáng tạo - những bài hs sao chép lại bài mẫu đã có trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo không cho điểm cao. a. Mở bài: 1,0 - Giới thiệu khái quát về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt 0,5 Nam mà em yêu thích. - Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của hs (tạo ra một tình huống, 0,5 một khung cảnh để giới thiệu về loài hoa hoặc một loài cây gắn với khung cảnh ngày Tết cổ truyền của dân tộc ) b. Thân bài: Yêu cầu hs biết vận dụng các phương pháp thuyết minh 6,0 chủ yếu (nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, so sánh, phân loại, dùng số liệu ) để làm rõ về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết - Thuyết minh về hình dáng, màu sắc, hương thơm, vẻ đẹp của loài hoa 2,0 hoặc đặc điểm của một loài cây ngày Tết - Thuyết minh về cấu tạo, đặc điểm, tính chất nổi bật của loài hoa (hoặc 2,0 loài cây), sự phong phú về số lượng, về nơi thường trồng loài hoa (loài cây) - Giới thiệu các loài hoa (loài cây) ngày Tết cổ truyền của dân tộc tương 1,0 đồng (gần, cùng họ, cùng loài ), so sánh hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của loài hoa (loài cây) này với các loài hoa (loài cây) khác - Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa của loài hoa (loài cây) ngày 1,0 Tết đối với cuộc sống con người, với truyển thống văn hóa của vùng quê, hoặc của đất nước
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí c. Kết bài 1,0 - Học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm với loài hoa (hoặc loài cây) vừa 0,5 thuyết minh. - Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, 0,5 làm đẹp cảnh quan ở gia đình, nhà trường, ngoài xã hội III. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (Phần làm văn) Điểm 7 - 8: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, bài viết đảm bảo chính xác, gãy gọn, khúc chiết, sáng tỏ; diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 5 - 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn thuyết minh, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, bài viết có đôi chỗ chưa đảm bảo chính xác, gãy gọn; diễn đạt có thể chưa tốt, còn có chỗ lạc sang miêu tả, giải thích, mắc một số lỗi chính tả. Điểm 3 - 4: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, còn thiếu nhiều ý, nhiều chỗ lạc sang miêu tả, kể chuyện lan man; bài viết chưa có bố cục mạch lạc, chữ viết chưa đúng chính tả, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn thuyết minh, lạc đề sang miêu tả, kể chuyện lan man Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kỹ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày cả nội dung và hình thức trình bày, chữ viết, chính tả là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của hs. - Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài văn thuyết minh của học sinh. Không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây. - Khi cho điểm toàn bài, giáo viên cần xem xét cụ thể các yêu cầu này và có hướng khắc phục trong HK II với từng đối tượng học sinh. Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0; 4,5; 5,0; 5,5 . . . 9,0; 9,5; 10).
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐỀ SỐ 2 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 VĨNH TƯỜNG Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Hồi kí. D. Tiểu thuyết. Câu 2. Trong văn bản “Hai cây phong”, người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì? A. Nhà văn. B. Họa sĩ. C. Nhạc sĩ. D. Nhà báo. Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì? A. A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản B. B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản. C. C. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản D. D. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản. Câu 4. Câu văn “Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền” sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả hai cây phong? A. So sánh. B. Nói quá. C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ. II. Phần tự luận (8,0 điểm) Câu 5. Thế nào là câu ghép và cho một ví dụ cụ thể? Trình bày các cách nối vế câu ghép? Câu 6. Đọc văn bản “Lão Hạc” của Nam cao có ý kiến cho rằng: “Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con”. Em hãy chứng minh nhận xét trên.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Phần I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án C B D A Phần II. Tự luận. (8,0 điểm) Câu 5: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu. (0,5 điểm) Ví dụ: Sáng thứ hai, thầy cô giáo / họp giao ban còn học sinh / tập trung chào cờ. Trạng ngữ C1 V1 C2 V2 Ví dụ đúng được 0,5 điểm. Có hai cách nối các vế câu: - Dùng những từ có tác dụng nối, cụ thể: (0,5 điểm) + Nối bằng một quan hệ từ. + Nối bằng một cặp quan hệ từ. + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng) - Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phảy, dấu chấm phảy hoặc dấu hai chấm. (0,5 điểm) Câu 6: * Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng kiểu bài nghị luận: Chứng minh một nhận định văn học về một nhân vật văn học. - Bố cục rõ ràng gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, không sai câu, chính tả * Yêu cầu nội dung cụ thể: A. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu nhà văn Nam cao, nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 - 1945 với nhiều tác phẩm hay trong đó có truyện ngắn “Lão Hạc”. - Giới thiệu nhân vật lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Trích nhận định:“Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí tự trọng và rất mực yêu con”. B. Thân bài: (5,0 điểm) 1. Lão Hạc điển hình cho cuộc sống nghèo khổ của người nông dân: (2,0 điểm) - Lão sống nghèo khổ, cô đơn một mình với con chó Vàng. - Tài sản: Một túp lều, ba sào vườn, con chó. - Gia cảnh: Vợ chết sớm, con trai lão vì nghèo không cưới được vợ phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. - Hàng ngày lão cày thuê cuốc mướn kiếm sống, và muốn dành dụm tiền cho con. - Nhưng lão bị ốm một trận, ốm 2 tháng 18 ngày. Làng mất nghề sợi lão không kiếm được việc gì làm thêm; bão, mất mùa hoa màu không thu được gì; lão và con chó hàng ngày vẫn phai tiêu tốn ba hào gạo. Lão yêu quý con chó nhưng vì không thể nuôi nó thêm đành phải bán nhưng lão ăn năn, day dứt ân hận, đau khổ khi phải bán con chó. - Sau khi bán chó lão gửi ông giáo trông nom mảnh vườn sau này trao lại cho con; ba mươi đồng bạc để nhờ ông giáo đưa bà con hàng xóm lo liệu việc hậu sự cho lão. - Lão sống càng khổ hơn trước, kiếm được gì ăn nấy: Củ chuối, sung luộc, củ ráy, - Cuối cùng lão đã phải xin bả chó và chết đau đớn vật vã mấy tiếng đồng hồ. Cái chết của lão Hạc phản ánh sự cùng quẫn bế tắc của người nông dân Việt Nam trong xã hội đương thời, việc làm, cái đói, miếng ăn đã đè nặng lên đôi vai người nông dân. 2. Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu con. (3,0 điểm) * Lão Hạc sống trong sạch, giàu lòng tự trọng: (1,5 điểm) - Lão nghèo khổ nhưng làm ăn lương thiện, kiếm tiền bằng sức lao động của mình. - Lão từ chối ông giáo khi ông giáo ngấm ngầm giúp lão gần như là hách dịch. - Lão gửi tiền lo hậu sự vì không muốn làm phiền những người hàng xóm nghèo khổ như mình. - Lão yêu quý con chó nên khi bán nó đi lão ăn năn, day dứt ân hận, đau đớn và nghĩ mình đã lừa một con chó. - Lão đã tự chọn cho mình cái chết của một con chó bị lừa ăn phải bả để tự trừng phạt mình.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí * Lão Hạc rất yêu thương con và giàu đức hi sinh: (1,5 điểm) - Nhà nghèo lão không đủ tiền cưới vợ cho con, nên lão động viên con kiếm đám khác; luôn nhớ về con day dứt vì không lo được cho con đám cưới và tính toán cho con sau này khi nó trở về. - Tình yêu thương con lão gửi gắm qua tình cảm với con chó Vàng vì đó là kỉ vật của con trai lão để lại, lão quý chó như con cháu, trò chuyện đối xử với nó như với người, bán nó ăn năn day dứt ân hận. - Lão không bán mảnh vườn đi để sống mà dành lại cho con; trao gửi ông giáo trông nom cẩn thận trước khi chết. Sự hy sinh của lão âm thầm mà sâu sắc, cao thượng. C. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại cuộc đời và phẩm chất của lão Hạc. - Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm * Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý chung mang tính định hướng. Các giám khảo chấm cần linh hoạt. Cần chú ý khuyến khích những bài viết hiểu đề, có chất văn, diễn đạt tốt.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐỀ SỐ 3 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2016-2017 THỊ XÃ NINH HÒA Môn: NGỮ VĂN lớp 8 BẢN CHÍNH Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) 1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: - Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa ” a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy? b) Đoạn văn trên kể lại sự việc gì? 2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm? Câu 2: (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ ” (Theo Vũ Tú Nam - Biển đẹp) a) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên. b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu 3: (5,0 điểm) Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Câu Đáp án Điểm 1 1. a) Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”, trong tác phẩm 1,0 “Những ngày thơ ấu”, tác giả là Nguyên Hồng, thể loại hồi ký (được viết năm 1938), kể theo ngôi thứ nhất. - Mức tối đa: Thực hiện đúng 5 ý 1,0 - Mức chưa tối đa: Đúng 2 - 4 ý (mỗi ý: 0,25 điểm) 0,25 - 0,75 - Không đạt: Chỉ đúng 1 ý hoặc nhầm lẫn, không trình bày. 0 b) Đoạn trích trên kể lại sự việc: - Cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong vòng tay êm ái của mẹ. 1,0 - Những lời cay độc của bà cô đã bị xóa nhòa khi Hồng được nằm trong lòng mẹ. - Mức tối đa: Thực hiện đúng các ý, diễn đạt mạch lạc 1,0 - Mức chưa tối đa: Nêu đúng các ý nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc chỉ 0,25 - trình bày tốt 1 ý. 0,75 - Không đạt: Nêu lan man hoặc nhầm lẫn, không trình bày 0 2. Gợi ý: - Nguyên nhân sâu xa tác động tới tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá thường xuân (cô không biết đấy là chiếc lá được vẽ); nó chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, cố 1,0 bám lấy cuộc sống còn ngược lại, cô lại yếu đuối, buông xuôi. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng không chịu rụng đã thức tỉnh, khơi gợi sự sống trong tâm trí cô.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn. - Mức tối đa: Thực hiện đúng 2 ý và diễn đạt mạch lạc 1,0 - Mức chưa tối đa: Nêu đúng ý nhưng diễn đạt chưa tốt hoặc chỉ nêu 0,25 - chung chung 0,75 - Không đạt: Nêu lan man hoặc nhầm lẫn, không trình bày 0 2 a) Xác định đúng 4 câu ghép: - Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. - Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. 1,0 - Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. - Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. - Mức tối đa: Xác định đúng 4 câu ghép 1,0 - Mức chưa tối đa: Xác định đúng từ 1- 3 câu ghép 0,25 - 0,75 - Không đạt: Nhầm lẫn, không trình bày 0 b) Phân tích được cấu trúc và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế trong 4 câu ghép trên là quan hệ điều kiện - kết quả: - Trời // xanh thẳm, biển // cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. 1,0 - Trời // rải mây trắng nhạt, biển // mơ màng dịu hơi sương. - Trời // âm u mây mưa, biển // xám xịt nặng nề. - Trời // ầm ầm dông gió, biển // đục ngầu, giận dữ. - Mức tối đa: Phân tích và xác định đúng mối quan hệ điều kiện - kết 1,0 quả cả 4 câu - Mức chưa tối đa: Phân tích và xác định đúng mối quan hệ điều kiện 0,25 - - kết quả từ 1 - 3 câu 0,75
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Không đạt: Nhầm lẫn, không trình bày 0 3 1. Yêu cầu chung: - Dạng đề: Văn tự sự. - Nội dung trọng tâm: Nhập vai chị Dậu kể lại câu chuyện văn bản “Tức nước vỡ bờ”. - Kỹ năng: - Kể chuyện sáng tạo, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi) - Ngôn ngữ kể phù hợp với câu chuyện, có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. 2. Đáp án và biểu điểm: (Dàn bài gợi ý) a) Mở bài: Nhân vật tôi (chị Dậu) giới thiệu khái quát câu chuyện và 0,5 cảm xúc chung khi kể lại chuyện đó. - Mức tối đa: Thực hiện đúng yêu cầu, biết cách dẫn dắt, giới thiệu. 0,5 - Mức chưa tối đa: Nêu chung chung 0,25 - Không đạt: Nhầm lẫn, không trình bày. 0 b) Thân bài: b.1. Giới thiệu về bản thân mình và hoàn cảnh gia đình: - Chị Dậu tự giới thiệu về mình và hoàn cảnh gia đình mình: đến mùa sưu thuế nhưng không có tiền đóng sưu 0,5 - Anh Dậu bị đánh trói đến ngất xỉu, nhờ hàng xóm cứu giúp vừa tỉnh - Mức tối đa: Thực hiện đúng yêu cầu, biết cách dẫn dắt, giới thiệu. 0,5 - Mức chưa tối đa: Nêu chung chung đạt. 0,25 - Không đạt: Nhầm lẫn, không trình bày. 0 b.2 Diễn biến câu chuyện: * Quá trình tức nước: (các sự việc) - Bà lão hàng xóm giúp đỡ, nhắc nhở Chị Dậu nấu cháo chăm sóc 3,5 cho anh Dậu - Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng tiến vào, hằm hè, hung hăng đòi
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí nộp sưu Chị Dậu tha thiết van xin - Tên cai lệ vẫn cương quyết đòi bắt trói anh Dậu. Hắn đánh chị Dậu thô bạo và nhảy đến trói anh Dậu * Quá trình vỡ bờ: (các sự việc) - Chị Dậu không nhịn được nữa, phản kháng mạnh mẽ, ấn dúi tên cai lệ ra cửa làm hắn ngả chỏng quèo - Tên người nhà lí trưởng chực đánh, chị Dậu vật nhau với hắn và cuối cùng quật ngã được anh ta - Anh Dậu sợ hãi vừa run vừa kêu nhưng chị Dậu bảo sẵn sàng chấp nhận hậu quả - Mức tối đa: Biết cách dẫn dắt, lồng dẫn chứng chính xác, kể đúng trình tự sự việc kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí; kĩ năng 3,5 diễn đạt tốt. - Mức chưa tối đa: Chưa đạt yêu cầu về nội dung cần kể, diễn đạt 0,5 - 3,0 chưa tốt; hoặcviết chung chung, sơ sài. - Không đạt: Nhầm lẫn hòan toàn hoặc lạc đề, không trình bày. 0 c) Kết bài: - Cảm nghĩ của chị Dậu sau sự việc: Căm giận, uất ức bọn gian ác; tủi 0,5 cực cho hoàn cảnh của mình - Mức tối đa: Kết bài tốt. 0,5 - Mức chưa tối đa: Nêu chung chung, sơ sài 0,25 - Không đạt: Nhầm lẫn, không trình bày. 0 Lưu ý: - Nếu diễn đạt chưa tốt, bài viết chỉ đạt một nửa số điểm của từng phần; - Nếu sai ngôi kể, điểm tối đa cả bài không quá 2,0 điểm. - Đây chỉ là gợi ý, tùy theo bài làm của HS mà giáo viên linh hoạt, định điểm nhưng không vượt khung quy định.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐỀ SỐ 4 PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ Văn - lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “ Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc - Nam Cao) a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì? b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên? c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo? Câu 2: (2,0 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học? Câu 3: (5,0 điểm) Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Câu Nội dung Điểm - Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó 1,0 vàng mà lão yêu quý. - Các thán từ: Này, a. 0,5 1 - Các tình thái từ: ạ, à. 0,5 - Đặt câu: Vd: Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã 1,0 gởi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí * Đặc điểm - Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác 0,5 thực, hữu ích cho con người. - Văn bản thuyết minh được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ. 0,5 2 * Các phương pháp 1,0 - Nêu định nghĩa, giải thích - Phương pháp liệt kê - Phương pháp nêu ví dụ - Phương pháp dùng số liệu - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân loại, phân tích. ( Gv linh động cho điểm) - Mở bài: + Giới thiệu hoàn cảnh gia đình chị Dậu. 0,5 + Tình huống người kể sang nhà chị Dậu. 0,5 - Thân bài: - Diễn biến sự việc + Chị Dậu đang chăm sóc chồng 0,5 + Thái độ của tên cai lệ và tên người nhà lý trưởng khi mới đến, 0,5 Chị Dậu cầu xin ra sao 3 + Cao trào của sự việc (thái độ hung hãn của tên cai lệ, sự phản 1,5 ứng qua từng cách xưng hô của chị Dậu, hai bên lao vào ) + Kết quả sự việc qua lời khẳng định của chị Dậu 0,5 - Kết bài: + Ca ngợi hành động của chị Dậu vì thương chồng đã dũng cảm 0,5 đứng lên bảo vệ chồng. + Khẳng định ý nghĩa của quy luật có áp bức, có đấu tranh. 0,5 ( Gv linh động cho điểm)
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí ĐỀ SỐ 5 PHÒNG GD&ĐT ĐẤT ĐỎ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,0 điểm) Cho đoạn trích sau: “ Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ ” a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định. Câu 2: (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 dòng) thuyết phục một người thân của mình không hút thuốc lá. Câu 3: (2,0 điểm) a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép. b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: - Nếu thì - Càng càng Câu 4: (5,0 điểm) Thuyết minh về chiếc bàn học của em. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Câu Nội dung đáp án Điểm - Học sinh trả lời tên văn bản, tác giả, mỗi yêu cầu đúng đạt 0,25 0,5 Câu 1 điểm. Cụ thể: Tên văn bản: Ôn dịch, thuốc lá; tên tác giả: Nguyễn Khắc Viện. - Ý nghĩa: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại 0,5
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá. 1. Nội dung: 1,5 điểm * Học sinh viết đoạn văn đảm bảo thuyết phục một người thân trong gia đình không hút thuốc lá. * Các ý tham khảo: - Trình bày khái niệm thuốc lá 0,25 - Những chất độc hại có trong thuốc lá: Nicotine, các chất gây 0,25 kích thích, gây nghiện, gây cản trở quá trình vận chuyển oxi trong Câu 2 máu, gây ung thư. - Những tác hại của thuốc lá: Gây tổn thương da, nướu, răng, ảnh 0,5 hưởng đến tim, ung thư phổi - Gửi gắm thông điệp tuyên truyền không sử dụng thuốc lá. 0,5 2. Hình thức: 0,5 điểm - Giới hạn trong khoảng 8 - 10 dòng, nếu dư hoặc thiếu dòng, giáo viên cân nhắc trừ 0,25 điểm. - Căn cứ vào yêu cầu, tùy theo mức độ đạt được của bài làm mà giáo viên có thể định điểm sao cho hợp lí a) HS nêu cách nối các vế trong câu ghép Có hai cách nối các vế câu: - Dùng những từ có tác dụng nối: + Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ; 0,25 Câu 3 + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với 0,25 nhau (cặp từ hô ứng). - Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm 0,5 phẩy hoặc dấu hai chấm. b) Học sinh đặt chính xác 02 câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: 1,0 nếu thì ; càng càng , đạt 0,5 điểm cho mỗi câu
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí A. Yêu cầu chung: 1. Phương thức: Văn thuyết minh 2. Nội dung: Thuyết minh về chiếc bàn học của em B. Yêu cầu cụ thể: 1. Nội dung kiến thức: 1.1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc bàn học của em. 0,5 1.2. Thân bài: - Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc chiếc bàn học: Xuất hiện từ xa 0,25 xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học ra đời, theo thời gian trải qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình con người đã thiết kế Câu 4 ra được chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt của con người. - Trình bày các loại bàn học. 0,25 - Giới thiệu hình dáng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của bàn học. 1,0 - Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản chiếc bàn học. 1,5 1.3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về chiếc bàn học. 0,5 2. Hình thức: 1,0 - Bố cục rõ ràng, cân xứng, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. - Diễn đạt trôi chảy, rành mạch. - Biết sử dụng đặc điểm của văn bản thuyết minh. Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn, gợi ý, giáo viên cần vận dụng linh hoạt khi chấm bài của học sinh, khuyến khích những bài có tính sáng tạo.