Bộ đề trắc nghiệm cho học sinh liên môn - Môn Lịch sử THCS

docx 14 trang thaodu 5630
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề trắc nghiệm cho học sinh liên môn - Môn Lịch sử THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_trac_nghiem_cho_hoc_sinh_lien_mon_mon_lich_su_thcs.docx

Nội dung text: Bộ đề trắc nghiệm cho học sinh liên môn - Môn Lịch sử THCS

  1. BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM CHO HỌC SINH LIÊN MÔN Đề 1 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại: a. Các công tước, hầu tước. b. Các chủ nô Rô ma. c. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. d. Các tướng lĩnh quân sự. 2. Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại: a. Các tù binh. b. Nô lệ. c. Nông dân. d. b và c đúng. 3. Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc phát kiến địa lý? a. Do khát vọng muốn tìm những "Mảnh đất có vàng". b. Do yêu cầu phát triển của sản xuất. c. Do muốn tìm những con đường mới. d. Cả 3 cầu trên đều sai. 4. Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ: a. Thế kỉ III. b. Thế kỉ II. c. Thế kỉ III trước công nguyên. d. Thế kỉ II trước công nguyên. 5. Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của: a. Lào. b. Cam pu chia. c. Thái Lan. d. Mi-an-ma. 6. "Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời: a. Ngô. b. Đinh. c. Lý. d. Trần. 7. Lê Hoàn lên ngôi vua là do: a. Lật đổ được triều Đinh. b. Đánh bại được quân xâm lược Tống. c. Các tướng lĩnh và quân đội suy tôn lên. d. Cả 3 ý trên đều đúng. 8. Tại sao các nhà sư được trọng dụng? a. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
  2. b. Số người được đi học rất ít, chủ yếu là các nhà sư. c. Cả hai ý a và b đều đúng. d. Cả hai ý a và b đều sai. 9. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm: a. 1042. b. 1054. c. 1070. d. 1075. 10. Nhà Lý chủ động tấn công nhà Tống là để phòng vệ vì: a. Chỉ tấn công ở vùng biên giới. b. Chỉ tấn công thành Ung Châu. c. Chỉ tấn công những nới tập trung quân lương của nhà Tống. d. Cả 3 ý trên đều sai. 11. Nhà Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa khi đang ở thế thắng vì: a. Không muốn làm tổn thương danh dự nước láng giềng. b. Tính nhân đạo của Lý Thường Kiệt. c. Không muốn tiêu diệt toàn bộ quân thù khi chúng ở thế cùng lực kiệt. d. Cả 3 ý trên đều đúng. 12. Kinh đô Thăng Long chính thức hình thành: a. Năm 983 dưới thời Ngô. b. Năm 970 dưới thời Đinh. c. Năm 1010 dưới thời Lý Thái Tổ. d. Năm 1075 dưới thời Lý Thánh Tông. 13. Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển? a. Khuyến khích khai hoang. b. Chú ý thủy lợi. c. Tổ chức cày tịch điền. d. Cấm giết hại trâu bò. e. Tất cả các ý trên. 14. Chế độ Thái Thượng Hoàng được thực hiện vào thời: a. Tiền Lê. b. Thời Lý. c. Thời Trần. d. Thời Lê Sơ. 15. Cách đánh giặc xuyên suốt cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là: a. Tránh thế mạnh của giặc lúc đầu. b. Lập "vườn không nhà trống". c. Khi thời cơ đến thì phản công để giành thăng lợi. d. Cả 3 cách đánh trên.
  3. 86 CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN LỊCH SỬ LỚP 7 Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông B. Trung Quốc và các nước phương Đông C. Nhật Bản và các nước phương Đông D. Ấn Độ và các nước phương Tây Câu 2: Lần đầu tiên họ đã đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522, đó là đoàn thám hiểm nào? A. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien -Lan. B. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ. C. Đoàn thám hiểm của Va-xcơ đơ Ga ma D. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô. Câu 3: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển? A. B đi-a-xơ B. Va-xcôdơ Ga-ma C. Cô-lôm-bô D. Ph.Ma-gien-lan. Câu 4: Ai là người tìm ra châu Mĩ? A. Va-xcô đơ Ga-ma B. Cô-lôm-bô. C. Ph. Ma-gien-lan. D. Tất cả các nhà thám hiểm trên. Câu 5: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Tăng lữ quý tộc B. Công nhân, quý tộc C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc D. Thương nhân, quý tộc. Câu 6. Lãnh địa phong kiến là gì? A. Vùng đất rộng lớn của nông dân. B. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô 7. Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến? A. Trao đổi bằng hiện vật. B. Là nền kinh tế hàng hóa. C. Có sự trao đổi buôn bán. D. Không có sự trao đổi buôn bán
  4. 8. Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. 9. Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A.Trung Quốc và các nước phương Đông. B. Ấn Độ và các nước phương Đông. C.Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Ấn Độ và các nước phương Tây. 10. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A.Thương nhân, quí tộc. B. Công nhân, quí tộc. C.Tướng lĩnh quân sự, quí tộc. D. Tăng lữ, quí tộc. 11 Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản? A) Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn. B) Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản. C) Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp. D) Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất. 12.Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu? A)Thương nhân giầu có, chủ xưởng, chủ đồn điền. B) Địa chủ giàu có. C)Quí tộc, nông dân. D) Thợ thủ công nhỏ lẻ. 13. Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là: A)“Những người khổng lồ” B) “Những người thông minh”. C)“Những người vĩ đại”. D) “Những người xuất chúng”. 14. Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là : A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội. B)Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên. C)Phê phán Giáo hội, đề cao Khoa học tự nhiên. D)Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.
  5. 15.Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á? A. Nhà Tần. B. Nhà Minh. C. Nhà Đường. D. Nhà Thanh. 16. Đến thời Tống, người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì? A) Kĩ thuật luyện đồ kim loại. B) La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. C)Thuốc nhuộm thuốc in. D) Đóng tàu, chế tạo súng. 17.Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A.Vương triều Ấn Độ Mô- gôn. B. Vương triều Hồi giáo Đê-li. C. Vương triều Gúp-ta. D. Vương triều Hác-sa. 18.Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì? A) Đều là vương triều của người nước ngoài. B) Cùng theo đạo Hồi C) Cùng theo đạo Phật. D) Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì. 19. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác? A) Mùa khô tương đối lạnh, mát. B) Mùa mưa tương đối nóng. C) Gió mùa kèm theo mưa D) Khí hậu mát, ẩm. 20.Giữa thế kỉ XIX, nước nào giữ được độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây? A) Cam-pu-chia. B) Lào. C)Việt Nam. D) Thái Lan (Xiêm) 21.Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển? A) Nông nghiệp phát triển. B) Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc.
  6. C) Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới. D)Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới. 22.Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á ? A) Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo. B) Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ. C) Có nhiều đền, chùa đẹp. D) Có nhiều đền, tháp nổi tiếng. 23. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông? A) Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài. B) Hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài. C) Hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh. D) Hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh. 24. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu? A) Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản. B)Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản. C) Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn. D) Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm. 25.Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là gì? A.Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn. B) Nghề nông trồng lúa nước. C) Kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến. D) Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi. 26.Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là gì? a) Nghề nông trồng lúa nước. b) Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến. c) Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn. d) Nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc. 27. Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là: A) Địa chủ và nông nô. B) Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C) Địa chủ và nông dân lĩnh canh. D ) Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh. 28. Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là: A) Địa chủ và nông nô. B) Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.
  7. C)Địa chủ và nông dân lĩnh canh. D) Lãnh chúa phong kiến và nông nô. 29. Đia chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng: A)Địa tô. B) Đánh thuế. C) Tức. D) Làm nghĩa vụ phong kiến. 30. Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là gì? A) Nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị. B) Nhà nước phong kiến phân quyền. C)Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu. D) Nhà nước dân chủ chủ nô. 31. Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc vì: A) Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường. B) Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt. C) Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc. D) Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc. 32. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? A) Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B) Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. C) Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi. D) Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn. 33. Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào? A) Bà có cảm tình với Lê Hoàn. B) Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều. C) Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy. D)Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc. 34. Trong xã hội dưới thời Đinh - Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội? A) Tầng lớp nông dân. B) Tầng lớp công nhân. C)lớp nô tỳ. D) Tầng lớp thợ thủ công. 35. Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? A) Thăng Long gần Đình Bảng (Bắc Ninh), quê cha đất tổ của họ Lý. B) Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C) Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. D)Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. 36. Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
  8. A) Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B) Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C) Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng. D)Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. 37. Nhà Lý đã làm nhiều việc để củng cố quốc gia thống nhất: A. Ban hành bộ luật Gia Long; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. B. Ban hành bộ luật Gia Long; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống. C. Ban hành bộ luật Hình thư; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. D. Ban hành bộ luật Hồng Đức; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”; gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. 38. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý năm nào? niên hiệu? Quyết định dời đô về đâu? A) Cuối năm 1009, niên hiệu Thiên phúc, dời đô về Đại La. B) Cuối 1009, niên hiệu Thuận Thiên, dời đô về Đại la. C) Đầu 1010, niên hiệu Thái Bình, dời đô về Cổ Loa. D) Cuối năm 1010, niên hiệu Thiên Phúc, dời đô về Thăng Long. 39. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A) Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B) Trâu, bò là động vật quý hiếm. C) Trâu, bò là động vật linh thiêng. D) Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. 40. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì? A) Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình. B) Củng cố khối đoàn kết dân tộc, củng cố nền thống nhất quốc gia, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C) Với tay nắm các vùng dân tộc ít người. D) Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm. 41. Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào? A) Đánh hai nước Liêu - Hạ. B) Đánh Đại Việt C) Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ. D) Tiến hành cải cách, củng cố đất nước. 42. Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt? A) Do nhà Lý không cháp nhận tước vương của nhà Tống.
  9. B) Do sự xúi giục của Cham-p C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở biên cương D) Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. 43. Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A) Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B) Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C) Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D) Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. 44. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A) Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. B) Thương lượng, đề nghị giảng hòa. C) Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh. D) Đề nghị hòa hoãn 45. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A) Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B) Để bảo toàn tài sản của nhân dân. C) Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc. D) Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. 46.Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích A) Thăm hỏi nông dân. B) đẩy mạnh khai khẩn đất hoang C) chia ruộng đất cho nông dân. D) khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp. 47. Tại sao nông nghiệp thời Lý phát triển? A) Triều đình khuyến khích việc khai khẩn đất hoang. B) Triều đình chăm lo công tác thủy lợi. C) Đất nước ổn định. D)Triều đình cấm giết hại trâu bò, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, chăm lo công tác thủy lợi. 48. Giai cấp nào, tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý? A) Giai cấp nông dân. B) Giai cấp công nhân. C) Tầng lớp thợ thủ công. D) Tầng lớp nô tì. 49. Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là: A) Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao.
  10. B) Mỗi năm đều có khoa thi. C) 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi. D) Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi. 50. Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì? A) Chế độ Thái thượng hoàng. B) Chế độ lập Thái tử sớm. C) Chế độ nhiều Hoàng hậu. D) Chế độ Nhiếp chính vương. 51. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào? A) Phong kiến phân quyền. B)Trung ương tập quyền. C) Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. D) Vua nắm quyền tuyệt đối. 52. Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất? A) Tích cực khai hoang. B) Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. C) Lập điền trang. D)Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. 53. Điền trang là gì? A)Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có. B) Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có. C) Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có. D) Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy. 54. Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào? A) Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến. B) Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến. C) Cho sứ giả của mình sang giảng hòa. D) Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải. 55. Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào? A) Trả lại thư ngay. B) Tỏ thái độ giảng hòa. C) Bắt giam vào ngục. D) Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ. 56. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên? A) Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. B) Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng.
  11. C) Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ. D) Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những danh tướng tài ba. 57. Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiêbns chống Mông - Nguyên? A)Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B) Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C) Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D) Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. 58. ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng (4/1288) là gì? A) Thể hiện tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuần. B) Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần. C) Đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. D)Vừa thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần, tài năng lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, vừa đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên. 59. Bộ máy nhà nước thời Trần là A. nhà nước dân chủ cộng hũa. B. nhà nước dân chủ chủ nô. C. nhà nước quân chủ lập hiến. D. nhà nước quân chủ quý tộc. 60. Nhà giáo tiêu biểu nhất thời Trần là A. Chu Văn An. B. Trương Hán Siêu. C. Đoàn Nhữ Hài. D. Trần Quốc Tuấn. 61. Văn hóa, giáo dục, khoa học và nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì A. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước Đông Nam Á. B. nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm, kinh tế phát triển, xã hội ổn định. C. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước châu Á. D. kế thừa được các thành tựu văn hóa của nhân dân các nước trên thế giới. 62. Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích A. sáp nhập nước ta vào Trung Quốc. B. phát triển kinh tế ở nước ta. C. phát triển văn óa ở nước ta. D. ổn định chính trị ở nước ta. 63. Vì sao quân Minh chấp nhận tạm hòa với Lê Lợi? A. Do lực lượng quân ta lớn mạnh. B. Vì quân Minh suy yếu. C. Quân Minh nản chí D. Quân Minh tạm hòa để dùng kế mới là mua chuộc các thủ lĩnh nghĩa quân. 64. Chặn đánh đạo quân của Vương Thông, ta chủ yếu dùng cách đánh gì?
  12. A. Chủ động tấn công. B. Rút lui dần, chờ thời cơ C. Lập tuyến phũng thủ. D. Chủ động mai phục, phục kích 65. Chiến thắng quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn là A. Chúc Động. B. Tốt Động C. Đông Quan. D. Chi Lăng, Xương Giang. 66. Đạo quân do Mộc Thạch chỉ huy phải rút quân vì A. biết Liễu Thăng đó bại trận. B. bị ta đón đánh tấn công. C. bị ta liên tục phục kích. D. Mộc Thanh ngại đường sá xa xôi, hiểm trở và số lượng quân ít.PA: A 67. Chính quyền Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh nhất vào thời vua: A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. B. C. Lê Thánh Tông D. Lê Nhân Tông. 68. Chính sách “Ngụ binh ư nông” là: A. coi trọng việc binh hơn việc nông. B. khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều tại ngũ chiến đấu. C. khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều tại ngũ chiến đấu khi hũa bỡnh thay phiờn nhau về làm ruộng. D. khi cú ngoại xâm, tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hũa bỡnh, tất cả về làm ruộng. 69. Nội dung chính của Luật “Hồng Đức” là gì? A. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vua, quan lại, địa chủ. B. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. Khuyến khich phát triển kinh tế. D. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. 70 . Sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đó cho ngay 25 vạn lính về quê để A. sum họp gia đình sau bao năm chinh chiến. B. giảm gánh nặng cho quân đội. C. giúp việc phục hồi và phát triển nông nghiệp. D. chuẩn bị phục vụ cho Thủ Công Nghiệp 71. Quốc gia Đại Việc thời kỳ này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á. D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á. 72.Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là: A. Phật giáo B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo 73. Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm đã có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì? A. Nói lên lòng yêu nước, tự hào dân tộc. B. Chữ Nôm đã phát triển mạnh. C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
  13. D. Chữ Nôm đó dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà. 74. Thời Lê sơ, sử học cú rất nhiều tác phẩm. Điều đó có ý nghĩa gì? A. Có rất nhiều nhà sử học. B. Nhà nước khuyến khích viết sử. C. Thể hiện sự quan tâm của nhà nước và các nhà sử học đối với lịch sử. D. Thể hiện sự phong phú, đa dạng của công việc viết sử. 75. Trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? A. Khởi nghĩa Trần Nguyên Khang. B. Khởi nghĩa của Trần Ngỗi. C. Khởi nghĩa của Trần Quý Khóang. D. Khởi nghĩa Lam Sơn. 76. Thời Lê Sơ,vị trí văn học chữ Nôm như thế nào? A. Văn học chữ Nôm bắt đầu hình thành. B. Văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển. C. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. D. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh. 77. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào? A. Mất hết quyền lực. B. Vẫn nắm truyền thống trị. C. Quyền lực bị suy yếu. D. Cùng nắm quyền lực như chúa Trịnh 78. Ở Đàng trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để? A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân. B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị. C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai. D. củng cố cơ sở cát cứ. 79. Nông nghiệp Đàng trong phát triển rõ rệt nhờ vào yếu tố chính nào? A. Nhờ đất đai mầu mỡ. B. Nhờ chính sách cấp nông cụ, lương ăn cho nông dân, tha tô thuế binh dịch. C. Nhờ chính sách tích cực của nhà nước và điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Nhờ việc đặt thêm các cơ sở hành chính mới như lập phủ Gia Định. 80. Vì sao nửa sau thế kỷ XVIII các thành thị suy tàn? A. Các chúa không thích sự có mặt của người nước ngoài vào làm ăn buôn bán. B. Các chúa Trịnh - Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. C. Các chúa mải lo củng cố quốc phòng và quyền lực. D. Do các lái buôn nước ngoài không muốn đến các đô thị ở nước ta buôn bán nữa. 81. Vì sao Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn ngăn cấm truyền đạo Thiên Chúa vào nước ta? A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa. B. Vì sợ các giáo sĩ truyền đạo do thám nước ta.
  14. C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị của nhà Nguyễn. 82. Vì sao Đào Duy Từ bỏ Đàng ngoài trốn vào Đàng trong? A. Vì căm ghét chế độ Vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng ngoài. B. Vì Thanh Hóa hay bị thiên tai, đói kém. C. Vì có tài nhưng không được đi thi. D. Vì có lời dụ dỗ, mời mọc của chúa Nguyễn. 83. Vào giữa thế kỷ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài như thế nào? A. Vẫn ổn định. B. Cỏc phe phỏi tranh giành quyền lực. C. Chính quyền Đàng Ngoài suy sụp. D. Vua Lờ dó giành lại quyền lực từ tay chỳa Trịnh. 84. Trong trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút, Nguyễn Huệ dựng chiến thuật? A. chủ động tấn công. B. mai phục, phục kích. C. lập phòng tuyến. D. mai phục, phục kích, rút lui nhử địch, chờ thời cơ. 85. Nguyên nhân nào khiến Tây Sơn thất bại trước cuộc tiến công của Nguyễn Ánh? A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, suy yếu nhanh chóng. B. Do lực lượng của Nguyễn Ánh rất mạnh nhờ vào sự giúp đỡ của tư bản Pháp. C. Vì Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi nhưng thiếu năng lực, uy tín. D. Do Nguyễn Ánh kiên trì, liên tục mở các cuộc tấn công Tây Sơn Tây Sơn. 86. Người có vai trò ảnh hưởng lớn nhất tới vận mệnh của dân tộc trong thế kỷ từ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX? A.Mặc Đăng Dung. B. Nguyễn Nhạc. C. Nguyễn Huệ. D. Nguyễn Ánh. Câu hỏi tự luận: 1. Cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 do ai chỉ huy? diễn ra ở đâu?Nêu kết quả và ý nghĩa? 2. Âm mữu xâm lược nhà Tống với Đại Việt (lần 2)? Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Phân tích ý nghĩa lịch sử và vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2? 3. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông? 4. Tóm tắt 3 giai đoạn của khởi nghĩa Lam Sơn? Phân tích vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa? 5. Tóm tắt các giai đoạn của phong trào nông dân Tây Sơn? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử của phong trào? 6. CMR: “Lịch sử trung đại Việt Nam là Lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là lịch sử tinh thần quyết tâm chống giặc của quân và dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”?