Đề cuối học kỳ 1 môn Lịch sử-Địa lý Lớp 4 (Có đáp án)

docx 3 trang Hoài Anh 3791
Bạn đang xem tài liệu "Đề cuối học kỳ 1 môn Lịch sử-Địa lý Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuoi_hoc_ky_1_mon_lich_su_dia_ly_lop_4_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề cuối học kỳ 1 môn Lịch sử-Địa lý Lớp 4 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CUỐI HỌC KỲ 1 – LOP 4 MÔN lịch sử-Địa lý PHẦN 1/ LỊCH SỬ Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1/Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào, tại đâu? A/ Mùa xuân năm 41, tại Luy Lâu (Bắc Ninh) B/ Mùa xuân năm 42, tại Mê Linh (Vĩnh Phúc) C/ Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây) D/ Năm 39, tại Bạch Hạc (Phú Thọ) Câu 2 Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm nào? A/ Năm 1005 B/ Năm 1010 C/ Năm 1009 D/ Năm 1020 Câu 3/ Thời nhà Lý, nhà vua nào đặt tên kinh đô là Thăng Long? A/ Lý Thái Tổ B/ Lý Hiển Tông C/ Lý Nhân Tông D/ Lý Thánh Tông Câu 4 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý trả lời đúng. Thời nhà Lý, chùa là nơi: A/ Thờ đức thánh Trần B/ Thờ Phật C/ Thờ thần làng D/ Trung tâm văn hóa của làng xã E/ Làm nơi tu hành của các nhà sư Câu 5 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước năm nào? A. Năm 938 B. Năm 968 C. Năm 981 D. Năm 979 Câu 6 Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? A. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công. B. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc để tấn công tiêu diệt địch. C. Chặn đánh giặc ngay cửa sông Bạch Đằng. D. Kế “Vườn không nhà trống” Câu 7 Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
  2. A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. B. Xây dựng được thành Cổ Loa. C. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên và xây dựng được thành Cổ Loa. D. Chế tạo được súng và nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Câu 8 Điền các từ ngữ:(đến đánh, đặt chuông lớn, cầu xin, vua) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp: Vua Trần cho ở thềm cung điện để dân khi có điều gì hoặc bị oan ức .Trong các buổi yến tiệc, có lúc và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ. Thứ tự là đặt chuông lớn; đến đánh; cầu xin , vua. PHẦN 2/ ĐỊA LÍ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1 Ruộng bậc thang thường được làm ở: A/ Đỉnh núi B/ Sườn núi C/ Thung lũng Câu 2 Nghề nào dưới đây không phải là nghề của người dân ở Hoàng Liên Sơn? A/ Khai thác dầu mỏ B/ Nghề thủ công truyền thống C/ Nghề nông D/ Khai thác khoáng sản Câu 3 Nối đặc điểm tự nhiên ở cột A với hoạt động sản xuất ở cột B sao cho phù hợp. B A Hoạt động sản xuất của người dân Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên ở Tây Nguyên a. Có các cao nguyên được phủ đất đỏ 1. Khai thác sức nước Ba-dan b. Có nhiều loại rừng 2. Khai thác gỗ và lâm sản c. Là nơi bắt nguồn nhiều con sông 3. Chăn nuôi gia súc lớn d. Có nhiều đồng cỏ lớn, xanh tốt 4. Trồng cây công nghiệp lâu năm Đáp án Nối a - 4; b – 2; c – 1; d - 3 Câu 4: Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét? A. 3134 m B. 3143 m C. 3314 m D. 3341 m Câu 5: Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì? A. Nghề nông B. Nghề thủ công truyền thống; C. Nghề khai thác khoáng sản.
  3. D. Nghề đánh bắt thủy sản Câu 6 Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? A. Lâm Viên B. Di Linh C. Kon Tum. D. Đắk Lắk Câu 7: Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ: A. Lớn thứ nhất B. Lớn thứ hai. C. Lớn thứ ba. D. Lớn thứ tư Câu 8: Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của A. Sông Hồng B. Sông Thái Bình. C. Cả hai sông trên. Câu 9: Những biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ và khôi phục rừng? A. Ngăn chặn đốt phá rừng bừa bãi. B. Khai thác rừng hợp lý. C. Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. D. Tất cả biện pháp trên. Câu 10: Hoàng Liên Sơn là dãy núi: A. Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải. B. Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc. C. Cao thứ hai nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc Câu 11: Trung du Bắc Bộ là một vùng: A. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. B. Có thế mạnh về đánh cá. C. Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta Câu 12: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: A. Người Thái B. Người Tày C. Người Kinh