Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa Lớp 9 (Chương 1, 2, 3) - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 4043
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa Lớp 9 (Chương 1, 2, 3) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_hoa_lop_9_chuong_1_2_3_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa Lớp 9 (Chương 1, 2, 3) - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 – LỚP 9 – NĂM HỌC 2021 – 2022 NỘI DUNG ÔN TẬP TỪ CHƯƠNG 1 – CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Câu 1: Cho các oxit: Na2O , CO , CaO , P2O5 , SO2. Có bao nhiêu oxit tác dụng được với nước? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Dãy các chất tác dụng được với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O, CuO, Na2O. B. CaO, Fe2O3, K2O. C. K2O, BaO, Na2O. D. Li2O, K2O, CuO. Câu 3: Vôi sống có công thức hóa học là A. Ca(HCO3)2. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. CaO. Câu 4: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí: A. BaO và H2SO4 loãng. B. Ba(OH)2 và HCl loãng. C. BaCO3 và HCl loãng. D. BaCl2 và H2SO4 loãng. Câu 5: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu đỏ là A. KCl. B. NaCl. C. KOH. D. H2SO4. Câu 6: Trong số các chất có công thức hóa học sau đây, chất nào là muối? A. NaNO3 B. CO2 C. H2SO4 D. Mg(OH)2 Câu 7: Nhóm chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng là: A. Ba(OH)2, BaCl2. B. CuO, BaCl2. C. Zn(OH)2, Ba(NO3)2. D. Ba(OH)2, MgO. Câu 8: Trong hơi thở, chất khí làm đục nước vôi trong là A. O2. B. CO2. C. NO2. D. CO. Câu 9: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là A. CO2. B. Na2O. C. SO2. D. Fe2O3. Câu 10: Cho phương trình hóa học: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + X + H2O. Vậy X là A. SO2. B. CO2. C. H2. D. Cl2. Câu 11: Dung dịch X tác dụng với bazơ thu được muối và nước. X là A. bazơ. B. axit. C. muối. D. oxit bazơ. Câu 12: Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: A. Rót từng giọt nước vào axit. C. Cho cả nước và axit vào cùng 1 lúc. B. Rót từng giọt axit vào nước. D. Cả 3 cách trên đều được. Câu 13: Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch H2SO4? A. dung dịch K2CO3. B. dung dịch Ba(OH)2. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch Na2SO3. Câu 14: Oxit axit là A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. C. những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit. D. những oxit chỉ tác dụng được với muối. Câu 15: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. K2O. B. CuO. C. P2O5. D. CaO. Câu 16: Lưu huỳnh trioxit (SO3) không tác dụng được với chất nào sau đây: A. nước B. axit C. oxit bazơ D. bazơ Câu 17: Phân bón hoá học nào trong số các phân bón sau là phân bón kép? A. (NH2)2CO B. K2SO4 C. Ca(H2PO4)2 D. KNO3 Câu 18. Phản ứng nào là phản ứng trao đổi A. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O B. CaO + CO2 → CaCO3 C. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl D. 2AgNO3 + Cu → Ag + Cu(NO3)2
  2. Câu 19: Trong số các phân bón sau: KNO3, K3PO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 . Phân bón nào là phân bón đơn? A. K3PO4 B. (NH4)3PO4 C. NH4NO3 D. KNO3 Câu 20: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được? A. Không có chất mới sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hoà tan. B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi. C. Không có hiện tượng nào xảy ra. D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần. Câu 21: Chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ là: A. BaO. B. CO. C. SO3. D. Al2O3. Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng: FeSO4 + X → FeCl2 + Y. Chất X, Y lần lượt là: A. HCl và H2SO4. B. BaCl2 và BaSO4. C. NaCl và Na2SO4. D. MgCl2 và MgSO4. Câu 23: Dãy oxit tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5. C. CO2, SO2, P2O5, SO3. D. SO2, MgO, CuO, Ag2O. Câu 24: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là A. CO2. B. P2O5. C. Na2O D. MgO. Câu 25: Dung dich HCl tác dụng được với chất nào sau đây A. H2SO4 B. CuSO4 C. NaOH D. Cu Câu 26: Muối nào trong số các muối sau đây có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? A. KNO3 B. K3PO4 C. K2SO4 D. K2CO3 Câu 27: Có các oxit: CaO, Al2O3, CuO, PbO. Oxit tác dụng được với nước là: A. CuO B. Al2O3 C. CaO D. PbO Câu 28: Chất nào sau đây gây ô nhiễm môi trường và gây mưa axit: A. Khí O2. B. Khí SO2. C. Khí CO2. D. Khí H2. Câu 29: Chất nào sau đây còn có tên gọi là vôi tôi? A. CaO B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. CaSO4 Câu 30: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với dãy chất nào sau đây: A. Fe, CaO, MgCl2. B. Cu, Na2SO3, NaOH. C. Mg, CuO, Ag. D. Zn, BaO, NaOH. Câu 31: Chất nào sau đây khi tan trong nước cho dung dịch có pH < 7? A. KOH B. KNO3 C. SO3 D. CaO Câu 32: Kim loại không tác dụng được với dung dịch HCl là A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Ag. Câu 33: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(OH)2, sản phẩm thu được gồm A. CuO và H2O. B. Cu; O2 và H2O. C. CuO và H2. D. CuO; O2 và H2 Câu 34. Công thức hóa học của khí sunfurơ là A. SO2. B. SO3. C. H2S. D. H2SO3. Câu 35: Dãy gồm các bazơ không bị nhiệt phân hủy là: A. NaOH, KOH, Mg(OH)2 B. KOH, Ba(OH)2, NaOH C. Fe(OH)2, NaOH, Zn(OH)2 D. KOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2. Câu 36: Sản phẩm của phản ứng: Na2CO3 + CaCl2 là A. NaCl2 + CaCO3 B. NaCl + CaCO3 C. Ca2CO3 + NaCl D. CaCO2 + NaCl Câu 37: Để tác dụng hết với 0,05 mol FeO cần dùng vừa hết A. 0,02mol HCl. B. 0,1mol HCl. C. 0,05mol HCl. D. 0,01mol HCl.
  3. Câu 38: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là A. 11,2 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 22,4 lít. Câu 39: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là A. 441,28 g. B. 197 g. C. 9,85 g. D. 19,7 g. Câu 40: Nhiệt phân một lượng sắt (III) hidroxit cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng giảm đi 10,8 gam. Khối lượng sắt (III) hidroxit đã bị phân huỷ là: A. 42, 8 g B. 10,8 g C. 64,2 g D. 21,4 g CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Tính chất vật lí của kim loại - Tính chất hóa học của kim loại Câu 1: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là: A. Nhôm (Al) B. Bạc (Ag) C. Đồng (Cu) D. Sắt (Fe) Câu 2: Trong các kim loại sau đây, kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: A. Vonfam (W) B. Đồng (Cu) C. Sắt (Fe) D. Kẽm (Zn) Câu 3: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là: A. Đồng (Cu) B. Nhôm (Al) C. Bạc (Ag) D. Vàng (Au) Câu 4: Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại: A. Na B. Zn C. Al D. K Câu 5: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại: A. Ag, Cu. B. Au, Pt. C. Au, Al. D. Ag, Al. Câu 6: Kim loại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là A. Na. B. Rb. C. Hg. D. Mn. Câu 7: Chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là: A. Đồng B. Lưu huỳnh C. Kẽm D. Cacbon Câu 8: Dung dịch FeCl 2 có lẫn tạp chất là CuCl 2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên: A. Zn B. Fe C. Mg D. Ag Câu 9: Đồng kim loại có thể phản ứng được với: A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 loãng C. H2SO4 đặc, nóng D. Dung dịch NaOH Câu 10: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro: A. Na, K B. Zn, Ag C. Cu, Ag D. Cu, Ba Câu 11: Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là: A. Khói màu trắng sinh ra. B. Xuất hiện những tia sáng chói. C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình. D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành. Câu 12: Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch: A. ZnSO4 B. Pb(NO3)2 C. CuCl2 D. Na2CO3 Câu 13: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hiđro: A. K, Ca B. Zn, Ag C. Mg, Ag D. Cu, Ba Câu 14: Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng, có hiện tượng sau: A. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần. B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần. C. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu. D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần Câu 15: Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được m g CuO. m có giá trị là: A. 8. B. 6,4. C. 7. D. 6.
  4. Câu 16: Hoà tan hết 12g một kim loại (hoá trị II) bằng dung dịch H 2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại này là: A. Zn B. Fe C. Ca D. Mg Câu 17: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt, sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng sắt đã phản ứng là: A. 28 gam B. 12,5 gam C. 8 gam D. 36 gam Câu 18: Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước thu được dung dịch có nồng độ: A. 2,4%. B. 4,0%. C. 23,0%. D. 5,8%. Câu 19: Cho 4,6 g một kim loại M (hoá trị I) phản ứng với khí clo tạo thành 11,7g muối. M là kim loại: A. Li B. K C. Na D. Ag Câu 20: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magie vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là: A. 50% và 50% B. 40% và 60% C. 60% và 40% D. 39% và 61% Câu 21: Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H 2SO4 loãng. Nồng độ % của dung dịch axit đã phản ứng là: A. 32% B. 54% C. 19,6% D. 18,5% Câu 22: Cho 9,6 gam kim loại Mg vào 120 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là: A. 29,32% B. 29,5% C. 22,53% D. 22,67% Dãy hoạt động hóa học của kim loại Câu 23: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: A. Na, Mg, Zn B. Al, Zn, Na C. Mg, Al, Na D. Pb, Al, Mg Câu 24: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại: A. Al , Zn, Fe B. Zn, Pb, Au C. Mg, Fe , Ag D. Na, Mg , Al Câu 25: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với A. Dung dịch NaOH dư B. Dung dịch H2SO4 loãng C. Dung dịch HCl dư D. Dung dịch HNO3 loãng . Câu 26: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần: A. K , Al , Mg , Cu , Fe B. Cu , Fe , Mg , Al , K C. Cu , Fe , Al , Mg , K D. K , Cu , Al , Mg , Fe Câu 27: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất: A. Cu B. Al C. Pb D. Ba Câu 28: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng: A. Cu + ZnCl2 B. Zn + CuCl2 C. Ca + ZnCl2 D. Zn + ZnCl2 Câu 29: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: A. Cu, Ca, K, Ba B. Zn, Li, Na, Cu C. Ca, Mg, Li, Zn D. K, Na, Ca, Ba Câu 30: Trong các kim loại Cu, Na, Mg, Ni, Ag, Zn. Hai kim loại nào dẫn điện tốt nhất: A. Cu, Na B. Zn, Ag C. Mg, Ni D. Cu, Ag Câu 31: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2: A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K C. Mg, K, Fe, Al, Na D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba Câu 32: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra: A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh D. Không có hiện tượng.
  5. Câu 33: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là : A. Ca B. Mg C. Fe D. Ba Câu 34: Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H 2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. A. 3 g B. 4 g C. 5 g D. 6 g Câu 35: Hoà tan 5,2g hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl 1M, thì thu được 3,36 lit H 2 (đktc). Tính thể tích dung dịch axit HCl đã dùng. A. 200 ml B. 300 ml C. 400 ml D. 500 ml Bài tập về Nhôm Câu 36: Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính: A. dẻo B. dẫn điện. C. dẫn nhiệt. D. ánh kim. Câu 37: Nhôm bền trong không khí là do A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao B. nhôm không tác dụng với nước. C. nhôm không tác dụng với oxi. D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ. Câu 38: Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại: A. Cu, Ag B. Ag C. Fe, Cu D. Fe Câu 39: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng: A. Không có dấu hiệu phản ứng. B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần. D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu Câu 40: Không được dùng chậu nhôm để chứa nước vôi trong do A. nhôm tác dụng được với dung dịch axit. B. nhôm tác dụng được với dung dịch bazơ. C. nhôm đẩy được kim loại yếu hơn nó ra khỏi dung dịch muối. D. nhôm là kim loại hoạt động hóa học mạnh Câu 41: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng: A. Hematit B. Manhetit C. Boxit D. Pirit. Câu 42: Cặp chất nào dưới đây có phản ứng? A. Al + HNO3 đặc, nguội B. Fe + HNO3 đặc, nguội C. Al + HCl D. Fe + Al2(SO4)3 Câu 43: Công thức hóa học của nhôm là: A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 44: Sản phẩm khi đốt cháy nhôm trong khí oxi (O2) là: A. AlO. B. Al2O3. C. Al3O2. D. Al2O2. Câu 45: Cho phản ứng: Al + Cl2 → . Tổng hệ số tối giản của phương trình là: A. 4 B. 3 C. 7 D. 9 Câu 46: Nhôm không tác dụng được với: A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. NaOH. D. NaCl. Câu 47: Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm : A. Mg B. Al C. Fe D. Ag Câu 48: Kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch KOH là: A. Fe B. Cu C. Al D. Mg Câu 49: Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Al2O3: A. Boxit. B. Pirit. C. Đolomit. D. Apatit. Câu 50: Cho 10,8 g một kim loại M (hóa trị III) phản ứng với khí clo tạo thành 53,4g muối. Kim loại M là: A. Na B. Fe C. Al D. Mg.
  6. Câu 51: Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là : A. 1,8 g B. 2,7 g C. 4,05 g D. 5,4 g Câu 52: Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là: A. 1,8 g B. 2,7 g C. 4,05 g D. 5,4 g Câu 53: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư , thể tích khí thoát ra (ở đktc) là: A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 13,44 lít D. 8,96 lít Câu 54: Hòa tan 12g hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là: A. 70% B. 30% C. 90% D. 10% Câu 55: Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng người ta thu được 0,6g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là: A. 53,4g B. 79,6g C. 25,8g D. 80,1g Bài tập về Sắt Câu 56: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là: A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặt bám vào thành bình. B. Không thấy hiện tượng phản ứng C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen Câu 57: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (dư). Chất rắn thu được sau phản ứng là: A. Fe B. Cu C. FeCl2 D. CuCl2 Câu 58: Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là A. Fe B. Zn C. Cu D. Al Câu 59: Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất? A. FeS2 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4 Câu 60: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch: A. HCl B. H2SO4 C. NaOH D. AgNO3 Câu 61: Chất nào dưới đây không tác dụng với Fe? A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 đặc, nguội. Câu 62: Hoà tan 16,8g kim loại vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H 2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là (Biết trong muối thu được sau phản ứng kim loại có hóa trị II) A. Mg B. Zn C. Pb D. Fe Câu 63: Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại: A. Al B. Cr C. Au D. Fe Hợp kim sắt: Gang, thép - Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Câu 64: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng cacbon chiếm: A. Trên 2% B. Dưới 2% C. Từ 2% đến 5% D. Trên 5% Câu 65: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, trong đó hàm lượng cacbon chiếm: A. Từ 2% đến 6% B. Dưới 2% C. Từ 2% đến 5% D. Trên 6% Câu 66: Nguyên tắc luyện thép từ gang là A. dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép
  7. Câu 67: Nguyên liệu chính để sản xuất thép là: A. Gang, sắt phế liệu, oxi. B. Than đá, gang. C. Quặng sắt, than cốc. D. Quặng sắt, SiO2, CaO. Câu 68: Có các nguyên liệu: (1). Quặng sắt. (2). Quặng Cromit. (3). Quặng Boxit. (4). Than cốc. (5). Than đá. (6). CaCO3. Những nguyên liệu dùng để luyện gang là: A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (4) C. (1), (3), (5). D. (1), (4), (6). Câu 69: Mệnh đề nào sau đây đúng: A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với axit. B. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao. C. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh. D. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do sự tiếp xúc với oxi. Câu 70: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng A. vật lí. B. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí. C. hoá học. D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học. Câu 71: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu A. để ở nơi có nhiệt độ cao. B. ngâm trong nước lâu ngày. C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô. D. ngâm trong dung dịch nước muối. Câu 72: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong A. nước. B. dầu hoả. C. rượu etylic. D. dung dịch H2SO4 loãng. Câu 73: Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là A. Fe3O4. B. Fe2O3.nH2O. C. Fe(OH)2. D. hỗn hợp FeO và Fe2O3. Câu 74: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường A. không khí khô. B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi. C. nước có hoà tan khí oxi. D. dung dịch muối ăn. CHƯƠNG 3: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM - CLO Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái A. lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. rắn, lỏng, khí. Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường A. S, C, N2, Cl2. B. C, S, Br2, Cl2. C. Cl2, H2, N2, O2. D. Br2, P, N2, O2. Câu 3: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là A. C, S, O, Na. B. Cl, C, P, S. C. P, S, Si, Ca. D. K, N, P, Si. Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là A. oxi. B. brom. C. clo. D. cacbon. Câu 5: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit A. S, C, P. B. S, P, Cl2. C. Si, P, Br2. D. C, Cl2, Br2. Câu 6: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với A. hiđro hoặc với kim loại. B. dung dịch kiềm. C. dung dịch axit. D. dung dịch muối. Câu 7: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần: A. O,F, P. B. P, O, F. C. F, O, P. D. O, P, F. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O 2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là A. 0,2 gam và 0,8 gam. B. 1,2 gam và 1,6 gam. C. 1,3 gam và 1,5 gam. D. 1,0 gam và 1,8 gam.
  8. Câu 9: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 10: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M? A. Fe B. Cr C. Al D. Mg Bài tập về Clo Câu 11: Clo là chất khí có màu A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh. Câu 12: Nước clo thường được dùng phổ biến để diệt trùng trong bể bơi. Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất: A. HCl; HClO. B. HCl; HClO2; Cl2. C. NaCl; NaClO. D. HCl; HClO; Cl2. Câu 13: Clo tác dụng với NaOH ở điều kiện thường A. tạo thành muối natri clorua và nước. B. tạo thành nước javen. C. tạo thành hỗn hợp các axit. D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước. Câu 14: Chất có thể dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc. B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc. C. mangan đioxit và axit nitric đặc. D. mangan đioxit và muối natri clorua. Câu 15: Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà . B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn. C. nung nóng muối ăn. D. đun nhẹ kalipemanganat với axit clohiđric đặc. Câu 16: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng A. vật lí. B. hoá học. C. vật lí và hoá học. D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học. Câu 17: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện là A. H2 và O2. B. Cl2 và H2. C. Cl2 và O2. D. O2 và SO2. Câu 18: Phương trình phản ứng viết sai là: A. Fe + Cl2 → FeCl2 B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 C. Fe + S → FeS D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Câu 19: Từ bột Fe và một hoá chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl3. Vậy X là A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch CuCl2. C. Khí clo. D. Cả A, B, C đều được. Câu 20: Dung dịch nước clo có màu gì? A. Xanh lục B. Hồng C. Tím D. Vàng lục Câu 21: Clo tác dụng với hiđro tạo thành sản phẩm gì? A. Hiđro clorua B. Hiđro florua C. Hiđro bromua D. Hiđro iotua Câu 22: Clo tác dụng với sắt dư, sản phẩm thu được là: A. FeCl3 B. FeCl2 C. Fe D. Fe và FeCl3 Câu 23: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là A. 21,3 gam. B. 20,50 gam. C. 10,55 gam. D. 10,65 gam. Câu 24: Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể tích khí clo sinh ra (đktc) là A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 22,4 lít.