Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN GDCD LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM: *Nhận biết: Câu 1. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông? a/ Đường hẹp và xấu. b/ Người tham gia giao thông không chấp hành quy định của pháp luật về đi đường. c/ Người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. d/ Pháp luật xử lí các vi phạm chưa nghiêm. Câu 2. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước? a/ Nơi sinh sống. b/ Trang phục. c/ Ngôn ngữ. d/ Quốc tịch. Câu 3. Điền từ còn thiếu vào những chỗ trống trong các câu sau: “ Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm và Không ai được hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại”. Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước. “Công dân Việt Nam có và đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước .và . thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật”. Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau: a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt ,tránh . b. Gia đình có tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục Câu 6.Điền những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau cho phù hợp: a. Công dân từ 6 đến 14 tuổi phải hoàn thành bậc giáo dục b. Chúng ta phải biết .chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự . chỗ ở của mình. Câu 7. Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em? a/ Vận động trẻ em đến trường. b/ Tổ chức cho trẻ em lao động trong nhà máy. c/ Làm giấy khai sinh cho trẻ em. d/ Tổ chức cho trẻ em tham gia các câu lạc bộ. *Thông hiểu:
- Câu 1: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được thông qua ngày tháng năm nào? a/ 20/ 10/1989 ; b/ 20/ 11/ 1989 ; c/ 20/ 11/ 1990 ; d/ 20/ 10/ 1990 Câu 2: Quốc tịch là: a/ Công dân nước ngoài. b/ Công dân nước Việt Nam. c/ Căn cứ xác định công dân của một nước. d/ Cả a, b, c đều đúng. Câu 3: Hãy kết nối nội dung ở cột A sao cho tương ứng với nội dung ở cột B. Cột A Cột B Trả lời 1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân a. Quyền được pháp luật bảo hộ về 1+về Việt Nam. về tính mạng, thân thể. 2. Người đi bộ đi sát mép đường. b. Công dân nước Cộng hòa xã hôị2+ chủ nghĩa Việt Nam. 3. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về c.Quyền và nghĩa vụ học tập. 3+ thân thể. 4. Trẻ em độ tuổi từ 6 đến 14 có nghĩa vụ d. Thực hiện trật tự an toàn giao 4+ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu thông. học. Câu 4: Hãy chọn câu trả lời sai: Khi thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình bị người khác xâm phạm, em sẽ: a/ Biết phê phán, tố cáo những việc làm sai. b/ Đấu tranh để tự bảo vệ mình. c/ Báo cho cơ quan ban ngành có trách nhiệm. d/ Xông vào đánh lại và chưởi bới. Câu 5: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập? a/ Trong giờ học, An hay nêu câu hỏi về những điều mà bản thân chưa biết. b/ Khi gặp bài khó, Hòa thường mang sách giải ra chép cho đỡ mất thời gian suy nghĩ. b/ Tuấn và Hùng ngồi cạnh nhau, thường xuyên hỏi bài nhau trong giờ kiểm tra. d/ Lan xin nghỉ tiết thể dục để tập trung thời gian học các môn văn hóa khác. Câu 6. Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm? a/ Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. b/ Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. c/ Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. d/ Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh dương.
- Câu 7. Ở nước ta hiện nay cấp học nào là cấp học bắt buộc mọi người dân phải hoàn thành trước 15 tuổi. a/ Cấp mầm non. b/ Cấp tiểu học. c/ Cấp trung học cơ sở. d/ Cấp trung học phổ thông. *Vận dụng: Câu 1. Em hãy sắp các bâc học từ thấp đến cao . Bậc học Số thứ tự 1. Trung học phổ thông 2. Đại học 3. Tiểu học 4. Cao học 5. Trung học cơ sở Câu 2. Hãy nối các quyền ở cột II với nhóm quyền ở cột I sao cho phù hợp. I II 1. Nhóm quyền sống còn. A. Quyền được học tập. 2. Nhóm quyền bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc sức khỏe. 3. Nhóm quyền phát triển. C. Quyền được bày tỏ ý kiến. 4. Nhóm quyền tham gia. D. Quyền được đối xử bình đẳng. E.Quyền được nuôi dưỡng. G. Quyền được vui chơi giải trí. H.Quyền được bảo vệ chống lại các hình thức bóc lột. Cẩu 3. Đánh dấu X vào cột tương ứng với mỗi ý kiến mà em chọn. Ý kiến Đúng Sai A. Công dân có quyền không bị xâm phạm về thân thể. B. Công an có thể bắt người nếu nghi ngờ người đó phạm tội. C.Khi bị người khác xâm hại thân thể nên giữ kín, không cho ai biết. D. Nói xấu người khác là vi phạm pháp luật. E. Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm. G. Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
- nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật. Câu 4. Em tán thành hoặc không tán thành với các hành vi, việc làm nào dưới đây? Không Hành vi, việc làm Tán thành Tán thành A. Đi xe đạp hàng ba trên đường làng. B. Đi bộ sát lề đường bên phải. C. Đi xe đạp không buông thả hai tay. D. Tổ chức lớp học nghề miễn phí cho trẻ em lang thang, cơ nhở. E. Dùng roi vọt để giáo dục trẻ em. G. Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ em. Câu 5: Người đi bộ đi đúng luật là: a/ Đi dưới lòng đường. b/ Vừa đi vừa đùa giỡn trên đường. c/ Đi theo tín hiệu giao thông. d/ Cả 3 câu trên đều sai. Câu 6. Hãy đọc các nội dung ở cột (1) và đánh dấu x vào cột (2) hoặc cột (3) mà em cho là đúng. Nội dung Quyền Nghĩa vụ học tập (1) (2) (3) a. Được đi học. b. Học hành chăm chỉ. c. Có thể học bất cứ ngành nghề nào. d. Phải tự lực học tập và có phương pháp học tập tốt. e. Học, học nữa, học mãi. g.Học dưới bất cứ hình thức nào. h.Tự học. II. TỰ LUẬN: *Nhận biết: Câu 1. Pháp luật Việt Nam qui định quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Câu 2. Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Câu 3. Thế nào là công dân? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Câu 4.Hãy nêu những quy định của pháp luật dành cho người đi bộ? *Thông hiểu: Câu1. Quyền của trẻ em được nêu trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành những nhóm quyền nào? Hãy nêu 3 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 3 việc làm vi phạm quyển trẻ em mà em biết? Câu 2.Theo em, tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất? Câu 3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân? *Vận dụng: Câu 1. Nghi ngờ An giấu cặp mình, Dũng đã đón đường đánh An. Theo em, hành vi của Dũng đã vi phạm vào quyền gì của công dân? Trong tình huống này, An có thể có những cách ứng xử nào? Những cách nào là tốt nhất để bảo vệ quyền của mình? Câu 2.Để trở thành người công dân có ích cho đất nước, em cần rèn luyện như thế nào? Câu 3.Em sẽ xử lí như thế nào đối với các tình huống sau đây để không vi phạm pháp luật bất khả xâm phạm về chỗ ở? a/ Con mèo nhà em bị nhà hàng xóm bắt. b/ Lỡ đá banh vào nhà hàng xóm mà chủ nhà đi vắng. c// Phát hiện kẻ trộm leo tường vào nhà hàng xóm. d/ Phát hiện nhà hàng xóm bị cháy trong nhà chỉ có 2 đứa trẻ. e/ Bố mẹ đi vắng có người lạ đến nói là quen với bố mẹ xin vào nhà đợi. ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD 6 I. TRẮC NGHIỆM: *Nhận biết: Câu 1. b , Câu 2. d Câu 3. An toàn; bí mật; chiếm đoạt. Câu 4. Quyền; nghĩa vụ; bảo vệ;bảo đảm. Câu 5. a.Trái; phải. b. Trách nhiệm; tiểu học. Câu 6. a. Bắt buộc; tiểu học. b. Tôn trọng; bảo vệ.
- Câu 7. b. *Thông hiểu: Câu 1. b , Câu 2. c Câu 3. 1+b; 2+d; 3+a; 4+c Câu 4. c , Câu 5. a , Câu 6. c , Câu 7. b *Vận dụng: Câu 1. Thứ tự: 3, 5, 1, 2, 4. Câu 2. 1. B, E. 2. D, H. 3. A,G. 4. C. Câu 3. Đúng : A, G ; Sai: B, C, E, D Câu 4. Tán thành: B, C,D,G ; Không tán thành: A, E Câu 5. C Câu 6.Quyền: a, c, e, g ; Nghĩa vụ học tập: b, d, h. II. TỰ LUẬN: *Nhận biết: Câu 1. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được pháp luật nước ta quy định: (Nội dung bài học-phần 2). Câu 2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Câu 3. -Công dân là người dân của một nước và mang quốc tich nước đó. -Để xác định công dân của một nước người ta căn cứ vào quốc tịch. -Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Câu 4.Những quy định của pháp luật dành cho người đi bộ: -Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. -Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng. *Thông hiểu: Câu 1.- Quyền của trẻ em trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia làm 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. -Nêu 3 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 3 việc làm vi phạm quyền trẻ em.
- ( Học sinh tự liên hệ). Câu 2. Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nguyên nhân là do: - Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, đường xấu và hẹp, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng và không đảm bảo an toàn, quản lí của nhà nước về giao thông chưa chặt chẽ . - Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt. Câu 3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể ,sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa: Đây là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất, của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an. *Vận dụng: Câu 1. Học sinh tự trả lời nhưng phải đảm bảo nêu được: - Hành vi của Dũng đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. - Nêu các cách giải quyết của An có thể xãy ra trong tình huống : +Lí giải để Dũng hiểu mình không giấu cặp của bạn và nếu bạn đánh mình thì sẽ vi phạm pháp luật. + Đánh lại Dũng để tự vệ. + Bỏ chạy và không dám nói gì. + Báo với thầy cô hoặc người lớn. -Trong các cách giải quyết tên, cách thứ tư là cách giải quyết hay nhất để bảo vệ quyền của bản thân. Câu 2. Để trở thành người công dân có ích cho đất nước em cần rèn luyện: - Chăm chỉ học tập. - Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, mai sau góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Câu 3.Học sinh liên hệ bài :Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để giải quyết các tình huống trên.
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN GDCD LỚP 6 I.Lý thuyết: Câu 1. Pháp luật Việt Nam qui định quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? Câu 2. Thế nào là công dân? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Câu 3: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân? Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền quốc tịch của trẻ em? Câu 4: Hãy cho biết những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? liên hệ trách nhiệm của bản thân? Câu 5: Đối với mỗi người, việc học tập quan trọng như thế nào? Hãy cho biết trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề học tập? Câu 6. Quyền của trẻ em được nêu trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành những nhóm quyền nào? Hãy nêu 3 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 3 việc làm vi phạm quyển trẻ em mà em biết? Câu 7.Theo em, tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất? Câu 8. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân? Câu 9.Để trở thành người công dân có ích cho đất nước, em cần rèn luyện như thế nào? II.Bài tập tình huống: 1 : Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Thanh và Hòa đi học về thấy giữa đường có một chiếc cặp do ai đó đánh rơi, hai bạn giở cặp ra xem thì thấy trong đó có một vài loại tài liệu, sách vở mang tên chị Hân, chị Hân là học sinh lớp 12 vừa mới thi đại học, đang chờ kết quả. Thanh tiếp tục tìm kiếm thì thấy bên trong có một lá thư, người nhận là chị Hân nhưng trên góc trái bì thư là tên một trường đại học, có lẽ đây là giấy báo trúng tuyển. Hòa nói với Thanh, chúng ta hãy mang cặp sách và lá thư này về và tìm chị Hân để trả lại cho chị. Thanh có vẻ suy nghĩ một chút và nói, chúng mình nhặt được toàn những thứ quan trọng vậy, chúng ta cứ bóc thư ra xem rồi về bắt chị ấy phải “hậu tạ” thật xứng đáng mới trả lại. - Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của hai bạn? - Nếu là Hòa, em sẽ nói gì với Thanh? Câu 2: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: Gia đình Lan làm nghề buôn bán hàng tạp hóa, cửa hàng của gia đình bạn rất đông khách, bố mẹ bạn bận rộn suốt ngày cho công việc. Năm nay Lan học lớp 6, bạn là học sinh giỏi của trường. Bố bạn Lan cho rằng học nhiều cũng chẳng để làm gì nên bắt Lan nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ bán hàng. Lan muốn đi học nhưng không biết làm thế nào. a. Bố Lan đã vi phạm quyền gì của công dân? b. Nếu là Lan, em sẽ làm gì để tiếp tục được đến trường?