Đề kiểm tra cuối năm môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 5760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn. KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian. 90 phút( không kể thời gian giao đề ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn đáp án đúng 1. Phân môn Vật lý ( 2,0 điểm) Câu 1. Công thức tính Công suất là : A. P = d.h B. P =A C. P = F.s D. P =F t V Câu 2. Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước cà của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của giọt nước cà của nước trong cốc đều tăng. Câu 3. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng và độ cao của vật. B. Vận tốc của vật. C. Độ biến dạng của vật. D. Khối lượng và chất làm vật. Câu 4. Về mùa Đông ta mặc áo Bông thấy ấm vì: A. Áo Bông đã sưởi ấm cho cơ thể nên ta cảm thấy ấm. B. Áo Bông chẳng sưởi ấm, nhưng ngăn cản sự truyền nhiệt từ ngoài vào cơ thể. C. Áo Bông chẳng sưởi ấm, nhưng ngăn cản sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài. D. Áo Bông đã truyền nhiệt cho cơ thể nên ta cảm thấy ấm. Câu 5. Thế năng đàn hồi phụ thuộc yếu tố nào? A. Khối lượng. C. Độ biến dạng của vật đàn hồi. B. Khối lượng và chất làm vật. D. Vận tốc của vật. Câu 6. Đơn vị của công suất là gì? A. Kilôvôn (KV) B. Jun (J) C. Jun trên mét(J/m) D. Oát(W) Câu 7. Nhiệt truyền từ Mặt trời xuống trái Đất bằng hình thức nào? A. Dẫn nhiệt. C. Đối lưu. B. Cả dẫn nhiệt và đối lưu. D. Bức xạ nhiệt. Câu 8. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. B.Độ tăng nhiệt độ của vật. C. Nhiệt dung riêng của vật. D.Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của vật. 2. Phân môn Hóa học (2,0 điểm) Câu 9. Dãy chất nào chỉ bao gồm toàn bazơ ? A. HCl, NaOH; B. CaO, H2SO4; C. H3PO4, HNO3; D.NaOH, KOH. Câu 10. Trong số những chất có công thức hóa học dưới đây, chất nào làm cho quỳ tím chuyển màu đỏ ? A. H2SO4; B. NaOH; C. NaNO3; D. Na2SO4. Câu 11. Để sản xuất H2SO4 thì nguyên liệu chính là: A. H2S; B. O2; C. SO2; D. HCl. Câu 12. Các oxit đều không tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: A. SO3, CaO, CuO; B. CuO, Fe2O3, Al2O3; C. Al2O3, CuO, CO2; D. Fe2O3, Al2O3, CaO.
  2. 3. Phân môn Sinh học (3.0 điểm) Câu 13. Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch? A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất. B. Dầu mỏ và khí đốt. C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại. D. Dầu mỏ, thuỷ triều, khí đốt. Câu 14. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là A. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật phân giải. C. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. D. sinh vật sản xuất. Câu 15. Sinh vật nào sau đây sống ở môi trường cạn? A. Cá chép. B. Giun đất. C. Chim sẻ. D. Giun đũa. Câu 16. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào sau đây? A. Số lượng loài trong quần xã, mật độ. B. Số lượng loài trong quần xã, thành phần loài trong quần xã. C. Giới tính, số lượng loài trong quần xã, thành phần loài. D. Độ tuổi, thành phần loài. Câu 17. Các cây keo lá tràm sống kề nhau trong một khu rừng có mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài. B. kí sinh. C. cộng sinh. D. hội sinh. Câu 18. Đối với động vật hoang dã, luật Bảo vệ môi trường qui định: A. Không săn bắt động vật non. B. Nghiêm cấm săn bắt. C. Vừa đánh bắt, vừa nuôi phục hồi. D. Chỉ được săn bắt thú lớn. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3,0 điểm) 1. Phân môn Vật lý (1 điểm) 0 Câu 19. Người ta thả một cục Sắt khối lượng m 1 = 0,8kg ở nhiệt độ t 1 = 120 C vào 0 một xô nước chứa m2 = 4kg nước ở nhiệt độ t2 = 25 C. Tính nhiệt độ nước trong xô khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của Sắt là C 1 = 460Jkg.K; của nước là C 2 = 4200J/kg.K. Coi rằng chỉ có nước và Sắt trao đổi nhiệt với nhau. 2. Phân môn Hóa học Câu 20. (1,0 điểm) Hoà tan hết 6,5 gam kẽm vào 200 ml dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch ZnCl2 và giải phóng khí H2 (đktc). Sau khi phản ứng kết thúc. a) Lập PTHH của phản ứng xẩy ra và tính thể tích khí H2 thu được ? b) Tính nồng độ mol dung dịch thu được sau phản ứng ? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Cho: Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5 3. Phân môn Sinh học (1 điểm) Câu 21. a) Nêu các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Trái Đất. b) Trong quần xã ao cá tự nhiên có quần thể cá rô phi. Hãy nêu điểm khác nhau giữa quần thể cá rô phi và quần xã ao cá tự nhiên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn. KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 1. Môn Vật lí ( 3,0 điểm) - Phần trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp B B A C B D D D án - Phần tự luận (1 điểm) Câu 19 Vật lí 1,0 điểm Giải Tóm tắt: m = 0.8 kg 1 0,25 m2 = 4kg o t1 = 120 C o t2 = 25 C C1 = 460J/kg.k C2 = 4200J/kg.k t=? Do có cân bằng nhiệt nên ta có phương trình: Qtỏa = Qthu  m1.c1.(t1- t) = m2.c2.(t- t2) 0,25  0,8.460.(100 - t) = 4.4200.(t -25) 0,25  Nhiệt độ lúc cân bằng là t ≈ 26,60C. 0,25 Học sinh làm cách khác, đảm bảo logic, tính toán đúng vẫn cho điểm tối đa. 2. Phân môn Hoá học (3 điểm) - Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 9 10 11 12 Đáp án D A C B Phần tự luận (1,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 20 a. 0,25  Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 0,25 0,1 0,2 .0,1 0,1 b. Dung dịch sau phản ứng có: 0,25 ZnCl2 = 0,1 (mol) 0,25
  4. 3. Phân môn Sinh học (4 điểm) - Phần trắc nghiệm (3.0 điểm): 0.5 điểm/đáp án đúng. Câu 13 14 15 16 17 18 Đáp án A D C B A B - Phần tự luận (1.0 điểm) Câu 21 Nội dung Điểm a. Nêu các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Trái Đất. - Nguyên nhân do tự nhiên: thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt 0.25 Trời, hoạt động núi lửa, thay đổi dòng chảy của đại dương, thay đổi chuyển động của Trái Đất, - Nguyên nhân do con người: 0.25 a + Nguyên nhân chính là do sự gia tăng các hoạt động của con người thải ra khí nhà kính (khí thải từ hoạt động sản xuất, giao thông, ) + Hoạt động khai thác quá mức các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng, biển làm giảm khả năng hấp thụ khí nhà kính trong bầu khí quyển của các hệ sinh thái đó. b. Trong quần xã ao cá tự nhiên có quần thể cá rô phi. Hãy nêu 0.5 điểm khác nhau giữa quần thể cá rô phi và quần xã ao cá tự nhiên. Quần thể cá rô phi Quần xã ao cá tự nhiên - Gồm nhiều cá thể cùng loài. - Gồm nhiều quần thể. - Độ đa dạng thấp - Độ đa dạng cao. - Tồn tại trong một thời gian nhất định - Tồn tại trong một thời gian dài b - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ - Mối quan hệ giữa các quần thể là cùng loài, chủ yếu là quan hệ sinh sản và quan hệ khác loài, chủ yếu là di truyền. quan hệ dinh dưỡng.