Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 17/05/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I: MÔN GDCD 6 Năm học: 2021– 2022 ( Dùng cho loại đề kiểm tra TN và TL) 1. MA TRẬN ĐỀ. TT Chủ Nội dung KT Số câu hỏi cho từng mức độ nhận thức Tổng số đề/bài Nhận biết Thông hiểu Vận Vận câu dụng dụng thấp cao TN TL TN TL TL TL TN TL 1 Tự hào - Nhận biết các truyền thống 03 01 01 01 04 02 về tốt đẹp của gia đình, dòng họ. truyền Những hành vi biết giữ gìn thống truyền thống gia đình, - Hiểu được những việc làm dòng họ. biết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ thông qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ. - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. - Đưa ra được cách ứng xử phù hợp 2 - Nhận biết những hành vi, 03 1/2 01 1/2 04 01 Yêu biểu hiện của tình yêu thương thương con người và ngược lại. con - Hiểu được những việc làm người không thể hiện tình yêu thương con người. - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì. - Nêu lên được những việc làm cụ thể của bản thân hoặc gia đình thể hiện tình yêu thương con người. 3 Siêng - Nhận biết được hành vi, ý 02 1/3 02 1/3 1/3 04 01 năng, nghĩa của siêng năng, kiên trì. kiên trì Trình bày khái niệm siêng năng, kiên trì, - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì và thiếu siêng năng, kiên trì thông qua những hành vi cụ thể. - Đưa ra được cách giải quyết tình hướng phù hợp. Tổng số câu 08 01 04 01 01 01 12 04 Tổng số điểm 2.0 2.0 1.0 2.0 2.0 1.0 3.0 7.0 Tỉ lệ % 40 30 20 10 30 70
  2. II. ĐỀ RA: MÃ ĐỀ 01 I:TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (3đ) Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu 0,25đ) Câu 1: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây là biểu hiện của yêu thương con người? A. Khoan dung độ lượng. B. Vô cảm. C. Nhỏ nhen. D. Ích kỷ Câu 2: Trong các truyền thống sau, đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Cần cù lao động B. Xem bói. C. Hiếu thảo. D. Yêu nước. Câu 3: Tối nào H cũng ngồi vào bàn để học bài nói lên đức tính gì? A. Lười biếng. B. Trung thực. C. Siêng năng kiên trì. D. Giản dị. Câu 4: Hành vi nào sau đây nói về tình yêu thương con người? A. Thấy người gặp hoạn nạn làm ngơ bỏ qua. B. Chăm chỉ học tập. C. Cãi lời bố mẹ. D. Ủng hộ bạn khi bạn gặp khó khăn. Câu 5: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là A. Gia đình đoàn kết. B. Gia đình hạnh phúc. C. Gia đình văn hóa. D. Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp. Câu 6: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của A. tự chủ, tự lập. B. tự nhận thức bản thân. C. yêu thương con người. D. siêng năng, kiên trì. Câu 7: Câu tục ngữ:“ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” nói đến truyền thống gì? A. Hiếu thảo. B. Yêu thương con người. C. Yêu nước. D. Cần cù lao động. Câu 8: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào dưới đây? A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống yêu nước. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Câu 9: Ý kiến nào sau đây nói về ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì? A. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống. B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác C. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì. D. Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở Câu 10: Câu thành ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta phải biết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ? A. Có đi có lại, mới toại lòng nhau. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Năng nhặt chặt bị. D. Giấy rách phải giữ lấy lề Câu 11: Học sinh thể hiện thiếu siêng năng kiên trì khi không thực hiện tốt hành vi nào sau đây? A. Tranh thủ thời gian giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. B. Làm bài kiểm tra trông chờ, ỉ lại bạn bè. C. Nhà ở xa dậy sớm đi học để không trễ giờ. D. Gặp bài toán khó không nản. Câu 12: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của tình yêu thương con người?
  3. A. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi. B. Nấu cháo cho mẹ khi mẹ ốm. C. Tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid 19. D. Đánh đập, đe dọa những bạn học lớp dưới. II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 13: (1,0đ). Theo em, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta? Câu 14: (2,0đ). Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Hãy kể Hai việc làm cụ thể của em hoặc gia đình em nói lên tình yêu thương con người trong đợt dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam. Câu 15: (3,0đ).Trình bày khái niệm siêng năng, kiên trì? Đức tính siêng năng kiên trì sẽ đem lại ý nghĩa gì đối với mỗi người? Khi gặp bài toán khó, em thường giải quyết như thế nào? Câu 16: (1,0đ). Sinh ra trong một làng quê nghèo khó, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Hỏi: Nếu là H, em sẽ ứng xử như thế nào cho phù hợp? MÃ ĐỀ 02 I:TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.(3đ) Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu 0,25đ) Câu 1: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người? A. Ích kỷ B. Vô cảm. C. Nhỏ nhen. D. Khoan dung độ lượng Câu 2: Trong các truyền thống sau, đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Cần cù lao động B. Hiếu thảo. C. Xem bói. D. Yêu nước. Câu 3: Tối nào H cũng ngồi vào bàn để học bài nói lên đức tính nào dưới đây? A. Lười biếng. B. Siêng năng kiên trì. C. Trung thực. D. Giản dị. Câu 4: Hành vi nào sau đây nói về yêu thương con người? A. Thấy người gặp hoạn nạn giúp đỡ. B. Chăm chỉ học tập. C. Khi bạn gặp khó khăn làm ngơ. D. Cãi lời bố mẹ. Câu 5: Câu tục ngữ: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” nói đến truyền thống nào sau đây? A. Hiếu thảo. B. Yêu nước. C. Cần cù lao động. D. Yêu thương con người Câu 6: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là: A. Gia đình đoàn kết. B. Gia đình hạnh phúc. C. Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp. D. Gia đình văn hóa. Câu 7: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của A. siêng năng, kiên trì. B. yêu thương con người. C. tự chủ, tự lập. D. tự nhận thức bản thân. Câu 8: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào sau đây? A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống yêu nước. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa chống giặc ngoại xâm. Câu 9: Câu thành ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta phải biết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ?
  4. A. Có đi có lại, mới toại lòng nhau. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Giấy rách phải giữ lấy lề D. Năng nhặt chặt bị Câu 10: Ý kiến nào sau đây nói về ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì? A. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống. B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác C. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì. D. Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở Câu 11: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của tình yêu thương con người? A. Quyên góp tiền giúp đỡ trẻ mồ côi. B. Nấu cháo cho mẹ khi mẹ ốm. C. Tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid 19. D. Đánh đập, đe dọa những bạn học lớp dưới. Câu 12: Học sinh thể hiện thiếu siêng năng kiên trì khi không thực hiện tốt hành vi nào sau đây? A. Tranh thủ thời gian giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. B. Làm bài kiểm tra trông chờ, ỉ lại bạn bè. C. Nhà ở xa dậy sớm đi học để không trễ giờ. D. Gặp bài toán khó không nản. II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 13: (2,0đ). Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Hãy kể Hai việc làm cụ thể của em hoặc gia đình em nói lên tình yêu thương con người trong đợt dịch Covid 19 bùng phát ở Việt Nam. Câu 14: (1,0đ). Theo em, việc giữa gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ mang lại ý nghĩa gì? Câu 15: (3,0đ).Trình bày khái niệm siêng năng, kiên trì? Đức tính siêng năng kiên trì sẽ đem lại ý nghĩa gì đối với mỗi người? Khi gặp bài toán khó, em thường giải quyết như thế nào? Câu 16: (1,0đ). Sinh ra trong một làng quê nghèo khó, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Hỏi: Nếu là H, em sẽ ứng xử như thế nào cho phù hợp? III. HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM . MÃ ĐỀ 01. I. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (3đ) - Mỗi câu đúng đạt 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B C D D C B A A C B D II. PHẦN II: TỰ LUẬN. (7đ) Câu Nội dung Điểm 13 Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như sau: (1đ) + Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. 0,5 + Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 0,5 - Yêu thương con người là: Sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người 1,0 14 khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn
  5. (2đ) - Hai việc làm của bản em hoặc gia đình nói về tình yêu thương con người đó là: + Ủng hộ đồng bào Miền Nam những thực phẩm thứ yếu. + Gia đình em ủng hộ những suất cơm cho người dân trong khu cách li tại xã Phong 0,5 Hóa. 0,5 ( Nếu học sinh lấy ví dụ không giống đáp án nhưng vẫn đúng thì vẫn cho điểm tối đa) - Trình bày khái niệm siêng năng, kiên trì. + Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm 0,5 15 việc thường xuyên, đều đặn. (3,0đ) + Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ 0,5 - Đức tính siêng năng kiên trì sẽ đem lại ý nghĩa gì đối với mỗi người đó là: + Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. 0,5 + Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. 0,5 - Khi gặp bài toán khó, em thường giải quyết như sau: + Cố gắng tìm nhiều cách giải khác nhau. 0,5 + Tham khảo ý kiến của bạn bè, thầy cô để tìm ra cách giải. 0,5 16 - Nếu là H em sẽ không tự ti, mặc cảm về gia đình, dòng họ của mình, mà em sẽ nói (1,0đ) cho mọi người biết dòng họ của em dù nghèo nhưng cũng có những truyền thống 0,5 đáng để tự hào như: lao động cần cù chăm chỉ, biết đoàn kết, yêu thương nhau để vượt qua mọi khó khăn, biết giữ gìn những phong tục, tập quán của quê hương, dân 1,0 tộc (Nếu học sinh làm khác với đáp án nhưng đúng vẫn được cộng điểm) MÃ ĐỀ 02. I. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (3đ) - Mỗi câu đúng đạt 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C B A A B C D C A D C II. PHẦN II: TỰ LUẬN. (7đ) Câu Nội dung Điểm - Yêu thương con người là: Sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người 1,0 14 khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn (2đ) - Hai việc làm của bản em hoặc gia đình nói về tình yêu thương con người đó là: + Ủng hộ đồng bào Miền Nam những thực phẩm thứ yếu. 0,5 + Gia đình em ủng hộ những suất cơm cho người dân trong khu cách li tại xã Phong 0,5 Hóa. ( Nếu học sinh lấy ví dụ không giống đáp án nhưng vẫn đúng thì vẫn cho điểm tối đa) 13 Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như sau: (1đ) + Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. 0,5
  6. + Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 0,5 - Trình bày khái niệm siêng năng, kiên trì. + Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm 0,5 15 việc thường xuyên, đều đặn. (3,0đ) + Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ 0,5 - Đức tính siêng năng kiên trì sẽ đem lại ý nghĩa gì đối với mỗi người đó là: + Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. 0,5 + Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. 0,5 - Khi gặp bài toán khó, em thường giải quyết như sau: + Cố gắng tìm nhiều cách giải khác nhau. 0,5 + Tham khảo ý kiến của bạn bè, thầy cô để tìm ra cách giải. 0,5 16 - Nếu là H em sẽ không tự ti, mặc cảm về gia đình, dòng họ của mình, mà em sẽ nói (1,0đ) cho mọi người biết dòng họ của em dù nghèo nhưng cũng có những truyền thống đáng để tự hào như: lao động cần cù chăm chỉ, biết đoàn kết, yêu thương nhau để 1,0 vượt qua mọi khó khăn, biết giữ gìn những phong tục, tập quán của quê hương, dân tộc (Nếu học sinh làm khác với đáp án nhưng đúng vẫn được cộng điểm) HẾT BGH kí duyệt Tổ trưởng CM Người ra đề Trần Thị Hồng Phương Nguyễn Thị Hiền