Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử + Địa lý 6 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử + Địa lý 6 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_lich_su_dia_ly_6_sach_chan_tro.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử + Địa lý 6 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)
- Trường THCS Kim Đồng KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Họ và tên: Môn : Lịch sử- Địa lý 6 Lớp: STT Thời gian: 60 phút 1 Năm học: 2021-2022 Điểm Lời phê của giáo viên Chữ kí của PHHS I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4Đ) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là A. lưới đánh cá. B. làm đồ gốm. C. cung tên. D. đá mài sắc, gọn. Câu 2: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là A. khai khẩn được đất hoang. B. đưa năng suất lao động tăng lên. C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội. D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội. Câu 3: Phát minh đầu tiên và vĩ đại nhất của người nguyên thủy là: A. làm ra đồ gốm, đồ trang sức B. tìm ra lửa và dùng lửa C. chế tạo công cụ bằng đồng D. chế tạo công cụ bằng đá Câu 4: Người Tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào? A. Đã biết chế tác công cụ lao động. B. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình. C. Biết chế tạo lao và cung tên. D. Biết săn bắn, hái lượm. Câu 5: Ở nửa cầu Nam, hướng bị lệch của các vật khi chuyển động là: A. Lệch về bên phải. B. Lệch về bên trái. C. Lệch về phía Bắc. D. Lệch về phía Nam. Câu 6: Bán kính của Trái Đất tại xích đạo có độ dài là: A. 6378 km. B. 40 076 km. C. 510 triệu km2. D. 149,6 triệu km. Câu 7: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng: A.Từ Đông sang Tây. B. Từ Bắc đến Nam. C. Từ Nam đến Bắc. D. Từ Tây sang Đông. Câu 8: Trái Đất có dạng hình gì ? A. Hình tròn. B.Hinh elip. C. Hình cầu. D. hình vuông. II. TỰ LUẬN ( 6 Đ) Câu 9: Trình bày đời sống vật chất của người nguyên thủy? (2 điểm) Câu 10: Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại? (1điểm) Câu 11: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? (2 điểm) Câu 12: Độ dài đo được giữa hai điểm A và B trên tờ bản đồ có tỉ lệ là 1:15 000 là 5 cm. Hãy tính khoảng cách trên thực địa giữa hai điểm A và B? (1điểm) - HẾT –
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN SỬ-ĐỊA 6 NH 2021 – 2022, ĐỀ 1 I TRẮC NGHIỆM: (4,0đ) Đúng mỗi câu 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B A D A D C II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Trình bày đời sống vật chất của người nguyên thủy - Công cụ lao động: Người nguyên thủy ban đầu biết sử dụng đá, cành cây trong tự nhiên làm công cụ lao động. Dần dần họ biết ghè 1 đẽo, mài đá. Họ cũng biết chế tạo lao và cung tên . - Đời sống vật chất: ban đầu họ sống gần rừng, trong hang động, mái đá, săn bắt hái lượm, biết dùng lửa, chế tạo lửa. Sang giai đoạn người tinh khôn họ sống gần các thung lũng, ven suối, ven sông, biết làm 1 lều bằng cành cây để ở, biết trồng trọt chăn nuôi, thuần dưỡng động vật . Câu 2 Vì sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại ? Hình học phát triển ở Ai Cập cổ đại là do hằng năm nước sông Nin 1 dâng cao khiến ranh giới các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, họ phải tiến hành đo đạc lại ruộng đất. Câu 3 Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? - Nhờ công cụ lao động bằng kim loại ( đồng đỏ, đồng thau, sắt), con người làm ra một lượng sản phẩm dư thừa. Những người đứng đầu 1 thị tộc chiếm hữu sản phẩm dư thừa làm của riêng trở nên giàu có xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. - Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu - nghèo là mối quan hệ bất bình đẳng. XH nguyên thủy tan rã. Xã hội 1 có giai cấp hình thành. Câu 4 Khoảng cách trên thực địa từ điểm A đến điểm B là: 1 5 x 15 000 = 75 000 cm = 750 m - HẾT -