Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân 6

docx 6 trang Hoài Anh 27/05/2022 7510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_6.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Giáo dục công dân 6

  1. Trường THCS Yên Minh KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: Giáo Dục công dân 6 Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút Điểm Lời phê của cô giáo Phần I. Trắc nghiệm: (Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4) Câu 1: Tình huống nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm từ con người? A. Bác N đang điều khiển xe máy thì bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường. B. Lâm đi học thêm về muộn và thường đi xe đạp một mình qua đường vắng. C. Trên đường đi học về, Long và Tiến thường bị một nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền D. Trời mưa, Trung bị trượt chân ngã trước cổng trường. Câu 2: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Dùng bóng đèn mờ để học bài cho đỡ tốn kém. A. Ít giặt quần áo cho lâu cũ B. Mua đồ dùng cũ cho đỡ tốn tiền. C. Luôn để đồ đạc đúng nơi quy định. D. Tính toán hợp lí mỗi khi mua sắm đồ dùng cá nhân. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Năng nhặt chặt bị B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ C. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện. D. Thua keo này bày keo khác Câu 4: Gần đây, Vũ bị một nhóm học sinh lớp trên ở trường bên cạnh bắt nạt, dọa dẫm. Vì biết nhà Vũ khá giả, nên chúng bắt Vũ mỗi ngày phải nộp cho chúng 50 000đ. Bọn chúng dọa, nếu Vũ khoogn nộp thì sẽ bị chúng không cho đi đến trường.
  2. Theo em, Vũ phải lựa chọn cách xử lí nào sau đây? A. Im lặng, lấy tiền của bố mẹ để làm theo yêu cầu của bọn bắt nạt. B. Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình. C. Lẳng lặng không nghe lời bọn chúng, nhưng cũng không nói với ai. Câu5: Những việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Việc làm Nên Không nên A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo C. Đi chơi với người mới quên trên mạng D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà Câu 6: Cách ứng phó nào tương ứng với mỗi bước ứng phó nào trong tình huống nguy hiểm từ con người dưới đây? (Nối một cách ứng phó ở cột I với một bước ứng phó ở cột II cho phù hợp) I Nối II A. Hoàng nhận thấy đối tượng bắt nạt mình 1. Chọn phương án ứng là học sinh lớp 8 thường hay gây gổ, đánh phó phù hợp nhau trong trường. Đối tượng này yêu cầu Nam phải ở lại cuối buổi để “dạy bảo Nam một bài học” B. Hoàng nghĩ, trong trường hợp này tốt nhất 2. Nhận diện, đánh giá tình là gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm huống nguy hiểm C. Hoàng nghĩ đến cách ứng phó: hét to, kêu 3. Liệt kê các phương án cứu, gọi điện thoại cho người thân, chạy đến thoát khỏi tình huống nguy chỗ đông người, hiểm Câu 7: Những hành động, việc làm nào dưới đây nên và không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
  3. Hành động, việc làm Nên Không nên A. Sử dụng các thiết bị điện bình thường khi có bão, mưa giông, lũ lụt B. Tìm đến tầng hầm hoặc tầng trệt của công trình kết cấu bằng bê tông C. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo về thiên tai D. Tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, cột đường dây điện khi có sét. E. Leo lên nóc nhà để tránh bão, lốc xoáy Phần II. Tự luận: Câu 1: Nhận thấy trên trời có dấu hiệu của sấm sét nổi lên, các bạn học sinh sợ hãu chạy vào lớp học. Trung liền nói với các bạn: “Sấm sét là hiện tượng tự nhiên bình thường, không gây nguy hiểm. Chỉ có ai nhát gan thì mới sợ thôi!” Em có đồng tình với ý kiến của Trung không? Tại sao? Câu 2: Mùa Đông đến, trời rét. Mẹ muốn mua cho An một chiếc áo ấm mới để An đi học. Đối với gia đình nghèo như gia đình An thì việc chi tiêu mấy trăm nghìn đồng vào chiếc áo rét cũng là việc cần phải đắn đo suy nghĩ. Có bao nhiêu việc cần phải chi tiêu như tiền ăn hằng ngày của gia đình, tiền học phí của hai anh em An, tiền mua sách vở, mà gia đình An làm nghề nông nên làm ra đồng tiền rất khó. Mặc dù rất thích có áo mới, nhưng thương bố mẹ. An nói với mẹ chiếc áo hiện nay của bạn còn mặc được, không cần mua áo mới lúc này. a. Vì sao An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa?
  4. b. Em có thể học tập được điều gì ở An? Câu 3: Có ý kiến cho rằng, lối sống tiết kiệm rất cần thiết đối với mỗi học sinh, là điều mà mỗi học sinh chúng ta nên học tập và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích vì sao. Biểu điểm: Phần I. Trắc nghiệm: Câu 1: (0,5 điểm) D Câu 2: (0,5 điểm) D Câu 3: (0,5 điểm) C
  5. Câu 4: (0,5 điểm) B Câu5: (1 điểm) - Việc nên làm: A,E - Việc không nên làm: B,C,D,G,H Câu 6: (1 điểm) Nối : A-2; B-1; C-3 Câu 7: (1 điểm) - Việc nên làm: B,C,D - Việc không nên làm: A,E Phần II. Tự luận: Câu 1 - Em không đồng tình với ý kiến của Trung. (0,5 điểm) - Vì sấm sét có thể làm con người bị thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người(0,5 điểm) Câu 2 a. An nói với mẹ không cần mua áo mới nữa là vì An thương bố mẹ đi làm vất vả, đồng thời An cũng biết hoàn cảnh gia đình mình. (1 điểm) b. Qua câu chuyện của An, em học được tính tiết kiệm, lòng thương yêu bố mẹ của An. (1 điểm) Câu 3 - Em đồng ý với ý kiến trên. (0,5 điểm) - Vì tiết kiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Học sinh nên học tập và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ để hình thành thói quen tiết kiệm cho tương lai. (1,5 điểm)