Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 8091
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_6_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II: MÔN GDCD 6 Năm học: 2021– 2022 ( Dùng cho loại đề kiểm tra TN và TL) I. MA TRẬN. Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức Tổng số Vận Vận Chủ Nhận Thông câu TT Nội dung kiểm tra dụng dụng đề/Bài biết hiểu thấp cao TN TL TN TL TN TL TL TL Ứng - Khái niệm, biểu hiện của 3 1/2 01 1/2 1/2 1/2 04 02 1 phó những tình huống nguy với hiểm. tình - Nhận biết các kĩ năng để huống ứng phó với tình huống nguy nguy hiểm. hiểm. - Hiểu được những tình huống nguy hiểm sẽ gây hậu quả xấu với cá nhân, gia đình, xã hội. Tiết - Nhận biết khái niệm, biểu 3 1/2 01 1/2 04 01 2 kiệm hiện tiết kiệm. Nêu được ví dụ nói về tiết kiệm và ngược lại. - Hiểu được ý nghĩa của đức tính tiết kiệm. - Đưa ra được ví dụ cụ thể. 3 Công - Nhận biết khái niệm công 2 1/2 2 1/2 04 01 dân dân là gì nước - Căn cứ để xác định công cộng dân của một nước. hòa xã - Liên hệ những việc làm của hội bản thân để xứng đáng là chủ công dân của nước Việt nghĩa Nam. Việt Nam. Tổng số câu 8 1,5 4 1,5 1/2 1/2 12 4 Tổng số điểm 2,0 2,5 1,0 2,5 1,0 1,0 3,0 7,0 Tỉ lệ % 45 35 10 10 30 70
  2. II. ĐỀ RA. MÃ ĐỀ 01 I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ). Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu đúng, đạt 0,25đ) Câu 1: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: “Tình huống nguy hiểm từ là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình, làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của cá nhân và xã hội”. A. con người B. thiên nhiên C. động vật. D. máy móc. Câu 2: Phương án nào dưới đây thể hiện là một tình huống nguy hiểm do con người gây ra? A. Bão B. Sấm sét C. Bạo lực học đường D. Động đất Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hành vi tiết kiệm? A. Qua cầu rút ván B. Năng nhặt chặt bị C. Có chí thì nên D. Ở hiền gặp lành Câu 4: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có Quốc tịch tại A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Nga. D. Việt Nam. Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm? A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ. C. Tranh thủ thời gian học để chơi game. B. Xả nước uống để rửa tay. D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp học. Câu 6: Khi đang di chuyển trên đường mà gặp sấm, sét em sẽ: A. Tiếp tục di chuyển xem như không có chuyện gì. B. Dừng xe lại chỗ có gốc cây to để trú vì đó là nơi an toàn. C. Chạy nhanh đến nhà gần nhất xin trú, chờ hết sấm sét mới di chuyển tiếp. D. Đứng giữa đường chờ hết sấm, sét rồi đi tiếp vì đó cũng là cách an toàn. Câu 7: Mỗi sáng mẹ cho em mười ngàn ăn sáng, em ăn hết năm ngàn, còn năm ngàn em bỏ vào heo đất là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Ngoan ngoãn. B. Tiết kiệm. C. Chăm chỉ. D. Lười biếng. Câu 8: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công dân ở các tình thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì để phòng, chống dịch? A. Tránh tiếp xúc ít nhất 3 ngày đầu để phòng ngừa. B. Kỳ thị, xa lánh họ vì sợ lây dịch. C. Đến nhà họ chơi vì lâu ngày rất nhớ. D. Gọi chính quyền địa phương xử lí. Câu 9: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em thường làm việc nào dưới đây? A. Chơi game. B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. C. Đi chơi với bạn bè. D. Học bài, làm bài tập, giúp đỡ gia đình. Câu 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là? A. Những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam B. Những người có quốc tịch Việt Nam. C. Những người Việt Nam dù sinh sống ở nước nào. D. Những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định. Câu 11: Tình huống nào sau đây không phải là tình huống nguy hiểm? A. Mưa, gió, bão. B. Sấm, sét. C. Sạt, lở đất. D. Nhật thực, nguyệt thực. Câu 12: Anh T có bố là người Việt, mẹ là người Nga, anh T khai sinh và mang Quốc tịch Việt Nam nhưng bố mẹ lại cho anh sang Nhật Bản du học và đến Anh làm việc. Theo em anh T là công dân nước nào? A. Việt Nam B. Nước Nga C. Anh D. Nhật Bản
  3. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (2,0đ): Theo em, đức tính tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm. Câu 14: (2,0đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Em cần ghi nhớ những số điện thoại của ai? Câu 15:(1,0đ). Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Câu 16: Tình huống: (2,0đ) Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng xong, các bạn rủ nhau xuống sông tắm. Hỏi: a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống nguy hiểm không? Vì sao? b. Nếu em cùng đi đá bóng với các bạn, em nên làm gì trong tình huống trên? Hết
  4. MÃ ĐỀ 02. I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ). Hãy chọn 01 đáp án đúng nhất trong các đáp án đã cho sau: (Mỗi câu đúng, đạt 0,25đ) Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tiết kiệm? A. Bật điện ngay cả khi trong phòng đã sáng rõ. B. Ngồi trong giờ học nói chuyện riêng. C. Xả nước uống để rửa tay. D. Tắt quạt, điện khi ra khỏi lớp tập thể dục. Câu 2: Khi đang di chuyển trên đường mà gặp sấm, sét em sẽ: A. Tiếp tục di chuyển như không có chuyện gì. B. Dừng xe lại chỗ có gốc cây to để trú. C. Đứng giữa đường chờ hết sấm, sét rồi đi tiếp. D. Chạy nhanh đến nhà gần nhất xin trú. Câu 3: Mỗi sáng mẹ cho em mười ngàn ăn sáng, em ăn hết 5 ngàn, còn năm ngàn em bỏ vào heo đất là biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Ngoan ngoãn. B. Chăm chỉ. C. Tiết kiệm. D. Lười biếng. Câu 4: Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, công dân ở các tình thành khác trở về địa phương em. Em và gia đình cần phải làm gì để phòng, chống dịch? A. Đến nhà họ chơi vì lâu ngày rất nhớ. B. Kỳ thị, xa lánh họ vì sợ lây dịch. C. Tránh tiếp xúc ít nhất 3 ngày đầu để phòng ngừa. D. Gọi chính quyền địa phương xử lí. Câu 5: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: “Tình huống nguy hiểm từ là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”. A. Động vật. B. Thiên nhiên. C. Con người. D. Thiên tai. Câu 6: Phương án nào dưới đây thể hiện là một tình huống nguy hiểm do con người gây ra? A. Bão B. Sấm sét C. Bạo lực học đường D. Động đất Câu 7: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về hành vi tiết kiệm? A. Qua cầu rút ván B. Năng nhặt chặt bị C. Có chí thì nên D. Ở hiền gặp lành Câu 8: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có Quốc tịch tại A. Việt Nam. B. Nhật Bản. C. Nga. D. Trung Quốc. Câu 9: Tình huống nào sau đây không phải là tình huống nguy hiểm? A. Mưa, gió, bão. B. Sấm, sét. C. Sạt, lở đất. D. Nhật thực, nguyệt thực. Câu 10: Anh T có bố là người Việt, mẹ là người Nga, anh T khai sinh và mang Quốc tịch Việt Nam nhưng bố mẹ lại cho sang Nhật Bản du học và đến Anh làm việc. Theo em anh T là công dân nước nào? A. Nước Nga B. Việt Nam C. Anh D. Nhật Bản Câu 11: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em thường làm việc nào dưới đây? A. Chơi game. B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. C. Đi chơi với bạn bè. D. Học bài, làm bài tập, giúp đỡ gia đình. Câu 12: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là? A. Những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam B. Những người có quốc tịch Việt Nam. C. Những người Việt Nam dù sinh sống ở nước nào. D. Những người có quyền và nghĩa vụ do nhà nước Việt Nam quy định.
  5. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (2,0đ): Tiết kiệm là gì? Hãy nêu hai ví dụ nói về đức tính tiết kiệm. Câu 14: (2,0đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Câu 15:(1,0đ). Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Câu 16: Tình huống: (2,0đ) Trời nắng nóng, sau khi chơi đá bóng xong, các bạn rủ nhau xuống sông tắm. Hỏi: a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống nguy hiểm không? Vì sao? b. Nếu em cùng đi đá bóng với các bạn, em nên làm gì trong tình huống trên? Hết
  6. III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM. MÃ ĐỀ 01 I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ). Học sinh trả lời đúng 0.25đ/câu. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B D D C B A D B D A II: TỰ LUẬN (7,0đ). Câu Đáp án đề 01 Điểm Câu 13 - Học sinh trình bày được ý nghĩa của tiết kiệm. 2,0 điểm + Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động; đảm bảo cho 1,0 cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. - Nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm. + Mẹ cho mười ngàn ăn sáng, em đòi thêm năm ngàn để ăn hàng. 0,5 + Em chưa biết tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học bài và làm bài tập. 0,5 Câu 14 - Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên 2,0 điểm nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng sau: - Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống 0,5đ nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. - Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn 0,5đ cấp: + 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 0,25đ + 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc 0,25đ +113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật 0,25đ tự +114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. 0,25đ Câu 15 - HS nêu được khái công dân. 1,0 điểm + Công dân là người dân của một nước. 0,5đ - Căn cứ để xác đinh công dân của một nước. + Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước thể hiện mối 0,5đ quan hệ giữa nhà nước và công dân của nước đó. Câu 16 a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống rất nguy hiểm. Vì 1,0 2,0 điểm các bạn đi tắm mà không có người lớn đi cùng, không mặc áo phao nên nguy cơ đuối nước rất cao. b. Nếu em cùng đi với các bạn, em sẽ can ngăn không có các bạn tự ý 0,5đ xuống sông tắm. - Nếu các bạn không nghe, em sẽ báo với người lớn ở gần đó hoặc chạy về báo với bố mẹ để ngăn chặn kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy 0,5đ ra. Hết
  7. MÃ ĐỀ 02 I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0đ). Học sinh trả lời đúng 0.25đ/câu. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C B A A B C D C B D A II: TỰ LUẬN (7,0đ). Câu 13 - Học sinh trình bày được khái niệm tiết kiệm. 1,0 điểm - Tiết kiệm là biết sử dung một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức 1,0đ lực của mình và người khác. - Nêu 2 ví dụ nói về tiết kiệm. + Ra khỏi lớp em tắt quạt, tắt điện. 0,5đ + Em tranh thủ thời gian rảnh rỗi học bài và làm bài tập. 0,5đ Câu 14 - Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên 2,0 điểm nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng sau: - Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống 0,5đ nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. - Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn 0,5đ cấp: + 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 0,25đ + 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc 0,25đ +113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự 0,25đ +114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. 0,25đ - HS nêu được khái công dân. Câu 15 + Công dân là người dân của một nước. 0,5 1,0 điểm - Căn cứ để xác đinh công dân của một nước. + Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước thể hiện mối 0,5 quan hệ giữa nhà nước và công dân của nước đó. Câu 16 a. Theo em, hành vi của các bạn có phải là tình huống rất nguy hiểm. Vì 1,0 2,0 điểm các bạn đi tắm mà không có người lớn đi cùng, không mặc áo phao nên nguy cơ đuối nước rất cao. b. Nếu em cùng đi với các bạn, em sẽ can ngăn không có các bạn tự ý 0,5đ xuống sông tắm. - Nếu các bạn không nghe, em sẽ báo với người lớn ở gần đó hoặc chạy về báo với bố mẹ để ngăn chặn kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra. 0,5đ BGH kí duyệt Tổ trưởng CM Người ra đề
  8. Trần Thị Hồng Phương Nguyễn Thị Hiền