Đề ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

docx 20 trang Hoài Anh 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_6.docx

Nội dung text: Đề ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

  1. Câu 1: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Tự giác. Câu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là A. miệt mài làm việc. B. quyết tâm làm đến cùng. C. thường xuyên làm việc. D. tự giác làm việc. Câu 3: Trái với siêng năng, kiên trì là A. lười biếng, chóng chán. B. trung thực, thẳng thắn. C. cẩu thả, hời hợt. D. cả A và C. Câu 4: Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Tự giác. Câu 5: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người A. thật thà trước hành động việc làm của mình. B. thành công trong công việc và cuộc sống. C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình. D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội. Câu 6: Đâu là biểu hiện của siêng năng? A. Cần cù.
  2. B. Nản lòng. C. Hời hợt. D. Chóng chán. Câu 7: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta A. thành công trong công việc. B. uy tín cao trong xã hội. C. bản thân cảm thấy yêu đời hơn. D. tự tin trong mọi công việc. Câu 8: Việc siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại ý nghĩa gì? A. Thành công trong cuộc sống. B. Thành công trong công việc. C. Mọi người tin tưởng, yêu quý. D. Cả A, B, C. Câu 9: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta A. thành công trong cuộc sống. B. sống tự do hơn trong xã hội. C. bản thân cảm thấy vui vẻ hơn. D. tự tin trong mắt người khác. Câu 10: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người A. Tin tưởng và yêu quý. B. Cho rằng năng lực kém. C. Đánh giá là kém thông minh. D. Tư chất chưa tốt lắm. Câu 11: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì? A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống. B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn. C. Trở thành người có ích cho xã hội. D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
  3. Câu 12: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì? A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà. B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao. C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt. D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới. Câu 13: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người? A. Đức tính khiêm nhường. B. Đức tính tiết kiệm. C. Đức tính trung thực. D. Đức tính siêng năng. Câu 14: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì đối với học sinh là A. đi học chuyên cần. B. chăm chỉ học. C. chăm làm việc nhà. D. cả A, B, C. Câu 15: Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Khiêm tốn. Câu 16: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng? A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở. B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh. D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống. Câu 17: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, nói về siêng năng, kiên trì? A. Kiến tha lâu ngày đầy tổ. B. Tích tiểu thành đại.
  4. C. Chịu khó mới có mà ăn. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 18: Những danh nhân nào dưới đây, có đức tính siêng năng kiên trì? A. Bác Hồ. B. Nhà bác học Lê Qúy Đôn. C. Tôn Thất Tùng. D. A, B, C đều đúng. Câu 19: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là A. học thuộc bài trước khi đến lớp. B. không làm bài tập và học bài cũ. C. bỏ học chơi game, la cà quán xá. D. cổ vũ và tổ chức đua xe trái phép. Câu 20: Câu tục ngữ: "Cần cù bù thông minh" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Thật thà. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Siêng năng, kiên trì. Câu 21: Câu tục ngữ: "Có chí thì nên" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Khiêm tốn. Câu 22: Ý kiến nào dưới đây đúng khi thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở. B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh. D. Dù là bất kì ai, trong đó có học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì. Câu 23: Câu tục ngữ: "Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững" biểu hiện của đức tính nào dưới đây?
  5. A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Thật thà. Câu 24: Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ. B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm. C. M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó. D. Học sinh H rất chăm chỉ học tập và giúp mẹ làm việc nhà. Câu 25: Câu tục ngữ: "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Trung thành. Câu 26: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. B cho rằng siêng năng cũng không giỏi được, quan trọng là thông minh. D. M đăng kí lớp học yoga nhưng không đến tập vì thấy rất khó. Câu 27: Câu tục ngữ: "Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Thật thà. Câu 28: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. Năng nhặt chặt bị. B. Máu chảy ruột mềm.
  6. C. Hay làm đắp ấm vào thân. D. Đi lâu, xa đâu cũng tới. Câu 29: Câu tục ngữ: "Trăm bó đuốc, cũng vớ được con ếch" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Kiêm nhường. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Kiên trì. Câu 30: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống. B. có cuộc sống nghèo nàn, túng thiếu. C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy. D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Câu 31: Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Trung thực, thẳng thắn. B. Siêng năng, kiên trì. C. Tiết kiệm. D. Trung thành. Câu 32: Câu tục ngữ: "Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Khiêm tốn. Câu 33: Câu tục ngữ: "Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim." biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Tiết kiệm. B. Trung thực. C. Siêng năng, kiên trì. D. Khiêm tốn, trung thành.
  7. Câu 34: Câu tục ngữ: "Dẫu rằng chí thiễn tài hèn/ Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Xây dựng. Câu 35: Câu tục ngữ: " Năng nhặt chặt bị" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Lễ độ. Câu 36: Câu tục ngữ: "Siêng làm thì có, siêng học thì hay" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Trung thực, thành khẩn. B. Siêng năng, kiên trì. C. Tiết kiệm thời gian. D. Trung thành, khiêm tốn. Câu 37: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng? A. Khi T giúp bố mẹ chăn trâu, cậu còn tranh thủ đọc thêm sách. B. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác. C. Bố mẹ giao cho D tưới cây, nhưng D lười tưới làm cây khô héo. D. M đăng kí lớp học múa nhưng không đến tập vì thấy rất khó. Câu 38: Câu tục ngữ: "Đi lâu, xa đâu cũng tới" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Trung thực. C. Tiết kiệm. D. Thành ý. Câu 39: Câu tục ngữ: "Hay làm đắp ấm vào thân" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Tiết kiệm.
  8. B. Trung thực. C. Siêng năng. D. Thật thà. Câu 40: Câu tục ngữ: "Bới đất nhặt cỏ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Trung thực. B. Siêng năng. C. Khiêm tốn. D. Lễ độ. Câu 41: Hành vi nào thể hiện tính người siêng năng, kiên trì? A. X thường xuyên trốn học, chơi điện tử. B. A dành ít nhất 30 phút để học tiếng Anh mỗi ngày. C. H chỉ ham chơi mà không chịu giúp mẹ làm việc nhà. D. Q lấy sách giải ra chép cho nhanh để đi chơi với bạn. Câu 42: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì? A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả. B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày. C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan. D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện. Câu 43: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người A. Siêng năng, chăm chỉ. B. Lười biếng. C. Tiết kiệm. D. Trung thực. Câu 44: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người A. Kiên trì. B. Lười biếng.
  9. C. Chăm chỉ. D. Vô tâm. Câu 45: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì? A. Đức tính trung thực. B. Đức tính siêng năng. C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính siêng năng, trung thực. Câu 46:V có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, V dạy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, V vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, V thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, Nhờ vậy, V đã giảm cân và có ngoại hình cân đối. Việc làm của V thể hiên đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Thích thể hiện bản thân. C. Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Dũng cảm, trung thực. Câu 47: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì? A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới. B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập. C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn. D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp. Câu 48: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là A. sự thật. B. dũng cảm. C. khiêm tốn. D. tự trọng. Câu 49: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là
  10. A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 50: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật? A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống. B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết. D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết. Câu 51: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là A. sự thật. B. dũng cảm. C. khiêm tốn. D. tự trọng. Lời giải Câu 52: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 53: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật? A. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình. B. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết. D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết. Câu 54: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật? A. Chỉ nói đúng sự thật khi nhiều người biết sự việc. B. Chỉ cần nói đúng sự thật với cấp trên của mình.
  11. C. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn. D. Cần phải nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 55: Sự thật là A. những gì đang diễn ra trong cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho chúng ta. B. những điều trong cuộc sống và thường đem lại đau khổ cho nhiều người. C. những thứ đã diễn ra trong quá khứ và đem lại đau khổ cho con người. D. những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. Câu 56: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? A. Giúp con người tin tưởng nhau. B. Giúp con người gắn kết với nhau. C. Làm cho tâm hồn thanh thản. D. Cả A, B, C. Câu 57: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Thường làm mất lòng người khác. B. Sự thật luôn làm đau lòng người. C. Người nói thật thường thua thiệt. D. Giúp con người tin tưởng nhau. Câu 58: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào? A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được. C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật. D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ. Câu 59: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Thường làm mất lòng người khác. B. Làm cho tâm hồn thanh thản. C. Người nói thật thường thua thiệt. D. Sự thật luôn làm đau lòng người. Câu 60: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
  12. A. Thường làm mất lòng người khác. B. Tránh nhầm lẫn, oan sai xảy ra. C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù. D. Sự thật luôn làm đau lòng người. Câu 61: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. B. Thường làm mất lòng người khác. C. Người nói thật sẽ mất lòng bạn bè. D. Cuộc sống trở nên tồi tệ hơn trước. Câu 62: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật? A. Không ai biết thì không nói sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ. C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối. D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe. Câu 63: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật? A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra. C. Không nói dối. D. Cả A, B, C. Câu 64: Hành vi thể hiện của người không tôn trọng sự thật là A. giả vờ ốm để không phải đi học. B. nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game. C. tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook. D. cả A, B, C. Câu 65: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật? A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp. B. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra. C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.
  13. D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game. Câu 66: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người A. xa hoa, lãng phí. B. cần cù, siêng năng. C. tiết kiệm, khiêm tốn. D. tôn trọng sự thật. Câu 67: Ca dao tục ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành. C. Mất lòng trước, được lòng sau. D. A, B, C đúng. Câu 68: Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật? A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi. C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao. D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất. Câu 69: Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” có nội dung nói về A. giản dị, cần cù. B. tiết kiệm, khiêm tốn. C. khiêm tốn, siêng năng. D. tôn trọng sự thật. Câu 70: Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói người nào đó luôn sống A. giản dị, cần cù. B. tôn trọng sự thật. C. tiết kiệm, khiêm tốn. D. khiêm tốn, siêng năng. Câu 71: Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống A. giản dị, chăm chỉ.
  14. B. tiết kiệm, khiêm tốn. C. giả dối và thật thà. D. khiêm tốn, siêng năng. Câu 72: Câu tục ngữ: “Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.” nói về đức tính của một người luôn sống A. thờ ơ với người khác. B. bàng quan với thực tại. C. tôn trọng sự thật. D. khiêm tốn, kiệm lời. Câu 73: Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của việc A. có sức khỏe phi thường. B. tiết kiệm, dũng cảm. C. tôn trọng sự thật. D. sức khỏe là tất cả. Câu 74: Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành. C. Mất lòng trước, được lòng sau. D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay. Câu 75: Câu tục ngữ: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” là biểu hiện của việc A. cách thức chữa bệnh. B. tiết kiệm, khiêm tốn. C. tôn trọng sự thật. D. thuốc đắng là thuốc tốt. Câu 76: Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật? A. Mật ngọt chết ruồi. B. Ăn ngay nói thẳng. C. Cây ngay không sợ chết đứng.
  15. D. Thật thà ma vật không chết. Câu 77: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành” ý nói người nào đó luôn sống A. giản dị, cần cù. B. tiết kiệm, khiêm tốn. C. tôn trọng sự thật. D. chăm chỉ làm ăn. Câu 78: Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người A. được người khác tin tưởng. B. thờ ơ, hời hợt với người khác. C. không được người khác tin nữa. D. luôn được người khác tôn trọng. Câu 79: Câu tục ngữ: “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” nói về nội dung nào dưới đây? A. Giản dị, cần cù. B. Tiết kiệm, khiêm tốn. C. Tôn trọng sự thật. D. Khiêm tốn, giản đơn. Câu 80: Câu tục ngữ: “Trung thực, thật thà thường thua thiệt” nói về nội dung nào dưới đây? A. Giản dị, cần cù. B. Tiết kiệm, khiêm tốn. C. Tôn trọng sự thật. D. Khiêm tốn, giản đơn. Câu 81: Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về nội dung nào dưới đây? A. Giản dị, cần cù. B. Tiết kiệm, khiêm tốn. C. Tôn trọng sự thật. D. Khiêm tốn, giản đơn. Câu 82: Câu tục ngữ: “Bề ngoài thơn thớt nói cười/Mà trong gian hiểm giết người không dao” ý nói về một người
  16. A. rất tốt, niềm nở với mọi người. B. sống giả dối, độc ác nham hiểm. C. luôn luôn tôn trọng sự thật. D. luôn chan hòa với mọi người. Câu 83: Câu tục ngữ: “Những người tính nết thật thà/Đi đâu cũng được người ta tin dùng” thể hiện ý nghĩa của việc chúng ta sống A. giản dị, cần cù. B. tiết kiệm, khiêm tốn. C. tôn trọng sự thật. D. khiêm tốn, siêng năng. Câu 84: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” ý nói người nào đó luôn sống A. giản dị, cần cù. B. tiết kiệm, khiêm tốn. C. tôn trọng sự thật. D. khiêm tốn, siêng năng. Câu 85: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật? A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn. B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn. C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù. D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Câu 86: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì? A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai. B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất. Câu 87: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người A. rất tốt, sống thật thà.
  17. B. có đức tính tiết kiệm. C. thích thể hiện bản thân. D. giản dị, không đua đòi. Câu 88: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích. B. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình. C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác. Câu 89: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Coi như không biết, không phải việc của mình. B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. C. Nói với bạn cho mình xem cùng. D. Khuyên bạn không được làm như vậy. Câu 90: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì? A. Khuyên bạn không nên làm như vậy. B. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng. C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình. D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like. Câu 91: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là A. thông minh. B. tự nhận thức về bản thân. C. có kĩ năng sống. D. tự trọng. Câu 92: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tự nhận thức về bản thân.
  18. B. Tư duy thông minh. C. Có kĩ năng sống tốt. D. Sống tự trọng. Câu 93: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai. B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác. C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh. D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân. Câu 94: Tự nhận thức về bản thân là A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình. B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống. C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra. D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh. Câu 95: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người. D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân. Câu 96: Tự nhận thức về bản thân là biết được A. điểm mạnh của bản mình. B. điểm yếu của bản mình. C. khả năng của mình. D. cả A, B, C. Câu 97: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu ) là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tự nhận thức về bản thân. B. Tố chất thông minh. C. Đánh giá bản thân. D. Lòng tự trọng.
  19. Câu 98: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân? A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể. B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 99: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội. C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh. D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất. Câu 100: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân? A. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình. B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình. D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1.C 2.B 3.D 4.A 5.B 6.A 7.A 8.D 9.A 10.A 11.B 12.A 13.D 14.D 15.A 16.D 17.D 18.D 19.A 20.D 21.A 22.D 23.A 24.C 25.A 26.A 27.A 28.B 29.D 30.B 31.B 32.A 33.C 34.A 35.A 36.B 37.A 38.A 39.C 40.B 41.B 42.B 43.B 44.B 45.D 46.A 47.B 48.A 49.A 50.A 51.A 52.A 53.B 54.C 55.D 56.D 57.D 58.A 59.B 60.B 61.A 62.C 63.D 64.D 65.B 66.D 67.D 68.C 69.D 70.B 71.C 72.C 73.C 74.D 75.C 76.D 77.C 78.C 79.C 80.C 81.D 82.B 83.C 84.D 85.C 86.D 87.A 88.C 89.D 90.A 91.B 92.A 93.D 94.A 95.A 96.A 97.A 98.D 99.A 100.B