Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo - Trường Đại học Cần Thơ

doc 4 trang Hoài Anh 5410
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo - Trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_boi_duong_giao_vien_thpt_hang_ii_chuyen_de_2_chien_lu.doc

Nội dung text: Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 2: Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo - Trường Đại học Cần Thơ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHUYÊN ĐỀ 2: CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP: BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HẠNG II KHOÁ: 41 ĐIỂM: - Họ và tên học viên: TRẦN THÀNH TIẾN - Số thứ tự (theo danh sách): 28 - Ngày sinh: 01/01/1988 Nơi sinh: CẦN THƠ - Số tờ: 02 (4 mặt). BÀI LÀM Câu hỏi: Hãy trình bày các giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam. Theo các thầy cô, giải pháp nào đóng vai trò quyết định? Trả lời ý 1: Các giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam là i) Đổi mới quản lí giáo dục: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp;Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục; Phân loại chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn phải có lộ trình để tiến tới đạt chuẩn; ii) Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục: Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015; Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên; Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo 1
  2. dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên. iii) Đổi mới nội dung, PPDH, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục: Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương; dựa trên nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, vận dụng có chọn lọc một số chương trình tiên tiến trên thế giới, phát huy vai trò của các trường trọng điểm trong từng khối ngành, nghề đào tạo để thiết kế các chương trình liên thông. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. iv) Tăng cường nguồn lực đầu tư, và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục: Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục; Đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách nhà nước từ 20% trở lên, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Triển khai các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, dạy nghề và phổ thông ngoài công lập, trước hết về đất đai, thuế và vốn vay. Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước. v) Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội: Khuyến khích doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học để tăng cường khả năng tự cung ứng nhân lực và góp phần cung ứng nhân lực cho thị trường lao động. Quy định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành, địa phương; giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng và đánh giá chương trình, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp, tuyển dụng học sinh, sinh viên tốt nghiệp; Gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất; thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo. vi) Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội: nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập, hỗ trợ và ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo; Có chính sách ưu đãi đối 2
  3. với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; Tăng đầu tư cho giáo dục đặc biệt; có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giáo dục đặc biệt và học sinh khuyết tật. vii) Phát triển khoa học giáo dục: Ưu tiên nghiên cứu cơ bản về khoa học giáo dục; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và xu thế phát triển giáo dục trong và ngoài nước, nghiên cứu đón đầu nhằm cung cấp những luận cứ khoa họ; Phát triển mạng lưới cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, tập trung đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia và các viện nghiên cứu trong các trường sư phạm trọng điểm; Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục; thực hiện tốt chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng phục vụ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. viii) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục: Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước cho các trường đại học trọng điểm và viện nghiên cứu quốc gia, ưu tiên các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn; Khuyến khích các cơ sở giáo dục trong nước hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ khoa học và quản lý giáo dục; tăng số lượng học bổng cho học sinh, sinh viên đi học nước ngoài. Trả lời Ý 2: Theo bản thân em giải pháp thứ i) Đổi mới quản lí giáo dục đóng vai trò quyết định. Vì giải pháp này ảnh hưởng đến các giải pháp còn lại. Thật vậy, quản lí giáo dục có vai trò quyết định sự vận hành của hệ thống giáo dục; nhờ giải pháp “đổi mới quản lí giáo dục” để định hướng là kim chỉ nam, làm nền tảng và cơ sở để dựa vào nó mà “phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục”; cũng dựa vào giải pháp này để làm cơ sở chỉ hướng xây dựng và “đổi mới nội dung, PPDH, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục” nhằm phù hợp và bắt kịp nề giáo dục hiện đại; cũng nhờ vào “đổi mới quản lí giáo dục” mà làm cơ sở để xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút khuyến khích phát triển nền giáo dục cụ thể nó ảnh hưởng trực tiếp đến các giải pháp “Tăng cường nguồn lực đầu tư, và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục”,”Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội”, “Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội”; khi “đổi mới quản lí giáo dục” hợp lí và hiệu quả giáo dục được quan tâm chú trọng tất nhiên sẽ thu hút nhân tài từ đó góp phần “Phát triển khoa học giáo dục” và “mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục” là điều tất 3
  4. nhiên. Bởi sự ảnh hưởng của giải pháp này đến các giải pháp còn lại, nên nó giữ vai trò quyết định. 4