Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 4430
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 04 trang) Lưu ý: Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi; không làm bài vào đề thi. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm) Câu 1: Nước ta có vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nơi tiếp giáp của vành đai sinh khoáng nào? A. Thái Bình Dương và Á – Âu B. Thái Bình Dương và Địa Trung Hải C. Á – Âu D. Thái Bình Dương và Nam Á Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây á, Đông Phi và Tây Phi? A. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa B. Việt Nam có bờ biển dài, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển C. Do đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ. D. Do cả ba nguyên nhân trên Câu 3. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là A. Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta B. Nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất C. Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta D. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta. Câu 4. Hãy cho biết vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? A. Nội thuỷ, thềm lục địa, gần thềm lục địa B. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa C. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, phát triển kinh tế D. Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, sâu nội địa Câu 5: Địa hình đồi núi đã làm cho: (1) Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch. (2) Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ. (3) Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. (4) Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn. Các nhận định sai là: A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4) Câu 6. Các đèo nào do núi chạy thẳng ra biển ,cắt các đồng bằng ven biển miền Trung ra nhiều khu vực: A. Đèo Ngang, đèo Hải Vân , đèo Cù Mông, đèo Cả. 1
  2. B. Đèo Hải Vân , đèo An Khê, đèo Ngang , đèo Lao Bảo . C. Đèo Lao Bảo , đèo Hải Vân , đèo Cả, đèo An Khê. D. Đèo An Khê, đèo Hải Vân , đèo Cù Mông , đèo Ngang Câu 7. Gió mùa mùa hạ chính thức ở nước ta xuất phát từ A. áp cao chí tuyến bán cầu Bắc. B. áp cao ở lục địa phương Bắc. C. áp cao vịnh Ben - gan. D. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. Câu 8. Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là: (1) Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn (2) Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời (3) Trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần (4) Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm Các đáp án đúng là: A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (4) Câu 9: Phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và dốc do: A. Diện tích lãnh thổ không lớn B. Địa hình nhiều đồi núi, nhiều nơi ăn sát ra biển C. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang D. Phần lớn sông ngòi bắt nguồn từ bên trong lãnh thổ Câu 10. Đây là một dặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông B. Phần lớn sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam C. Phần lớn sông đều ngắn , dốc , dễ bị lũ lụt. D. Sông có lưu lượng lớn , hàm lượng phù sa cao. Câu 11: Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%? A. Tuyên Quang, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng. B. Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum, Quảng Bình. C. Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Lâm Đồng. D. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng Câu 13: Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do A. thiên nhiên nhiều thiên tai. B. môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. C. thiếu vốn đầu tư. D. ngư dân ngại đánh bắt xa bờ. Câu 14: Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm là nguồn tài nguyên A. quý hiếm. B. dễ khai thác. 2
  3. C. gần khu đông dân cư. D. có trữ lượng lớn. Câu 15. Hoạt động nào sau đây thuộc lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng ở nước ta? A. Dịch vụ cá nhân, giáo dục và khách sạn. B. Kinh doanh tài sản, tư vấn và tín dụng. C. Thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng. D. Giao thông vận tải, bảo hiểm và đoàn thể. Câu 16: Khó khăn lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vào mùa đông là: A. Thiếu nước tưới B. Thời tiết quá lạnh C. Thời tiết diễn biết thất thường D. Bão lũ thường xảy ra Câu 17: Các vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng Duyên hải Miền Trung C. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ: A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển B. Địa hình cao ở phía Tây, thấp ở phía Đông C. Vùng có tiềm năng về tài nguyên rừng đứng thứ 2 sau Tây Nguyên D. Vùng có các đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn ở ven biển Câu 19. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là: A. Đất rừng ngày càng bị thu hẹp. B. Công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn C. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên D. Các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi Câu 20: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là: A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC II. PHẦN TỰ LUẬN: (12,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): a) Tại sao việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? b) Hãy nêu các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? Câu 2 (3,0 điểm): 1) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó. 2) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Phân tích những thuận lợi để nước ta có thể đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. 3
  4. b) Giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? Câu 3 (3,5 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Chứng minh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch? Câu 4 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2012 (Đơn vị: %) Năm 1990 2000 2010 2012 Nông – lâm – thủy sản 38,7 24,5 19,0 19,7 Công nghiệp – xây dựng 22,7 36,7 38,2 38,6 Dịch vụ 38,6 38,8 42,8 41,7 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2013, NXB Thống kê,2014) 1) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1990 - 2012. 2) Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn trên. HẾT Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 4
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: ĐỊA LÍ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm – Mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A D B B A D C B D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D C D C D A,D D C B II. PHẦN TỰ LUẬN: (10,0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) a) Việc làm đang là vấn đề kinh tế- xã hội gay gắt ở nước ta, vì: - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất lượng của nguồn lao động thấp tạo sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta. 0,25 - Ở nông thôn: Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế 0,25 - Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao, trong khi thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, KHKT 0,25 - Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,63%, trong đó khu vực thành thị là 0,85%; khu vực nông thôn là 2,07%; Quý I năm 2018 tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị ước là 0,55%, ở khu vực nông thôn ước là 1,94%. (Số liệu cục thống kê năm 2017); 0,25 b) Hướng giải quyết: - Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình. 0,25 - Phân bố lại dân cư và lao động (chuyển từ ĐBSH, DHMT đến Tây Bắc và Tây Nguyên). 0,25 - Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở thành thị. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động. 0,25 - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và hướng nghiệp, dạy nghề. - Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí. 0,25 Câu 2 (3,0 điểm): 1. Các nhân tố ảnhhưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (1,5 điểm) - Các nhân tố gồm nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định 0,5 - Ảnh hưởng của từng nhân tố(0,5) + Dân cư và lao động nông thôn:chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp 0.25 + Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện 0.25 + Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển 0.25 + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 0,25 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học (1,5 điểm) a. Phân tích những thuận lợi để nước ta có thể đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất 5
  6. chính ở nước ta. - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như: có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa). 0,25 - Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ. Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển 0,25 b. Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm - Nước ta có nguồn nguyên liệu dồi dào từ ngành nông nghiệp. 0,25 - Nguồn lao động đông đảo, giá nhân công lao động rẻ. Có thị trường tiêu thụ rộng 0,25 lớn nhờ dân số đông, mức sống ngày càng tăng, thị trường xuất khẩu mở rộng - Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bố rộng khắp nước. 0,25 - Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển. 0,25 Câu 3 (3,0 điểm): Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 25 và trang 28 * Vị trí: Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối Bắc – Nam, nối Tây Nguyên với biển 0,5 Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác về du lịch * Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú: - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Địa hình: Có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo. Đặc biệt ở đây có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng: Non Nước, Mũ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang nhiều thắng cảnh đẹp như núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn 0,5 + Khí hậu: Có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông, tạo điều kiện phát triển du lịch 0,25 + Nước: Sông, hồ, một số nơi có nguồn nước khoáng sản như Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận) 0,25 + Sinh vật: Có các vườn quốc gia như: Núi Chúa, Phước Bình và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 0,25 - Tài nguyên du lịch nhân văn: + Di tích: Có nhiều di tích văn hóa – lịch sử: Trong đó có các di sản văn hóa thế giới như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di tích lịch sử cách mạng: Ba Tơ (Quảng Ngãi); 0,50 + Nhiều các lễ hội truyền thống như: Tây Sơn, Tháp Bà, Katê 0,25 + Làng nghề truyền thống: Gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận) 0,25 * Các lợi thế khác về kinh tế - xã hội: - Có số dân tương đối lớn, thị trường du lịch rộng lớn, đội ngũ lao động hoạt động du lịch đông đảo đã qua đào tạo 0,25 - Có hệ thống giao thông vận tải khá phát triển, cơ sở vật chất phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ ) 0,25 - Chính sách phát triển du lịch 0,25 6
  7. Câu 4 (3,5 điểm) 1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1,5 nước ta giai đoạn 1990 - 2012 Yêu cầu: - Dạng biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ miền. (Các dạng khác không cho điểm) - Chính xác, khoa học, đúng khoảng cách năm, có đầy đủ số liệu trên biểu đồ, có chú giải, tên biểu đồ. 2 Nhận xét và giải thích 2,00 * Nhận xét: - Cơ cấu: Có sự khác nhau giữa các khu vực kinh tế (DC). 0,5 - Sự chuyển dịch: theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản. (DC); tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng (DC); khu vực dịch vụ có xu hướng tăng nhưng không ổn định (DC). 0,5 * Giải thích: Cơ cấu GDP khác nhau giữa các khu vực và có sự chuyển dịch do: - Nước ta thực hiện đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. 0,5 - Phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trên thế giới. 0,5 7