Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Ân (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 7710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Ân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Ân (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm). Cho đoạn thơ: “ Vẫn như xưa vườn dừa quê nội Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương. Dừa bị thương dừa không cúi xuống Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài. ( Lê Anh Xuân, Dừa ơi ) a. Xác định phương thức biểu đạt có trong 3 khổ thơ trên? b. Cho biết thể thơ của 3 khổ thơ? c. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng ? Việc sử dụng các phép tu từ đó có ý nghĩa như thế nào? d. Viết đoạn văn ( 7-10 câu) cảm nhận của em về hình ảnh cây dừa trong 3 khổ thơ trên. Câu 2: (7 điểm). Cảm nhận của em về tình bà cháu qua bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: (3 điểm). Cho đoạn thơ: “ Vẫn như xưa vườn dừa quê nội Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương. Dừa bị thương dừa không cúi xuống Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài. ( Lê Anh Xuân, Dừa ơi ) a. Xác định phương thức biểu đạt có trong 3 khổ thơ trên? b. Cho biết thể thơ của 3 khổ thơ? c. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng ? Việc sử dụng các phép tu từ đó có ý nghĩa như thế nào? d. Viết đoạn văn ( 7-10 câu) cảm nhận của em về hình ảnh cây dừa trong 3 khổ thơ trên. Câu 2: (7 điểm). Cảm nhận của em về tình bà cháu qua bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9 Câu 1: (3 điểm) a. PTBĐ: Biểu cảm kết hợp miêu tả. (0,25 điểm) b. Thể thơ: Tự do (0,25điểm) c. Xác định được BPTT: (1,0điểm) + Nhân hóa : Dừa chảy máu, biết đau thương, biết oán hờn,dừa hiên ngang, dừa bị thương, ngẩng lên ca hát, dừa ơi. + So sánh: Như dân làng bám chặt quê hương. + Điệp từ: Vẫn. (LƯU Ý: HS chỉ gọi tên các BPTT mà không xác định được thì chỉ cho ½ số điểm) *Tác dụng của các biện pháp tu từ: (0,5điểm) + Nhấn mạnh, ngợi ca vẻ đẹp của cây dừa: Kiên cường, anh dũng, hiên ngang, ý chí kiên cường bám trụ quê hương. + Tăng sức biểu cảm. d. Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh cây dừa. (1điểm). Yêu cầu: + Về hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn có độ dài được giới hạn. + Về nội dung: Đảm bảo các ý sau. - Thông qua các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, điệp từ làm nổi bật được hình ảnh cây dừa: + Cây dừa cũng như một sinh thể sống, một con người. + Dừa cũng từng chịu những vết thương của chiến tranh: Ôi thân dừa đã bao lần chảy máu. + Dừa cũng biết đau thương oán hờn trước tội ác của kẻ thù: Biết bao đau thương biết mấy oán hờn. + Hình ảnh cây dừa toát lên vẻ đẹp của những người con của quê hương: Vừa mộc mạc giản dị, vừa hiền hậu và dũng cảm, kiên cường,hiên ngang, bất khuất, tự hào trong chiến đấu. + Thông qua hình ảnh cây dừa tác giả còn ca ngợi phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Câu 2: (7 điểm) Cảm nhận của em về tình bà cháu qua bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt. - Về hình thức: Đảm bảo bố cục một bài văn. - Về nội dung: a.Mở bài: (0,5điểm) - Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt, về bài thơ Bếp lửa . - Nổi bật trong bài thơ là tình bà cháu. b. Thân bài: ( 6 điểm) Cần triển khai qua 2 luận điểm: * Luận điểm 1: Tình cảm của bà dành cho cháu: (3điểm) + Bà tần tảo, chắt chiu, lặng thầm nuôi cháu lớn khôn theo năm tháng. - - Trước CM tháng 8, đất nước đói mòn đói mỏi, cha mẹ ở chiến khu, bà bên cháu, bên bếplửa hồng chăm chút nuôi cháu lớn lên từng ngày - Những năm tháng chiến tranh gian khổ, thiếu thốn Mỗi sớm mỗi chiều bà lại nhen lên bếp lửa lo từng bữa ăn cho cháu ấm lòng, để chúa quên đi cảm giác quạnh hiu. - Cuộc sống gian khổ, khốc liệt nhưng lòng bà mênh mông, bà vẫn kiên cường trụ vững lặng thầm nuôi cháu để những người nơi tiền tuyến không phải bận lòng vì bà cháu ở hậu phương.
  3. + Bà đã hết lòng yêu thương, chăm sóc dạy bảo cháu nên người. - Suốt những năm tuổi thơ xa cha mẹ, cháu luôn được bao bọc trong tình bà ấm áp. Khó khăn gian khổ là thế nhưng cháu luôn được bà ấp iu, chở che trong vòng tay yêu thương. Cháu không lẻ loi như con tu hú kêu hoài trên những cánh đồng xa. - Tám năm ròng bên bếp lửa, bà kể cho cháu nghe bao câu chuyện không thể nào quên. Xa cha, vắng mẹ, cháu được bù đắp bằng tình yêu thương của bà. - Suốt những năm tháng ấu thơ, cháu được bà dạy dỗ, chăm sóc. Bà không chỉ là bà nữa mà bà còn là người bạn, người thầy, người cha người mẹ - Ngọn lửa của bà đã thắp sáng những niềm tin, hi vọng, tỏa sáng cuộc đời cháu. Tình yêu thương của bà dành cho cháu là vô hạn. Bà vừa là chỗ dựa tinh thần vững chắc như người cha, vừa có tấm lòng yêu thương ấm áp như người mẹ, vừa độ lượng ân cần dạy bảo như người thầy. Tấm lòng bà là tấm lòng của bao phụ nữ Việt Namtaanf tảo sớm hôm, lặng thầm hi sinh vì hạnh phúc con cháu. Tấm lòng ấy thật đáng trân trọng và cảm phục biết bao. *Luận điểm 2: Tình cảm của người cháu đối với bà. (3 điểm) + Cháu nhớ bà da diết khôn nguôi. Biết bao kỉ niệm ùa về rõ nét, tươi nguyên trong trong kí ức cháu. - Cháu nhớ về cái đói trước Cách mạng tháng Tám. - Những năm tháng chiến tranh bom đạn vẫn hằn sâu trong kí ức cháu. - Kỉ niệm mà cháu nhớ nhất những ngày làng xóm tan hoang vì tội ác của kẻ thù, bà vẫn đững dậy từ trong đổ nát, kiên cường vượt qua thử thách. +Càng nhớ về bà, cháu lại càng thương bà biết bao. - Cháu thương cuộc đời bà biết mấy nắng mưa. - Cháu thương bà phải sống trong cô đơn, hiu quạnh. - Cháu nhớ về bà với lòng biết ơn, kính trọng và tự hào sâu sắc. Tình cảm của cháu dành cho bà là tình cảm chân thành, sâu sắc bởi cháu hôm nay đã trưởng thành và thấm thía tất cả. c. Kết bài: (0,5 điểm) - Khái quát, nâng cao> + T/c bà cháu cao đệp-> Những phẩm chất đáng quý và đáng tự hào của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ. + Qua t/c bà cháu thấy đươclẽ sống cao đẹp của dân tộc Việt nam: ân nghĩa, thủy chung. LƯU Ý: Gv nhìn tương quan bài làm của học sinh để chiết điểm chính xác.