Giáo án ngoài giờ lên lớp Lớp 11 - Chủ đề tháng 9: Thảo luận chuyên đề "Bạn hiểu gì về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước" - Hoàng Thị Ánh

doc 61 trang thaodu 4350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ngoài giờ lên lớp Lớp 11 - Chủ đề tháng 9: Thảo luận chuyên đề "Bạn hiểu gì về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước" - Hoàng Thị Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngoai_gio_len_lop_lop_11_chu_de_thang_9_thao_luan_ch.doc

Nội dung text: Giáo án ngoài giờ lên lớp Lớp 11 - Chủ đề tháng 9: Thảo luận chuyên đề "Bạn hiểu gì về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước" - Hoàng Thị Ánh

  1. Giáo án HĐNGLL11 Tuần 01 CHỦ ĐỀ THÁNG 9 THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ "BẠN HIỂU GÌ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC" I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Học sinh hiểu được nội dung cơ bản và bày tỏ ý kiến về sự nghiệp CNH-HĐH. - Biết xác định quyền và trách nhiệm của thanh niên HS là tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để sau này góp phần cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:  Thảo luận chuyên đề: 1. Công nghiệp hoá là gì? Vì sao phải tiến hành CNH-HĐH? Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện hay được không? Con người sống trong thời đại CNH-HĐH sẽ như thế nào? (Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp ). Để trả lời câu hỏi này, người dẫn CT gợi ý: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoá. Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá nền công nghiệp. Hiện đại hoá là gì? Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu,các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hoá, tin học hoá trong đó hàm lượng trí tuệ này càn chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra. 2. Mục tiêu của CNH-HĐH: "Xây dựng đất nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu văn minh". Đến năm 2020 phấn đấu thành 1 nước công nghiệp. 3. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước: - Làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn. - Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường giao thông, các công trình văn hoá nâng cao đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Học sinh có điều kiện học tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần. 4. Quan điểm cơ bản: - Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế. - Xem đây là sự nghiệp của toàn dân. - Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố phát triển. - Lấy khoa học - công nghệ làm động lực. - Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển. Ngoài các điều kiện về vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng thì điều kiện đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH - HĐH. Con đường tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục. 5. Trách nhiệm, vai trò xung kích của thanh niên ? III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 1
  2. Giáo án HĐNGLL11 - Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận dụng các điều 12, 13, 29 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế. - Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. thời gian hoạt động cho cả lớp. Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. Câu hỏi có thể đưa ra dưới dạng câu hỏi - đáp hoặc dưới dạng xử lý tình huống. - Giao cán bộ lớp phân công các tổ chuẩn bị câu trả lời (theo nhóm hoặc cá nhân). 2. Học sinh: - Nhận vấn đề (câu hỏi), hội ý thống nhất nội dung, hình thức hoạt động. tiến hành phân nhóm, thu thập những tài liệu cần thiết, chuẩn bị đáp án. - Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Phân công chủ toạ chương trình. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người phụ Nội dung chương trình hoạt động PP&P. tiện Thời lượng trách Người điều I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: Chương 3' khiển + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. trình + Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn. II. THẢO LUẬN: Đóng tiểu 1. Tiểu phẩm dẫn ý phẩm 2. Chia nhóm (từ 3 đến 5 nhóm) Kịch bản 15' Chuẩn bị phương tiện Các nhóm trình bày ý kiến, bổ sung. Nội dung: - Nhóm 1: Bàn "Hiểu thế nào là CNH, Thảo luận 15' Đại diện nhóm HĐH?". - Nhóm 2: Bàn "Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước". - Nhóm 3: Bàn "Vai trò của CNH, HĐH trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất Giấy viết Đại diện nhóm nước?". - Nhóm 4: Nêu tóm tắt quan điểm của nhà nước ta trong việc thực hiện CNH, HĐH. Đại diện nhóm - Nhóm 5: Vai trò, trách nhiệm của thanh niên, HS trong công cuộc này. Thể hiện cụ thể ? Xung phong 3. Thảo luận nhóm > cả lớp 4. Xen các tiết mục văn nghệ Nhạc 5' III. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC 1. Lời kết cho tiểu phẩm 2. Đại biểu có ý kiến 3. Đúc kết nội dung: khẳng định niềm tin về CNH, HĐH. Hưởng thành quả \\ Có nghĩa vụ 5' đóng góp (nâng cao trình độ, rèn thể chất, đạo đức ) V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG : (2') - Viết thu hoạch: Chương trình hành động của bản thân - Nêu nội dung hoạt động tiết sau. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 2
  3. Giáo án HĐNGLL11 Tuần 4 CHỦ ĐỀ THÁNG 9 THI HÙNG BIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP "CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC" I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên HS về sự nghiệp CNH - HĐH. - Biết xác định trách nhiệm cụ thể của mình, từ đó lập kế hoạch phấn đấu, tự giác học tập, rèn luyện. - Rèn tính mạnh dạn, tự tin trình bày vấn đề trước tập thể: sẵn sàng tham gia các hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:  Các đề tài hùng biện: 1. Vai trò, quyền và trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. 2. Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đối với đất nước. 3. Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Họp cán bộ lớp, BCH chi đoàn, giao trách nhiệm. - Gợi ý tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận động các điều 12, 13, 19 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để học sinh hiểu mình có quyền được thể hiện ước mơ, khát vọng. - Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. Thời gian hoạt động cho cả lớp. - Kiểm tra sự chuẩn bị // Giải đáp những vướng mắc kiến thức cho HS. 2. Học sinh: - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi (theo đội). - Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi, phim ảnh minh hoạ. - Mời đại biểu, Ban giám khảo. Phân công chủ toạ chương trình. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người Nội dung chương trình hoạt động PP&P. tiện Thời lượng phụ trách MC I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. Kịch bản 4' + Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn. + Khai mạc cuộc thi. (Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và cho điểm). II. XEM PHIM: (Một số đoạn phim về thành tựu khoa học Phim máy 6' của thế giới: Về các chế phẩm sinh học mới, công chiếu nghệ hoá dầu, chế tạo máy bay, luyện kim màu ). III. TIẾN HÀNH THI HÙNG BIỆN: 1. Thi theo từng nhóm: (Chia lớp thành 3 nhóm để thi theo 3 đề tài) Đại diện Các hình thức hoạt động cụ thể: Hùng biện nhóm - Lời chào. Nhạc - Đại diện giới thiệu về nhóm mình. 60' - 1 tiết mục văn nghệ - cá nhân phù hợp hát Tiểu phẩm mỗi đội có Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 3
  4. Giáo án HĐNGLL11 nhóm. khoảng 20' - Phần hùng biện (HS đã chuẩn bị, có cho bổ sung. Có thể minh hoạ bằng Tiểu phẩm). ĐỀ TÀI: a. Là TNHS, bạc xác định được vai trò gì, quyền và trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước? Trả lời: 1 HS hoặc Vai trò: Lực lượng xung kích, chủ chốt cả nhóm Quyền và trách nhiệm: Thể hiện những ước mơ chính đáng, làm giàu cho bản thân và tổ quốc, vươn lên khẳng định khả năng của tuổi trẻ. b. Muốn sự nghiệp CNH - HĐH thành công, thế hệ TNHS phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể nào? Trả lời: Theo 6 ý gợi ở tài liệu // Trân trọng ý tưởng mới, sáng tạo và chân tình của HS. c. Xác định nhiệm vụ trước mắt của HS hiện nay? Trả lời: Phấn đấu toàn diện // chuyên sâu. 18 bảng ghép Có định hướng học tập rõ, không dao động, cho 9 lượt không mất niềm tin (mỗi đội 3 10' 2. BGK nhận xét: Về cách thể hiện ý tưởng, tác lượt chơi) phong hùng biện, sức thuyết phục (có thể lấy BGK biểu quyết trong cả lớp, nếu cân cho bổ sung). Cho điểm: 3 mức (30đ, 20đ, 10đ). Đội nào có minh hoạ Tiểu phẩm + 10đ. 3. Trò chơi tập thể: - Sau phần thi của 2 đội, xen 1 trò chơi. "Hiểu ý nhau. Tên; Tôi là ai - Tôi làm việc ở MC & đội đâu". 3 HS - Cách chơi: Mỗi đội cử 3 HS, phối hợp nhau. + Sau khi nhận đề tài, HS mô tả bằng động tác. + 01 HS đoán nghề nghiệp. + 01 HS đoán nơi làm việc. (2 HS nầy chọn trong những tấm bảng có ghi sẵn, đưa tên - đúng 1 ý được 10đ. Ghép đúng 20đ). 4. BGK công bố kết quả // Hát bài tập thể BGK "Thanh niên thế hệ HCM". 5. GVCN nhận xét chung về quá trình thực Quà 7' hiện: GVCN Củng cố mục tiêu tiết HĐ: Khẳng định đây là sự nghiệp của toàn dân, phải có niềm tin, xác định nhiệm vụ học tập, rèn luyện, kiên trì phấn đấu // phát thưởng. V. ĐƯA ĐỀ TÀI HĐ MỚI : (3') - Chuẩn bị hoạt động tiết sau. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 4
  5. Giáo án HĐNGLL11 Tuần 01 CHỦ ĐỀ THÁNG 10 TÌM HIỂU VỀ VẺ ĐẸP TRONG TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em. - Hiểu thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu. - Cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ đẹp bình đẳng trong tình bạn, tình yêu. - Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung 1: 1. Khái niệm tình bạn. 2. Thế nào là tình bạn tốt? 3. Khái niệm tình yêu. 4. Ở lứa tuổi học đường có nên yêu không? Nếu có, chúng ta phải làm thế nào để có tình yêu đẹp? . Hình thức: a. Thảo luận hai tình huống về tình bạn và tình yêu: - TH1: Lan và Hương chơi với nhau, Lan nói một vài bí mật của Hương cho các bạn khác nghe. Theo bạn, Lan có phải là người bạn tốt của Hương không? Nếu là Hương, bạn sẽ làm gì? - TH2: Hai bạn Hùng và Nhung chơi rất thân với nhau, Hùng quan tâm đặc biệt với Nhung. Nhung cảm thấy khó chịu rồi xa lánh Hùng vì tưởng Hùng yêu mình. Theo bạn những hành động của Hùng có phải là biểu hiện của tình yêu hay không? Nếu là Nhung, bạn sẽ cư xử như thế nào? 2. Nội dung 2: Tìm hiểu về những đặc điểm của tình bạn và tình yêu đẹp. . Hình thức: Trò chơi chung sức. 3. Nội dung 3: Tìm hiểu về những quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp. . Hình thức: Trò chơi "Chiếc nón kỳ diệu" - V1: Một trong những quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu. - V2: Một trong những phẩm chất cao quý trong tình yêu của người Việt Nam. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin ) và một số nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái "tôi" thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng. - Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. - Một tình bạn tốt có những đặc điểm sau: + Có sự phù hợp về xu hướng. + Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. + Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm cao với nhau. + Có sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc với nhau. + Có thể tồn tại nhiều mối quan hệ tình bạn cùng một lúc mà vẫn giữ được độ mặn nồng thắm thiết. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 5
  6. Giáo án HĐNGLL11 - Tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu. Song, không nhất thiết mọi tình bạn khác giới đều thành tình yêu. - Trong quan hệ bạn bè khác giới cần trách: + Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu. + Gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu. - Tình bạn khác với tình yêu là không có sự say mê thể xác, không ghen tuông khi bạn khác giới có người yêu. - Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, một biểu hiện cao đẹp của tình người (lòng nhân ái), tình yêu làm con người trở nên thanh cao hơn, nhân ái hơn và giàu sức sáng tạo hơn. - Tình yêu nam nữ là tình cảm đặc biệt, thúc đẩy hai người khác giới đi đến hoà nhận với nhau về tình cảm, tâm hồn và thể xác. 2. Học sinh: - Soạn và bổ sung thêm các câu hỏi GV đã gợi ý. - MC được cung cấp các câu hỏi, chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi. - Chuẩn bị khổ giấy to và bút. - Phân công trang trí bảng và kê bàn ghế phù hợp với HĐ - Chuẩn bị phần thưởng (nếu có). IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HS hoàn toàn làm chủ bước này, các em hoàn toàn tự quản điều khiển tiết HĐ. GV là đại biểu, là cố vấn. 1. Hoạt động mở đầu (5 phút): - Khởi động bằng một trò chơi hoặc hát một bài hát tập thể. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu thành phần Ban cố vấn. 2. Hoạt động 1: Thảo luận về tình bạn và tình yêu đẹp (10 phút). - MC lần lượt đưa ra hai tình huống cho các nhóm cùng thảo luận. Thời gian thảo luận là 6 phút. - Trong khi các tổ thảo luận, MC quan sát, nhắc nhở các ban tập trung, nhắc thời gian để các tổ chủ động hoàn thành đúng tiến độ. - Các tổ cử đại diện trình bày ý kiến của tổ mình. Đặc điểm của tình bạn Điểm - Ban giám khảo cho điểm. đẹp. 3. Hoạt động 2: Trò chơi chung sức (10 phút). Cùng sở thích 10 - MC triển khai trò chơi và các qui định. Bình đẳng 30 - Điều khiển trò chơi đúng luật. Tôn trọng 12 V1: Các đặc điểm của tình bạn đẹp. Chân thành 16 - Kết quả điều tra Tin cậy 15 Đồng cảm 17 V2: Các đặc điểm của tình yêu đẹp. Đặc điểm của tình yêu Điểm - Kết quả điều tra đẹp. Tôn trọng lẫn nhau 25 Chung thuỷ 30 Yêu thương 15 Tin tưởng 12 Chia sẻ 8 Trách nhiệm 10 - Giám khảo cho điểm các tổ. 4. Hoạt động 3: Trò chơi chiếc nón kỳ diệu (15 phút). - MC triển khai trò chơi và các qui định. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 6
  7. Giáo án HĐNGLL11 - Điều khiển trò chơi đúng luật V1: Một trong những quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu B Ì N H Đ Ẳ N G V2: Một trong những phẩm chất cao quí trong tình yêu của người Việt Nam C H U N G T H Ủ Y - Giám khảo cho điểm các tổ. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Phần này cũng do HS hoàn toàn làm chủ. - Thư ký tổng kết điểm của các tổ. - HS tự nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của lớp và rút ra kiến thức cơ bản của tiết học. - GVCN chốt lại những điều cốt lõi của tiết học và dặn dò cho tiết sau. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 7
  8. Giáo án HĐNGLL11 CHỦ ĐỀ THÁNG 10: THI VĂN NGHỆ HÁT VỀ TUỔI HỌC TRÒ (60 phút) I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của tình bạn, tình yêu tuổi học trò. - Biết xây dựng tình cảm trong sáng, đoàn kết, gắn bó giữa các bạn học cùng lớp, cùng trường. - Biết cách tổ chức và điều khiển một chương trình thi văn nghệ trước tập thể lớp. - Có thái độ tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia vào các phong trào hoạt động trong tập thể. II. NỘI DUNG: - Ca ngợi vẻ đẹp trong sáng của tuổi học trò. - Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô, với mái trường - Ca ngợi tình cảm bạn bè vô tư, chân thành, không toan tính hơn thua - Những xúc cảm, tình yêu đầu đời, những dỗi hờn đáng yêu, những trò tinh nghịch của tuổi 17. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hướng dẫn cho học sinh các bước chuẩn bị cho buổi thi văn nghệ. - Cho các thành viên trong tập thể lớp tự bàn bạc và thống nhất nội dung, cách tổ chức - Gợi ý các chủ đề, thể loại, cách trang trí, trang phục, hình thức thể hiện , cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh. - Chia các thành viên của lớp thành 4 tổ, mỗi tổ đều có 1 tổ trưởng để thống nhất ý kiến chung của cả tổ. - Giao chỉ tiêu cho mỗi tổ sưu tầm, sáng tác 3 tiết mục gồm các thể loại: hát đơn ca, tốp ca, múa, ngâm thơ, diễn kịch giải quyết tình huống - Xây dựng thể lệ thi, cách thức tham gia, cách chấm điểm với các tiêu chí: + Các đội ra mắt thành công, gây được ấn tượng, sự cuốn hút: 10 điểm. + Chất lượng tiết mục (hay, rõ, đều ): 30 điểm. + Số lượng người tham gia (ít, nhiều): 10 điểm. + Thể loại đa dạng: 10 điểm. + Hình thức thể hiện (phù hợp, sinh động, sáng tạo ): 20 điểm. + Trang phục (phù hợp, công phu, đẹp ): 10 điểm. + Điểm cộng cho các sáng tác, các tiết mục tự biên: 10 điểm. Tổng cộng là 100 điểm. - Gợi ý các bài hát có nội dung về tuổi học trò: + "Người Thầy" - Nguyễn Nhất Huy. + "Mái trường mến yêu" - Lê Quốc Thắng. + "Tình bạn" - Phương Uyên. + "Phượng hồng" - Vũ Hoàng. + "Phố xa" - Lê Quốc Thắng. + "Góc phố dịu dàng" - Trần Minh Phí. - Tổ chức luyện tập, chạy thể và duyệt chương trình 2. Học sinh: - Họp cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, BCH chi đoàn để thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động (nội dung, chủ đề, thể loại, tiến độ thực hiện, thời gian, địa điểm tập luyện và phân công trách nhiệm cho từng tổ). - Đăng ký các tiết mục cụ thể của từng tổ và tiến hành tập luyện. - Viết thơ mời các đại biểu, thầy cô giáo, PHHS, lớp trưởng, lớp phó học tập, BCH của các chi đoàn bạn. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 8
  9. Giáo án HĐNGLL11 - Chuẩn bị âm thanh, trang phục, trang điểm dưới sự cố vấn, giúp đỡ của GVCN và BCH Đoàn trường - Cử người dẫn chương trình. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động Nội dung Người thực hiện Thời gian 1. Tuyên bố lý - "Tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng. - Người dẫn 5' do: Tuổi học trò sống động khó quên", tuổi chương trình học trò thật đẹp, thật hồn nhiên trong sáng phải không các bạn? và để ca ngợi vẻ đẹp thần tiên đó, hôm nay, tại phòng lớp 11A1 thân thương của chúng em sẽ diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ hát về tuổi học trò, đó cũng là lý do của Hội thi hôm nay. - Đến tham dự buổi Hội thi văn nghệ - Người dẫn 2' 2. Giới thiệu đại hôm nay em xin trân trọng giới thiệu chương trình biểu: thành phần Quý đại biểu gồm: - Và một thành phần rất quan trọng 8' của đêm hội diễn văn nghệ hôm nay là Ban giám khảo 3. Giới thiệu ban Ban giám khảo, em xin trân trọng giới giám khảo, công thiệu thầy , cô bố thể lệ cuộc - Sau đây em xin trân trọng kính mời 20' thi. cô đại diện cho Ban giám khảo lên - Các tổ lần lượt công bố thể lệ cuộc thi và có đôi lời thể hiện tài giới 4. Các tổ dự thi phát biểu với chúng ta xin trân trọng thiệu của mình. 5' tự giới thiệu về kính mời cô. - Người dẫn tổ mình: - Các đội ra mắt thành công là gây chương trình. 5' 5. Chạy chương được ấn tượng, sự cuốn hút đối với - Bạn Võ Quốc trình đã được Ban giám khảo. Sỹ. kiểm duyệt: - Lần lượt giới thiệu các tiết mục biểu diễn. - Bạn Nguyễn 5' + "Người thầy" của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Lan và tốp Nhất Huy do bạn Võ Quốc Sỹ thành múa của tổ 4. 5' viên của tổ 2 trình bày. + Hát múc minh hoạ bài "Phượng - Hai bạn Bội hồng" sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng Ngọc và Ngọc do bạn Nguyễn Ngọc Lan và tốp múa tổ Nga . 5' 4 trình bày. Tốp ca nam 5' + Bạn Bội Ngọc và Ngọc Nga thành viên tổ 3 sẽ song ca bài "Mái trường mến yêu" của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. 6. Kết thúc + Tốp ca nam gồm các bạn Quốc - Ban giám khảo. chương trình: Cường, Phúc Thịnh và Minh Tuấn - Quý đại biểu và thành viên của tổ 1 sẽ gởi đến Hội diễn khách mời vinh bài hát "Tình bạn" do nhạc sĩ Phương dự. Uyên sáng tác. - Công bố kết quả. - Trao phần thưởng cho các tổ đạt giải. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 9
  10. Giáo án HĐNGLL11 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 10 THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ TƯ VẤN LỨA TUỔI I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Giúp học sinh: - Học sinh cần hiểu được ý nghĩa của tình bạn, tình yêu trong cuộc sống trong gia đình và xã hội. Hiểu thanh niên có quyền được tư vấn tâm lý, tình cảm và các vấn đề liên quan đến sự phát triển. - Có khả năng vận dụng các thông tin được tư vấn để xử lý các tình huống trong quan hệ hằng ngày. - Cởi mở lắng nghe và mạnh dạn trao đổi với các chuyên gia tư vấn. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Tư vấn về tâm lý tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu, đến quyền của các em được bảo vệ. - Tư vấn về quyền đượctìm hiểu, giúp đỡ cung cấp kiến thức, thông tin về bình đẳng giới. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Cùng với học sinh xây dựng kế hoạch phân công sắp xếp trang trí, phân công cho các nhóm chuẩn bị một số câu hỏi. - Họp với cán bộ lớp nêu rõ mục đích yêu cầu của buổi tư vấn. - Định hướng và cungcấp cho học sinh những nội dung cần tư vấn. - Gợi ý một số câu hỏi và các tình huống tư vấn. Chuyên gia tư vấn: Giới thiệu đôi nét về tâm lý lứa tuổi vị thanh niên: + Tình bạn là gì? Tình yêu là gì ? + Tình yêu được biểu hiện như thế nào ? Và nó diễn ra khi nào? + Tại sao có khái niệm mối tình đầu ? Như vậy phải có mối tình thứ mầy, thứ 3 không ? Câu hỏi chuyên gia đặt ra: 1. Em hiểu thế nào về tình yêu ? 2. Tại sao khi các em yêu bị cha mẹ va thầy cô ngăn cản ? 3. Theo em thì phải làm cách nào để ngăn chặn hành vi xâm phạm và lạm dụng tình dục ? Tình huống chuyên gia đặt ra: . Tình huống 1: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 10
  11. Giáo án HĐNGLL11 Năm nay em 17 tuổi, em muốn biết bao nhiêu tuổi thì em có quyền được yêu, vì bố mẹ và thầy cơ luôn cấm và nhắc nhở chúng em không được yêu ? . Tình huống 2: Mùa hè năm trước em đi sinh hoạt hè ở phường, tình cờ quen được một bạn gái, sau đó về nhà em bổng dưng nhớ hoài, mãi đến tết 2007 em mới đến nhà bạn ấy. Em biết bạn ấy có bạn trai mà em vẫn nhớ, mấy tháng trước bạn ấy đi thực tập em giúpbạn hoàn thành bài thực tập. Bạn vừa thi xong là chuyện không may đến với em, em bị bệnh không nguy hiểm như bệnh thế kỷ nhưngcũng thuộc hàng thập tử nhất sinh, gia đình em sắp tan vỡ, khiến em rất buồn, em viết thư tâm sự cùng bạn ấy nhưng không hề dám nói chuyện nhớ thương, không biết bạn có hiểu cho em không ? Em không biết phải làm nhu thế nào ? Xin các bạn nghĩ tiếp và cho em một lời khuyên. 2. Học sinh: - Chuẩn bị tân thế, câu hỏi, tình huống và những thắc mắc của bản thân. - Chuẩn bị trang trí và bố trí kê dọn phòng học thích hợp với hoạt động tư vấn. - Tiêu đề trang trí "Thanh niên với tình bạn tình yêu". IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người phụ trách Nội dung chương trình hoạt động PP Thời lượng Người điều khiển I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: Chương trình 5' - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu chương trình. - Giới thiệu chuyên gia. II. NỘI DUNG: 1. Thưởng thức tiết mục Văn nghệ: Chiếu Tiết mục 10' Chuyên gia Bài Phượng hồng. 2. Chuyên gia tư vấn giới thiệu đôi Giới thiệu 5' nét về tâm lý lứa tuổi. 3. Chuyên gia đặt ra 3 câu hỏi. Thảo luận và trả 20' 4. Chuyên gia đưa ra 2 tình huống. Người điều khiển lời 5. Phần giao lưu giữa các bạn với Đặt câu hỏi trực Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn và với lớp trưởng. xung phong tiếp Nhạc III. KẾT THÚC: 1. Lớp trưởng đúc kết lại: 2. Cô chủ nhiệm nhận xét buổi tư 5' vấn. 3. Lời cảm ơn của tập thể lớp với các chuyên gia và cô chủ nhiệm. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 11
  12. Giáo án HĐNGLL11 V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: MC tóm lại: - Phải xây dựng tình bạn đẹp để có thể tiến đến tình yêu đó là điều rất tốt. - Một tình bạn đẹp là tình bạn giúp đỡ nhau vượt khó. - Vẻ đẹp trong tình bạn tình yêu chính là sự tôn trọng lẫn nhau, chung thuỷ yêu thương, luôn đem lại hạnh phúc cho nhau. - Vẻ đẹp trong tình bạn tình yêu là sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nổi buồn, chia sẻ trách nhiệm trong tình yêu và trách nhiệm đối với tương lai của nhau, luôn biết tự trọng và tôn trọng chính bản thân mình. - Phải biết tự bảo vệ mình tránh những nguy cơ xâm hại. Xin kính mời cô chủ nhiệm nhận xét buổi tư vấn hôm nay. - Sau đây là phần phát thưởng cho câu hỏi hay và câu trả lời hay nhất của buổi toạ đàm hôm nay. - Buổi tư vấn hôm nay là chấm dứt xin chân thành cảm ơn các chuyên gia tư vấn đã đến tham dự buổi tư vấn hôm nay, cảm ơn cô chủ nhiệm, cảm ơn các bạn đã nhiệt tình đóng góp cho buổi tư vấn đạt được thành công hôm nay, xin chân thành cảm ơn. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 12
  13. Giáo án HĐNGLL11 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 11 THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SỰ TRỌNG ĐẠO Hoạt động 1: GIAO LƯU VỚI THẦY CÔ GIÁO GIẢNG DẠY LỚP (2 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - HS hiểu hơn về thầy cô giảng dạy lớp mình: vai trò và công ơn của thầy, cô giáo đối với sự phát triển của mỗi học sinh. - Hiểu cụ thể hơn về các môn học, tìm ra phương pháp học tập tốt các môn mà các thầy, cô giảng dạy. - Có thái độ kính trọng, biết ơn đối với các thầy, cô giáo. - Có phương pháp học tập và rèn luyện tích cực. Không ngừng phấn đấu để đền đáp công ơn thầy cô. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : . Nội dung 1: Tìm hiểu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.  Hình thức: Trò chơi ô chữ. . Nội dung 2: - Giao lưu với học sinh trong lớp với các thầy, cô giáo đang giảng dạy lớp mình với nội dung là: + Được nói lên tình cảm và lòng biết ơn với công lao dạy dỗ của thầy, cô giáo. + Hiểu thêm về công việc giảng dạy của thầy cô và mong muốn của thầy, cô đối với học trò. + Trao đổi với thầy cô về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. + Trao đổi, tâm tình với thầy cô về những kỉ niệm vui buồn trong tình cảm thầy trò. + Hiểu biết thêm về các kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt các môn học - Trong quá trình giao lưu có các trò chơi và tiết mục văn nghệ giữa lớp và thầy cô giáo.  Hình thức: Trao đổi, thảo luận. Văn nghệ. . Nội dung 3: Tìm hiểu về một số câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Hình thức: Trò chơi III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giao cho nhóm phụ trách xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động giao lưu của lớp với thầy, cô giáo. - Liên hệ với các thầy cô giáo dạy ở lớp mình tham gia hoạt động giao lưu, nêu nội dung giao lưu để thầy, cô chuẩn bị. Mời một vài PHHS đến tham dự. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 13
  14. Giáo án HĐNGLL11 - Giao cho lớp chuẩn bị câu hỏi, các nội dung giao lưu, các tiết mục văn nghệ nói về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. 2. Học sinh: - Chuẩn bị câu hỏi và nội dung giao lưu theo gợi ý của giáo viên: + Lời chào mừng của lớp, lời cám ơn sự tham gia giao lưu của thầy, cô. + Chúng em muốn biết nổi vất vả, khó khăn và niềm vui trong quá trình dạy của thầy cô. + Các thầy cô thường mong muốn ở học trò của mình những điều gì? + Chúng em muốn hiểu rõ hơn về IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Người dẫn chương trình tuyên bố ly do, mời giáo viên chủ nhiệm, thầy cô giáo, PHHS đến giao lưu với lớp. - Người dẫn chương trình giới thiệu các thầy cô tham dự. - Hoạt động 1: Khởi động trò chơi đi tìm ô chư: trong mỗi hàng ngang sẽ có từ khoá. 1 B Ụ I P H Ấ N 2 B I Ế T Ơ N 3 C Ầ N C Ù 4 K Í N H T R Ọ N G 5 H Ọ C B À I TỪ KHOÁ H I Ế U H Ọ C Câu hỏi gợi ý: 1. Bài hát nói về tình cảm của học sinh đối với thầy cô ? (1 bạn hát bài: Bụi phấn) 2. Đây là tình cảm của học sinh đối với thầy cô. 3. Học sinh muốn có kết quả tốt cần phải có đức tính này. 4. Một biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo. 5. Điều quan trọngcnhất của học sinh trước khi đến lớp. - Hoạt động 2: MC dẫn sang nội dung giao lưu vớ thầy cô. MC lần lượt nêu các câu hỏi giao lưu hoặc đề nghị các bạn trong lớp nêu câu hỏi với các thầy cô. + Các thầy cô khi giao lưu có thể nêu một vài câu hỏi để học sinh cùng trao đổi, giúp các em hiểu sâu vấn đề hơn. + Xen kẻ tiết mục văn nghệ. - Hoạt động 3: Trò chơitìm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 14
  15. Giáo án HĐNGLL11 Chia lớp thành 4 nhóm: các nhóm ghi kết quả tìm kiếm được vào tờ giấy, dán lên bảng. Giáo viên dạy môn Văn là người cho kết quả đội nào ghi được nhiều nhất. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - HS phát biểu ý kiến về buối giao lưu. GV bộ môn phát biểu ý kiến. - PHHS phát biểu. - GV chủ nhiệm nhận xét và dặn dò nhóm thực hiện buổi hoạt động kế tiếp. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 15
  16. Giáo án HĐNGLL11 Hoạt động 2: THẢO LUẬN VỀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Về kiến thức:Học sinh hiểu về truyền thống hiếu học của Việt Nam. - Về thái độ: Học sinh biết thay đổi thái độ học tập tốt hơn. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Nội dung: - Tìm hiểu về truyền thống hiếu học ở nước ta trong lịch sử và hiện nay. - Tìm hiểu các biểu hiện của truyền thống hiếu học. - Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thốnghiếu học đối với bản thân, đất nước và xã hội. 2. Hình thức a. Tổ chức: - Hoạt động theo nhóm: mỗi nhóm là một tổ của lớp. - 1 học sinh dẫn chuơng trình + 1 thư ký. - Sau phần trả lời của mỗi nhóm, các nhóm khác sẽ được cho điểm, điểm của nhóm sẽ là điểm cộng của 3 nhóm còn lại. b. Các hoạt động: - Văn nghệ. - Thảoluận giữa các nhóm. - Chơi ô chữ. - Ý kiến cá nhân. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giao công việc cho Ban tổ chức: + Lớp phó phong tào làm MC: tổng hợp nội dung chương trình. + Lớp phó học tập: Soạn nội dung ô chữ và làm thư ký. + Bí thư: soạn các câu hỏi thảo luận giữa các tổ và câu hỏi cá nhân. - Chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời. Gợi ý: - Thế nào là truyền thống hiếu học? truyền thống hiếu học là một truyền thống có từ rất lâu đời của người dân Việt Nam, nó thể hiện tinh thần ham học hỏi, luôn muốn vượt qua những khó khăn để chinh phục những đỉnh cao của tri thức. - Một số tấm gương hiếu học của Việt Nam: Mạc Đĩnh Chi, Lê Qúy Đôn, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Bác Hồ 2. Học sinh: - Lớp phó học tập: sưu tầm tư liệu về các tấm gương hiếu học trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thiết kế các ô chữ, vẽ trước ô chữ và bảng tính điểm lên bảng. - Bí thư: tham khảo sách Hoạt động ngoài giờ lên lớp để thiết kế các câu hỏi thảo luận cho phù hợp với mục tiêu và tình hình thực tế của lớp. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 16
  17. Giáo án HĐNGLL11 - Lớp phó phong trào: chuẩn bị một số bài hát tập thể và trò chơi tập thể, tổng hợp các nội dung câu hỏi mà bạn lớp phó học tập và bí thư đưa ra. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Hát tập thể ổn định lớp (2 phút). Hoạt động 2: Thảo luận (20 phút). - Mỗi tổ được phân công thảo luận 1 câu hỏi khác nhau, trong thời gian 5 phút. - Mỗi tổ cử 1 đại diện lên trình bày lại nội dung mà tổ mình thảo luận được. - Các tổ khác đóng góp ý kiến và cho điểm, tối đa 10 điểm. Gợi ý câu hỏi: - Theo bạn thế nào là truyền thống hiếu học? - Theo bạn hiếu học có những biểu hiện cụ thể nào? - Theo bạn hiểu học có giới hạn tuổi không? Tại sao? - Theo bạn học sinh phải học như thế nào mới là hiếu học? Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ: Tìm hiểu về một số tấm gương hiếu học của Việt Nam (10 phút) Luật chơi: Mỗi một hàng ngang tương ứng tên một danh nhân Việt Nam. Mỗi hàng ngang có một chữ cái được in đậm là một trong những ký tự của từ khoá. Từ khoá cũng là tên một danh nhân Việt Nam. Mỗi tổ lần lượt chọn một hàng ngang, đáp đúng từ hàng ngang được 10 điểm, đáp không đúng không đúng tổ khác có quyền trả lời, tổ khác đáp đúng được 5 điểm. Tổ nào có từ khoá có từ khoá có thể giành quyền trả lời trước, trả lời đúng từ khoá được 20 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm. Gợi ý ô chữ: - Người có nhiều lời sấm dự đoán các sự kiện và được gọi là trạng Trình? Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Lương Thế Vinh khi còn bé đã biết lấy nước đổ vào giềng để nhặt quả bóng bưởi à sau này với nhiều đóng góp trong toán học ông đã được người ta gọi tên là gì? Trạng Lường. - Người từng bắt đom đóm cho vào quả trứng để làm đèn sáng học mỗi đêm? Mạc Đĩnh Chi. - Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất ở nước ta? Nguyễn Hiền. - Người có công giúp vua cân voi, xây tường, có tài về kiến trúc? Lê Qúy Đôn. - Từ khoá: Bác Hồ. Hoạt động 4: Phát biểu ý kiến cá nhân về một câu hỏi chung. MC gọi bất kỳ 3 bạn học sinh (ưu tiên học sinh xung phong) (6 phút). Gợi ý câu hỏi: Hiện tại, bạn đang học tập như thế nào? Với việc học tập như hiện tại, theo bạn, bạn đã là một học sinh hiếu học chưa? V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - MC tổng kết nội dung buổi sinh hoạt. - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá chung về hoạt động của lớp và thông báo kế hoạch giao lưu với thầy cô trong tuần sau. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 17
  18. Giáo án HĐNGLL11 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 11 THẢO LUẬN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Hoạt động 3: (1 tiết) IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Tuyên bố lý do: - Ngay từ thuở còn nằm nôi, tiếng mẹ ru hời như khắc sâu trong tâm trí của chúng em: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu mến Thầy". Thậy vậy thầy cô chính là những kỹ sư tâm hồn, không những đã truyền đạt cho chúng em kiến thức mà còn là những người dạy bảo cho chúng em điều hay lẻ phải. - Làm sao chúng em có thể quên được hình ảnh đẹp dịu dàng của thầy cô, của ngày đầu tiên đi học: "Ngày đầu tiên đi học Em mắt ướt nhạt nhoà Cô vỗ về an ủi Chao ôi sao thiết tha Ngày đầu như thế đó Cô giáo như mẹ hiền Em bây giờ cứ ngỡ Cô giáo là cô tiên " - Trong kí ức của chúng em hình ảnh thầy cô thật đẹp, thật đáng kính bây giờ và mãi mãi. Và hôm nay nhân ngày NGVN 20/11, chúng em - tập thể lớp tổ chức buổi họp mặt chào mừng thầy cô. Đó là lý do của buổi họp mặt hôm nay. 2. Nội dung: - Giới thiệu: Đến dự buổi họp mặt hôm nay em xin trân trọng giới thiệu: + + + + + Cùng toàn thể học sinh lớp 11A1. Đề nghị hoan nghênh chung. - Để ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo cũng như để rõ hơn ý nghĩa của ngày NGVN mời một bạn đại diện cho tập thể lớp có đôi lời phát biểu. Xin mời bạn. - Thầy cô đã không quản bao khó nhọc để dạy bảo cho chúng em nên gười. Nhân ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn của chúng em, tập thể lớp kính tặng các thầy cô những bông hoa tươi thắm nhất kính mong thầy cô đón nhận như lòng biết ơn của chúng em. - Nhà trường và gia đình chính là chiếc cầu nối giúp cho việc dạy bảo chúng em được tốt hơn. Sau đây xin mời đại diện cho PHHS của lớp có đôi lời phát biểu. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 18
  19. Giáo án HĐNGLL11 - Trong không khí thắm đượm tình thầy trò một lần nữa chúng em muốn được nghe những lời chỉ bảo chân tình của các thầy cô đặc biệt là thầy chủ nhiệm, người đã theo sát chúng em trong những ngày tháng qua. Xin kính mời thầy. - Để thay đổi không khí mời một bạn với tiết mục đơn ca bài "Bụi phấn". Sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đề nghị cho một tràng pháo tay thật to. "Phần thi hái hoa dâng chủ". - Chia lớp thành 4 tổ tham gia hái hoa có tặng thưởng. - Kết thúc: Có những cách nói ví von: "Thầy cô như người lái đò chở khách sang sông, mà khách sang sông không bao giờ nhìn lại". Thầy cô ơi, không thể như thế, và không thể nào chúng em quên được những công lao của thầy cô. Chúng em xin hứa sẽ học thất tốt để không phụ lòng thầy cô. Thay mặt lớp, xin chúc thầy cô dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc CÂU HỎI "HÁI HOA DÂNG CHỦ" 1. Bài hát "Bụi phấn" đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này ra đời vào năm nào, do ai sáng tác? 2. Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học? Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào? 3. Bạn hãy hát một bài hát có nội dung nói về thầy cô giáo. 4. Bạn hãy kể lại một kỉ niệm về tình cảm thầy trò mà bạn cho là đáng nhớ nhất. 5. Bạn hãy cho biết Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh ra vào năm nào và ở đâu? GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Bài hát "Bụi phấn" đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này ra đời vào năm nào, do ai sáng tác? TL: Năm 1982 - Nhạc sĩ Vũ Hoàng viết cùng Lê Văn Lộc. 2. Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học? Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào? Tl: Trường Dục Thanh - Phan Thiết - Bình Thuận 3. Bạn hãy cho biết Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh ra vào năm nào và ở đâu? TL: Năm 1807 - Thôn Long Tuyền - Trấn Vĩnh Thanh (nay là Tp. Cần Thơ). NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đoạ nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Riêng Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 19
  20. Giáo án HĐNGLL11 LỊCH SỬ Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là F.I.S.E (tiếng Pháp: Fédérationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Năm 1949, tại một Hội nghị ở Vácxava (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nến giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Vácxava, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiến, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Khi Việt Nam thống nhất, ngày 20 tháng 11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày lễ mang tên "ngày Nhà giáo Việt Nam". Nội dung Quyết định 167-HD9BT: Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam. Điều 2: Để ngày 20/11 có ý nghĩa thiết thực hàng nămtừ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20/11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 20
  21. Giáo án HĐNGLL11 Tháng 12: THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Hoạt động 1: DIỄN ĐÀN THANH NIÊN "THANH NIÊN HỌC SINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động này, học sinh cần: - Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức. - Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: - Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. - Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên, thể hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả của cách mạng do cha anh đã hy sinh để xây đắp nên. - Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: xác định việc học tập, rèn luyện là quyền và bổn phận của bản thân, định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp với năng lực của bản thân, luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức, rèn luyện tư cách đạo đức tốt, xác định trách nhiệm đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần. 2. Hình thức: - Diễn đàn thảo luận. - Trò chơi: Ai là ai? - Trò chơi ô chữ. - Văn nghệ xen kẽ. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Định hướng nội dung diễn đàn. - Hướng dẫn học sinh tài liệu tham khảo, tìm hiểu về Quyền trẻ em để xác định quyền của mình trong quá trình chuẩn bị và thực hiện diễn đàn. - Họp cán bộ lớp, BCH Chi đoàn, phân công trách nhiệm, công việc cụ thể để tổ chức diễn đàn. - Duyệt xét nội dung kế hoạch, chương trình tổng thể. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 21
  22. Giáo án HĐNGLL11 2. Học sinh: - Cán bộ lớp, BCH Chi đoàn xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể cho diễn đàn, phân công các tổ chuẩn bị thực hiện theo từng nội dung cụ thể: trang trí, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho diễn đàn, cử người dẫn chương trình, mời đại biểu. - Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để tham gia diễn đàn một cách sôi nổi, có chất lượng tốt. - Người dẫn chương trình phải hiểu được nội dung, mục đích của diễn đàn để hướng các bạn tham gia vào các vấn đề chính. IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC Người thực Nội dung Phương tiện TG hiện Dẫn chương - Hát tập thể và trò chơi khởi động. 4' trình - Tuyên bố lý do buổi hoạt động. - Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, đại biểu, thành phần BGK, thư ký. - Diễn đàn thảo luận - Vấn đề 1: Học Giấy A4 13' Dẫn chương sinh phải làm gì để góp phần xây dựng và trình bảo vệ Tổ quốc. Lần lượt các tổ + Trong trường học. cho ý kiến thảo + Trong gia đình. luận. + Ngoài xã hội. + Định hướng nghề nghiệp. - Gợi ý trả lời. + Trong trường học: chăm chỉ học tập thật tốt, rèn luyện thể chất và tinh thần. + Trong gia đình: vâng lời cha mẹ, giúp đỡ công việc gia đình. + Ngoài xã hội: phấn đấu là một người có đạo đức và có ích cho xã hội. + Định hướng nghề nghiệp: Chọn nghề phù hợp và đúng đắn, làm tốt công việc cũng là góp phần xây dựng đất nước. - Trò chơi: Ai là ai? Mỗi tổ cử 1 thành Các lá thăm 5' viên tham gia, bắt thăm chọn nghề và diễn GVCN sơ kết tả bằng động tác, các thành viên khác trong Dẫn chương tổ đoán. Chỉ đoán 1 lần. Đúng được 10 trình điểm, sai tổ khác đoán. Các nghề đều góp Các tổ phần vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: giáo viên, nông dân, bác sĩ, thợ xây, cảnh sát giao thông - Văn nghệ. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 22
  23. Giáo án HĐNGLL11 - Diễn đàn thảo luận - Vấn đề 2: Tốt 10' Bạn ABCD nghiệp lớp 12 nhưng lại không có điều kiện để tiếp tục học đại học, tham gia tập Tất cả học sinh trung nghĩa vụ quân sự, có được xem là đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không? Vì sao? Ta cần có thái độ như thế nào trong tình huống này? - Gợi ý: Nghĩa vụ quân sự là một hoạt động thiết thực để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Thể hiện sự sẵn sàng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, có mặt khi Tổ quốc cần. Nghĩa vụ quân sự thể hiện sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia và cũng là một ngành nghề đúng đắn không chỉ cho nam giới mà cả nữ giới. Thái độ đúng đắn là tích cực tham gia và chấp hành mọi sự phân công của địa phương hoặc đơn vị. - Văn nghệ. Ô chữ 8' - Trò chơi ô chữ: Mỗi tổ chọn 1 hàng ngang. Tìm từ gốc. Trả lời đúng từ hàng GVCN sơ kết ngang được 10 điểm, sai tổ khác đoán được điểm. Từ gốc được 30 điểm, đoán từ bạn GHIK gốc sau khi gợi ý được 20 điểm. Dẫn chương trình H Ò N Đ Ấ T T H Ă N G L O N G Đ Ấ G N Ư Ớ C Q U Ố C T Ử G I Á M T Ì N H N G U Y Ệ N R È N L U Y Ệ N 1. Quê hương của chị Sứ. 2. Vua Lý Công Uẩn đổi tên thành Đại La sang tên gì? 3. Bài hát của Phạm Minh Tuấn có người mẹ 2 lần tiễn con ra trận. 4. Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. 5. Hoạt động tiêu biểu của thanh niên Việt Nam vào dịp hè. 6. Nhiệm vụ khác của học sinh bên cạnh nhiệm vụ học tập. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 23
  24. Giáo án HĐNGLL11 Từ gốc: CỐNG HIẾN. Tổng kết điểm qua 2 trò chơi và phát thưởng. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét và tổng kết. - Phát biểu của đại biểu (nếu có). - Nhắc nhở công việc cho các hoạt động tới. - Bài hát tập thể kết thúc. Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỊA PHƯƠNG (Thời lượng 2 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Giúp học sinh nắm được các chủ trương kế hoạch trong công cuộc xây dựng địa phương và thành quả lao động của nhân dân. - Xác định quyền và trách nhiệm của học sinh đối với địa phương nơi sinh sống. - Tinh thần tự hào của nhân dân, tình yêu quê hương đất nước. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : Giới thiệu cán bộ địa phương và nghe báo cáo tình hình kinh tế ở địa phương. Tổ chức thảo luận: - Đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của các công trình lớn ở địa phương. - Củng cố ý thức của học sinh trong quá trình phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Lập và thông qua kế hoạch hoạt động trước tập thể lớp. - Giúp học sinh thu nhập thông tin, tư liệu tham khảo (tranh, ảnh, phim tài liệu, sách giáo khoa ). - Vận dụng, thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của học sinh về tình hình văn hoá - xã hội ở địa phương. - Mời cán bộ địa phương đến báo cáo tình hình địa phương cho học sinh nghe (nếu có). Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 24
  25. Giáo án HĐNGLL11 2. Học sinh: - Viết giấy mời các thầy, cô giáo đến tham dự - Cán bộ lớp, BCH xây dựng chi tiết kế hoạch hoạt động. - Chuẩn bị câu hỏi tìm hiểu về địa phương. - Chuẩn bị hoa, quà. - Trang trí lớp theo kiểu bàn tròn. - Chuẩn bị câu hỏi thắc mắc về vấn đề có liên quan. - Tập tiểu phẩm mà giáo viên giao. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: - Trình bày tiểu phẩm. - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu đại biểu, Ban giám khảo. Hoạt động 2: - Toạ đàm, thảo luận - Chia lớp thành 3 nhóm. - Các nhóm thảo luận các vấn đề sau. Bạn có suy nghĩ gì về tình hình địa phương của bạn. + Kinh tế, văn hoá. + xã hội Với xu hướng phát triển mạnh của nền kinh tế nước ta bạn sẽ làm gì để góp phần phát triển kinh tế địa phương khi đang ngồi ghế nhà trường. + Học tập và rèn luyện. + Tham gia tốt hoạt động địa phương. + Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ở địa phương ta có những công trình trọng điểm nào mà bạn biết? Ý nghĩa của các công trình đó? + Cảng Cái Cui: tạo điều kiện giao lưu kinh tế bằng đường thuỷ giữa các vùng, miền và các quốc gia trên thế giới. + Trung tâm văn hoá Tây Đô: tạo sân chơi phong phú cho thanh thiếu niên. Hoạt động 3: Vẽ tranh. Thể lệ: Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A0, một hộp viết màu sáp. + Thời gian: 5 phút. + Thang điểm: Nội dung: 10 điểm, Hình thức: 10 điểm, Thuyết trình: 10 điểm, Trật tự: 10 điểm. - Các nhóm vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường hoặc tranh phiếm về phá huỷ môi trường. - Ban giám khảo nhận xét và cho điểm. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 25
  26. Giáo án HĐNGLL11 Hoạt động 4: Kết thúc - MC tổng kết thi đua các nhóm và phát thưởng. - GV nhận xét, đánh giá buổi hoạt động và dặn dò công việc buổi sinh hoạt. Hoạt động 3: TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG: - Hiểu được truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta, từ đó hiểu được ý nghĩa của ngày quốc phòng toàn dân khơi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với quê hương đất nước. - Sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương. - Tự hào về quân và nhân dân Việt Nam anh hùng. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : - Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. - Trắc nghiệm kiến thức về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Văn nghệ: những bài hát về Quân đội, Đảng, Bác Hồ. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Định hướng cho cán sự lớp và BCH Chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động. - Liên hệ với giáo viên môn sử để cung cấp tài liệu. - Chuẩn bị câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị câu hỏi trả lời. - Thể lệ chấm. - Duyệt kế hoạch. 2. Học sinh: - Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công trả lời cho các bạn trong tổ, nhóm của mình. - Trang trí lớp, kê bàn ghế, âm thanh. - Cử người dẫn chương trình, thư ký, Ban giám khảo. - Chuẩn bị tiết mục văn nghệ. - Tranh ảnh v62 Ngày lễ thành lập Quân đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, các chiến sĩ cách mạng cùng nhân dân giành chính quyền ở thủ đô Hà nội 8/1945, giành chính quyền ở Cần Thơ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Dũng, Huỳnh Phan Độ - Chọn các bạn có khả năng thể hiện các bài hát phù hợp với chủ đề hoạt động. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 26
  27. Giáo án HĐNGLL11 IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: - Người dẫn chương trình cho cả lớp hát tập thể bài "Lên đàng" nhạc Lưu Hữu Phước. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu, đội thi, thư ký, Ban giám khảo. - Chào cờ. - Phút truyền thống. + Ôn lại lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. + Phút tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ - Tặng quà đại biểu. - Văn nghệ chào mừng. 2. Hoạt động 1: - Người dẫn chương trình thứ 1: Đọc lời dẫn mở màn, ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Cần Thơ, tóm lược tiểu sử anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Dũng, Huỳnh Phan Độ - Người dẫn chương trình thứ 2: Giới thiệu một số tranh ảnh để minh hoạ. - Mời đại diện Cựu chiến binh của khu vực, giao lưu cùng học sinh. 3. Hoạt động 2: Phần thi trắc nghiệm theo nội dung chủ đề. 4. Hoạt động 3: Văn nghệ + Chọn 6 bạn, chia 2 đội + Hát theo chủ đề: Hát chọn bài 20 điểm. + Bốc thăm: 6 thăm Nửa bài: 10 điểm, 1 đoạn 4 điểm. + Đất nước: 2 thăm, Quân đội (2), Hát về những người mẹ Việt Nam anh hùng (2). V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Ban GK: công bố kết quả. - Phát thưởng. - GVCN: nhận xét chung, rút kinh nghiệm và nêu một số công việc thực hiện cho tiết sau. Hoạt động 1 - Tháng 1: TÌM HIỂU CÁC CHÍNH SÁCH VĂN HOÁ CỦA NHÀ NƯỚC I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động nầy học sinh cần nắm được: - Hiểu nội dung và ý nghĩa các chủ trương và chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 27
  28. Giáo án HĐNGLL11 - Hiểu về quyền được biết, được cung cấp tư liệu, thông tin về chính sách văn hoá có liên quan đến quyền của các em. - Có thái độ tin tưởng vào chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước. - Biết thực hiện và tuyên truyền, bảo vệ tính đúng đắn của các chính sách văn hoá. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : 1. Văn hoá là gì? - Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra. - Là những giá trị tinh thần trong lối sống, ứng xử của con người. Ví dụ tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội, giao tiếp: những tác phẩm văn học nghệ thuật, ca dao, tục ngữ, đình chùa, công trình kiến trúc, danh lam, thắng cảnh nhân tạo đều là những giá trị văn hoá. - Chức năng và ý nghĩa của văn hoá: Văn hoá thúc đẩy sự phát triển con người, xã hội bồi dưỡng nhân cách con người từ đó ổn định xã hội, an ninh quốc gia 2. Các chính sách về văn hoá của Đảng và nhà nước ta: - Cương lĩnh chính trị 1930: Đảng chỉ ra những vấn đề chủ yếu như giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí, tự do báo chí. - Đề cương văn hoá 1943 khẳng định văn hoá bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, là 1 trong 3 mặt trận quan trọng (kinh tế, chính trị tôn giáo). - Hội nghị văn hoá toàn quốc lần 2 (1948) mở rộng văn hoá bao gồm cả văn hoá, nghệ thuật, khoa học triết học, phong tục, tôn giáo lối sống dân tộc. - Quan điểm về văn hoá của Đảng thể hiện ở các văn kiện đại hội III, IV, V (1960 - 1985). - Từ 1986, đổi mới đường lối của Đảng trong đó có đổi mới về văn hoá. - Hiến pháp 1992 khẳng định rõ chính sách văn hoá của nhà nước. + Bảo tồn phát triển văn hoá VN, tiếp thu văn hoá nhân loại, bài trừ VH đồi truỵ, mê tín hủ tục. + VH góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con người VN. 3. Nội dung 1 số điều khoản của Công ước LHQ về quyền trẻ em có liên quan: - Điều 13: trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. - Điều 17: khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến các thông tin có liên quan đến quyền lợi về mặt xã hội và văn hoá cho trẻ em. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Định hướng nội dung cần tìm hiểu về chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước. - Hướng dẫn đọc điều 13 và 17 trong Công ước LHQ về quyền trẻ em. - Gợi ý 1 số câu hỏi giúp HS tổ chức hoạt động thi tìm hiểu chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước. - Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn phối hợp tổ chức hoạt động. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 28
  29. Giáo án HĐNGLL11 - Mời GV môn GDCD làm cố vấn cho hoạt động thi tìm hiểu của HS và chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi. 2. Học sinh: - BCS lớp và BCH đoàn xây dựng chương trình cử người điều khiển. - Cử Ban giám khảo. Mời GVCN và GV môn GDCD làm cố vấn. - Giao các tổ chuẩn bị nội dung sẵn sàng tham gia. - Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị giấy A0 cho các tổ - Phân công trang trí, kê lại bàn ghế. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: TG Chuẩn bị của Hoạt động Nội dung MC 5' - MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động. - Giới thiệu ban cố 10' vấn và ban giám Hát 1 bài hát tập thể. khảo. - Khởi động. Chuẩn bị cây - Câu hỏi 1: Văn hoá là gì? (nêu ở hái hoa dân chủ phần II). với các câu hỏi - Bước vào cuộc thi - Câu hỏi 2: Chức năng ý nghĩa của cho các tổ bắt hái hoa dân chủ. văn hoá đối với con người và xã hội thăm. (nêu ở phần II). - Câu hỏi 3: Hội nghị TW 5 khoá VIII có chủ đề chính là gì? (chủ đề xây dựng và phát triển nền VH VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc). + Xây dựng đời sống VH lành mạnh. + Xây dựng gia đình văn hoá. 5' * Phong trào quần chúng hoạt động văn hoá nghệ thuật. - Xen kẽ 1 bài hát liên quan tới chủ đề trên (bài ca quan họ, bài chân quê, dân ca 10' 3 miền ). - Câu hỏi 4: Nêu nội dung chính - Các tổ tiếp tục trả điều 13 và 17 của công ước LHQ về Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 29
  30. Giáo án HĐNGLL11 lời câu hỏi. quyền trẻ em (Điều 13: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến (trang 128 SGV GDNGLL). (Điều 17: Trẻ em được tiếp cận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn (trang 129 SGV GDNGLL). 5' Chuẩn bị bảng Trò chơi ô chữ (mỗi H Á T V Ề A N H 7' ô chữ. hang có 2 từ khoá H O A S Ữ A nằm trong tên của bài hát). L Á Đ Ỏ 5' Câu gốc là: văn hoá P H Ư Ợ N G H Ồ N G BGK công bố (không sử dụng dấu). kết quả. MC tổng kết và mời GVCN phát thưởng cho đội về nhất. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Mời GV bộ môn và GVCN phát biểu nhận xét chốt lại vấn đề. - MC nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Hoạt động 2:: ĐÓNG KỊCH DỰA TRÊN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động này học sinh cần: - Có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục tập quán, lễ hội, trang phục dân tộc và trong đạo đức, lối sống của thanh niên học sinh hiện nay. - Có thái độ tự hào và tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc. - Biết ứng xử có văn hoá trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người. Biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : Học sinh xây dựng các tiểu phẩm và những tình huống xoay quanh các nội dung sau: - Những biểu hiện trái với bản sắc văn hoá dân tộc cần phê phán. - Những vẻ đẹp của bán sắc văn hoá dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ. - Quan hệ và ứng xử có văn hoá trong cuộc sống. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 30
  31. Giáo án HĐNGLL11 III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nêu nội dung hoạt động và gợi ý các hình thức tiền hành nhằm định hướng cho học sinh chuẩn bị. + Các nhóm trình bày tiểu phẩm theo chủ đề gợi ý. + Tổ chức thảo luận tiểu phẩm vừa trình bày. - Giao cho cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn tổ chức chuẩn bị nội dung và phương tiện cho hoạt động. - Kiểm tra và giúp đỡ học sinh chuẩn bị. 2. Học sinh: * Chuẩn bị xây dựng tiểu phẩm. Tình huống gợi ý: a. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, một nhóm bạn học cùng trường rủ nhau đi lễ chùa. Trong nhóm Hoa vốn là người ăn mặc hợp thời trang và thay đổi mốt liên tục. Hôm nay, Hoa mặc một bộ váy ngắn khoe cặp chân dài, trông Hoa thật hấp dẫn. Nhưng khi đến chỗ tập trung, một số bạn đề nghị Hoa không nên mặc như vậy để đi lễ hội, một số bạn lại bảo vệ Hoa. cả nhóm tranh luận khá gay gắt. Hoa cũng đứng về phía các bạn bảo vệ mình để tranh luận. - Yêu cầu thảo luận: + Nếu là Hoa bạn sẽ xử sự như thế nào? + Bạn đứng về phía nào trong 2 ý kiến trên? Vì sao? b. Vân là học sinh lớp 11 của một trường THPT ở Hà Nội. Nghỉ hè Vân được vào chơi trong Thành phố Hồ Chí Minh. Một lần cùng bố mẹ đi chợ, nhìn thấy các bà, các cô mặc áo bà ba, Vân bĩu môi nói sao dân Thành phố trong này còn nhiều người lạc hậu thế, thế kỉ XXI rồi mà chả tân tiến tí nào. Bố mẹ Vân bảo Vân không nên chú ý quá đến cách ăn mặc của người khác, miễn họ mặc lịch sự, kín đáo là được, nhưng Vân vẫn không chịu hiểu. - Yêu cầu thảo luận: Bạn nhận xét gì về thái độ của Vân? Bạn sẽ tranh luận với Vân như thế nào? c. Xây dựng tiểu phẩm khi có khách đến chơi nhà: cần giao tiếp đón khách như thế nào? - Yêu cầu thảo luận: Bạn nhận xét gì về cách giao tiếp ứng xử của khách và của chủ nhà trong tiểu phẩm trên? - Nếu bạn là chủ nhà, bạn sẽ đón khách như thế nào? - Nếu bạn là khách, bạn sẽ ứng xử như thế nào? d. Nam và Lan học cùng trường nhưng khác lớp. Hai bạn biết nhau nhưng chưa quen. Cả hai có cảm tình với nhau. Nam đã mạnh dạn viết thư làm quen trước. - Yêu cầu thảo luận: + Nam có nên biểu hiện tình cảm trong bức thư không? + Lan có thể biết thư làm quen với Nam được không? + Người nhận sẽ đáp lại bức thư như thế nào? * Cử các nhóm chuẩn bị đóng vai theo các tình huống giả định. * Xây dựng các câu hỏi thảo luận. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 31
  32. Giáo án HĐNGLL11 * Mời cố vấn chuyên môn là giáo viên dạy môn GDCD và môn Ngữ văn. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Mở đầu: Hát một số bài hát tập thể. - Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. - Giới thiệu đại biểu, cố vấn. - Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động. Nêu rõ các chủ đề cần sắm vai. - Giới thiệu các nhóm sẽ sắm vai theo các tiểu phẩm, gợi ý hoặc tự xây dựng theo tình huống giả định. - Lần lượt nêu tên tiểu phẩm, sau đó các nhóm tự giới thiệu các vai và nhân vật trong tiểu phẩm. - Các nhóm trình bày tiểu phẩm. Mỗi tiểu phẩm từ 5 - 10 phút. - Sau các tiểu phẩm, người dẫn chương trình nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Mỗi nhóm 5 - 7 người. Thời gian thảo luận là 10 - 10 phút. Các nhóm ghi kết quả thảo luận vào giấy. - Sau khi các nhóm thảo luận, người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Sau đó cả lớp cùng trao đổi thêm. - Cuối cùng người dẫn chương trình mời cố vấn chuyên môn tóm tắt lại những ý kiến và kết luận. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm. GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG I (LỚP 11) THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG: - Giúp cho HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. - Rèn luyện hành vi ứng xử phát huy văn hoá dân tộc. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : Học sinh xây dựng tiểu phẩm dựa trên những tình huống xoay quay nội dung của chủ đề. 1. Giáo viên đưa ra tình huống: Tân và Nga tốt nghiệp đại học xong thì đã xin được việc làm. Được sự đồng ý của gia đình, hai cô cậu định tổ chức đám cưới. Một ngày đẹp trời, họ đi chơi và bàn đám cưới. Tân nói với Nga: "Anh nghĩ mình nên bỏ bớt những thủ tục lễ vấn danh, lễ nạp tài, đám hỏi. Chúng mình cưới ở nhà hàng cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc về những thủ tục rườm rà không đáng đó. Này nhé, đám cưới ở thành phố chẳng có trầu cau đâu nhé. Các cụ bây giờ tân tiến lắm, chẳng có ai ăn trầu cau gì đâu ". Nghe Tân nói, Nga thoáng buồn nhưng cô ta nhỏ nhẹ thuyết phục người yêu Yâu cầu thảo luận: Theo bạn, Nga sẽ dùng lời lẽ gì để thuyết phục người tổ chức đám cưới theo phong tục cổ truyền, đúng với ước nguyện của cô và gia đình? Thái độ của Nga xử sự với người yêu? Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 32
  33. Giáo án HĐNGLL11 2. Một số câu hỏi thảo luận: a. Hãy cho biết ý nghĩa của mâm trầu cau trong lễ cưới? b. Theo bạn, có nên bỏ bớt những thủ tục trong đám cưới như lễ vấn danh, lễ nạp tài, lễ hỏi không? c. Bạn nghĩ gì về thái độ của cô Nga? * Đáp án gợi ý: a. Người xưa thường ăn trầu với cau, có cau thì sẽ có trầu. Trầu cau như vợ như chồng. Vì vậy trầu cau mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó, không thể tách rời nhau được. Vì nó có ý nghĩa trong tình cảm vợ chồng như thế, nên từ ngàn xưa đến nay đám cưới luôn có mâm trầu cau. b. Đám hỏi, lễ nạp tài là phong tục tập quán của người Việt Nam đã có từ ngàn năm. Mỗi một lễ đều mang ý nghĩa riêng của nó, và nó cũng thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Đám cưới có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người, nên bất cứ người nào cũng không muốn bỏ bớt một thủ tục nào trong lễ cưới. Xét về góc độ xã hội, chúng ta cần phải giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc. c. Cô Nga không đồng tình với cách nghĩ của người yêu, nhưng cô không phản ứng gay gắt mà nhỏ nhẹ khuyên, thuyết phục anh chàng Tân, là cách xử sự tế nhị có văn hoá. Sự thuyết phục của cô Nga không nên bỏ những thủ tục cưới hỏi thể hiện cô là người sâu sắc, biết giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị sẵn tình huống với hình thức gợi ý. - Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận. - Chọn 2 - 4 HS đóng vai theo tình huống giả định. - Chọn 1 em dẫn chương trình. 2. Học sinh: - Chuẩn bị trò chơi khởi động. - Mời một cố vấn chuyên môn dạy môn GDCD đến dự. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu và sắm vai: - Dẫn chương trình làm việc. - Trò chơi khởi động (10 phút). + Làm theo hành động" - Dẫn chương trình đọc tình huống gợi ý, chia nhóm. + Các nhóm lần lượt cử đại diện 2 học sinh sắm vai (5 -7 phút/nhóm). 2. Hoạt động 2: Thảo luận. - Dẫn chương trình nêu câu hỏi thảo luận, chia nhóm thảo luận. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 33
  34. Giáo án HĐNGLL11 - Sau khi trình bày thảo luận 5 - 10 phút. Dẫn chương trình mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày kh6ng thảo luận. 3. Hoạt động 3: Văn nghệ. 10 phút - 15 phút/ 2 tiết mục. 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Dẫn chương trình mời cố vấn hoặc đại diện cố vấn phát biểu ý kiến. - Dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo. Hoạt động 1: THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ "LÝ TƯỞNG VÀ ƯỚC MƠ CỦA THANH NIÊN" (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG: - Kiến thức: Hiểu được lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là khát vọng của tuổi. Hiểu học sinh có quyền bày tỏ quan điểm của mình về lý tưởng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Thái độ: Tôn trọng những hoài bão, ước mơ của bản thân và bạn bè, tích cực học tập, rèn luyện và phấn đấu để thực hiện ước mơ, lý tưởng cao đẹp đó. - Kỹ năng: Có thể trình bày ước mơ, hoài bão của bản thân trước tập thể. Biết xây dựng kế hoạch và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch để thực hiện ước mơ, lý tưởng đó. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Nội dung: Thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát vọng, ước mơ, lý tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay về các vấn đề cơ bản sau: + Khát vọng về độc lập dân tộc: - Giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập mà không bị hoà tan. - Có hoài bão và ý chí vươn lên, quyết không cam chịu "nghèo - hèn", không bị "nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng", không vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặc biệt, bản thân phải biết tụ "đề kháng" để không sa vào cạm bẫy của "âm mưu diễn tiến hoà bình" và các tệ nạn xã hội + Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện: chân - thiện - mĩ: - Có hoài bão, sáng tạo. - Có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. - Biết tiêu dùng hợp lý các sản phẩm của xã hội. Thảo luận để học sinh bày tỏ ý chí quyết tâm và kế hoạch hành động của mình để đạt được ước mơ của mình. 2. Hình thức: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 34
  35. Giáo án HĐNGLL11 Tổ chức thảo luận III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động. - Hướng dẫn học sinh tìm đọc các Điều 12, 13 trong công ước LHQ về Quyền trẻ em. - Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia thảo luận. ví dụ: + Theo bạn, lý tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì? Lý tưởng của bạn là gì? + Ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đối với cuộc đời của mỗi con người như thế nào? + Nêu biểu hiện của một người sống không có lý tưởng. Hậu quả của việc sống không có lý tưởng là gì? + Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình tạo điều kiện cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện ước mơ, lý tưởng không? Nếu có, theo bạn, đó là những yêu cầu gì? + Bạn đã và sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ, lý tưởng của mình? - Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp phụ trách từng phần việc. - Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận. - Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận chuyên đề, phân công một số bạn chuẩn bị ý kiến để thảo luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. - Giao cho các tổ chuẩn bị thảo luận ở tổ. Cử thư ký ghi biên bản. - Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến để trình bày những suy nghĩ của mình về chủ đề thảo luận. - Yêu cầu các tổ sưu tầm những mẫu chuyện, những tấm gương tiêu biểu trong sách báo hoặc ở địa phương, ở trong trường hoặc ở lớp đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống có lý tưởng. - Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, tranh vẽ hoặc hình ảnh minh hoạ về những khát vọng, ước mơ, lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ. - Trang trí lớp theo yêu cầu của hoạt động, chuẩn bị 4 tờ giấy A0, 4 bút dạ đầu. - Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Tiết 1: Thảo luận theo tổ - Tổ chức thảo luận chuyên đề theo tổ học tập do các tổ trưởng chủ trì. - Thư ký ghi biên bản. - Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về lý tưởng và ước mơ của thanh niên hiện nay Tổ trưởng mời các bạn phát biểu về ước mơ của bản thân hiện nay và về những biện pháp để thực hiện những ước mơ đó. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 35
  36. Giáo án HĐNGLL11 - Gợi ý để các bạn tranh luận, trao đổi với nhau về các biện pháp cụ thể để thực hiện ước mơ, lý tưởng của mình, không nên mơ ước viễn vông, xa rời thực tế. - Khuyến khích các bạn kể những câu chuyện và tấm gương tiêu biểu về ý chí vươn lên để đạt được ước mơ, lý tưởng. Qua đó, mỗi cá nhân có thể xác định được ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ, lý tưởng của bản thân. - Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về và những biểu hiện của người sống không có lý tưởng không có ước mơ và hậu quả của lối sống đó đối với bản thân và xã hội. - Tổng kết lại các ý kiến phát biểu, đề nghị các bạn suy nghĩ thêm để chuẩn bị cho tiết thảo luận tuần sau của lớp. Tiết 2: Thảo luận theo lớp - Người chủ trì điều khiển thảo luận: + Giới thiệu thư ký ghi biên bản. + Lần lượt mời đại diện các tổ trình bày khái quát kết quả thảo luận ủa tổ mình về nội dung của chủ đề thảo luận. Nêu thắc mắc hoặc các tình huống mà tổ đặt ra. + Nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận sâu hơn những nội dung mà các tổ chưa đề cập tới hoặc thảo luận chưa rõ. + Gợi ý để các bạn biết liên hệ những ước mơ với thực tế cuộc sống, tránh mơ ước viễn vông, chung chung hoặc giúp các bạn nhận ra những khó khăn cản trở việc thực hiện ước mơ đó để có biện pháp vượt qua. + Trò chơi đoán: "DANH NHÂN VÀ LÝ TƯỞNG CỦA HỌ" (sáu câu hỏi, và hình ảnh về sáu danh nhân: Hai bà Trưng, Nguyễn Trãi, Vua Quang Trung, Bác Hồ, Trần Đại Nghĩa,Tôn Thất Tùng). + Yêu cầu các tổ cử đại diện lên liệt kê trên tờ giấy A0 những biện pháp cần thiết mà một thanh niên học sinh lớp 11 cần làm để biến ước mơ trở thành hiện thực (treo sẵn giấy A 0 lên bảng hoặc trên tường, các tổ liệt kê trong 5 phút). + Mời các bạn bổ sung, cùng thống nhất về những biện pháp vừa nêu và tổng hợp lại, viết thành chương trình hành động của cả lớp. + Mời đại diện các tổ ký cam kết thi đua cùng hành động để biến ước mơ, lý tưởng thành hiện thực. - Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. - Thư ký đọc ý kiến tổng hợp kết quả thảo luận. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 36
  37. Giáo án HĐNGLL11 Chủ đề: THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP Hoạt động 2: LÝ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN NGÀY NAY I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Nhận thức đúng đắn về lý tưởng Cách mạng mà Đảng đã vạch ra: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh - Có hoài bão, mơ ước cho tương lai của bản thân, biết xây dựng kế hoạch phấn đấu để thực hiện điều đó. - Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Khách mời: Đoàn thanh niên. 2. Tổ chức: - Kết thúc hoạt động 1, hướng dẫn cho học sinh bốc thăm chọn chủ đề và về chuẩn bị, 4 chủ đề cho 4 tổ. a. Lý tưởng Cách mạng. b. Lý tưởng đạo đức. c. Lý tưởng nghề nghiệp. d. Lý tưởng thẩm mỹ. - Chọn MC (2 HS: 1 nam, 1 nữ). - Phân công HS trang trí phòng. - Hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu, cách viết bài. - Chuẩn bị một số ca khúc cách mạng (Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Thanh niên làm theo lời Bác, Nam bộ kháng chiến ). - Chọn Ban giám khảo, mỗi tổ một người và ra thang điểm. - Chuẩn bị phần thưởng (4 giải trích ra từ tiền quỹ lớp). III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. MC tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, giới thiệu nội dung, thành phần Ban giám khảo (2'). 2. Ban giám khảo công bố thể lệ cuộc thi (1'). 3. Mỗi tổ cử đại diện báo cáo một chuyên đề (20') (mỗi đội không quá 5 phút). 4. Trò chơi. (7'). Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 37
  38. Giáo án HĐNGLL11 Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi a. Là lời mẹ ru con đêm đêm b. c Giáo án em vẫn cho ánh sao bay vào mỡ 5. Trò chơi ô chữ: M A T U Ý N G U Y Ễ N T H Ị T H Ứ N G H Ệ A N Đ Ồ N G L Ộ C V Õ T H Ị S Á U L Ý T Ự T R Ọ N G T H U Y Ề N V À B I Ể N M E N Đ Ê L Ê E P N I U T Ơ N 6. Ban giám khảo công bố kết quả và phát thưởng. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - GVCN: Nhận xét. - Đoàn thanh niên: Nhận xét. - GVCN: Nhận xét và đánh giá buổi sinh hoạt. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 38
  39. Giáo án HĐNGLL11 BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN (1 tiết) Hoạt động 3: I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Kiến thức: Củng cố, tăng thêm niềm tin yêu Đảng, niềm tin tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc. - Thái độ: Phấn khởi, lạc quan, yêu đời, tích cực học tập và rèn luyện tốt hơn để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân. - Kỹ năng: Rèn luyện tác phong tổ chức, hoạt động tập thể. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung: - Ca ngợi công lao to lớn của Đảng đối với sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. - Tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Đảng, với quê hương, đất nước. 2. Hình thức: - Thi "ô chữ". - Hát những bài hát có từ: "Đất nước", "Mùa xuân", "Đảng", "Quê hương". III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động. - Họp với cán bộ lớp và BCH chi đoàn, nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành. hướng dẫn học sinh sư tầm hoặc sáng tác các bài hát, điệu múa về Đảng, quê hương, đất nước. - Đề cử người dẫn chương trình. - Kiểm tra công tác chuẩn bị của các em và sẵn sàng tư vấn khi cần thiết. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp phổ biến nội dung và hình thức hoạt động, phát động đợt thi đua tìm hiểu về Đảng, đất nước, mùa xuân của dân tộc qua việc sưu tầm, sáng tác bài hát cho học sinh chuẩn bị và luyện tập. - Gợi ý một số bài hát chuẩn bị: + Chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam (nhạc và lời: Đỗ Minh). + Đảng cho ta cả một mùa xuân (nhạc và lời: Phạm Tuyên). + Đảng là cuộc sống của tôi (nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn). + Việt Nam quê hương tôi (nhạc và lời: Đỗ Nhuận). + Mùa Xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (nhạc và lời: Xuân Hồng). - Cử Ban giám khảo và thư ký. - Chuẩn bị băng nhạc cần thiết. - Chuẩn bị biểu điểm. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 39
  40. Giáo án HĐNGLL11 - Chuẩn bị phần thưởng và mời đại biểu (nếu có). - Trang trí lớp học theo hoạt động. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động: + Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. + Giới thiệu chương trình văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân. + Giới thiệu Ban giám khảo và thư ký làm việc. + Giới thiệu hình thức chơi và cách cho điểm của Ban giám khảo. + Mời các đội ra mắt Ban giám khảo và các bạn trong lớp. - Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động theo 2 hình thức hoạt động sau:  Hoạt động thứ nhất: Lật ô chữ Hát một đoạn bài hát có từ trong ô đã lật: 10đ (nếu lật trúng ô màu xanh, nếu vào ô đỏ thì mất quyền cho đội tiếp theo). Lật ô chữ cho đến khi có đội đoán được bài hát gốc: 40đ. + Sau khi thi xong, Ban giám khảo tổng kết điểm của các đội qua hoạt động 1.  Hoạt động thứ nhất: Thi hát Các đội lần lượt hát các bài hát có từ "Đảng", "quê hương", "mùa xuân", "đất nước" (mỗi bài hát đúng và không trùng được 10đ). Qua 4 vòng, Ban giám khảo công bố điểm trong hoạt động 2 của mỗi đội. - Kết thúc chương trình: Ban giám khảo tổng kết điểm của các đội qua 2 hoạt động và trao giải thưởng. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Đại diện các đội nhận xét kết quả hoạt động, GVCN phát biểu ý kiến. - Cán bộ lớp nhắc nhở công việc chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo. THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Học sinh có được những hiểu biết về một số ngành nghề. - Hiểu sâu sắc ý nghĩa của vấn đề lựa chọn đúng nghề nghiệp quyết định đến sự phát triển của bản thân, gia đình và xã hội. - Biết trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và biện pháp để theo đuổi một nghề phù hợp với năng lực và sở trường. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: Có 3 nội dung chính: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 40
  41. Giáo án HĐNGLL11 1. Ý nghĩa của việc tìm hiểu các ngành nghề. 2. Các hoạt động loại nghề trong xã hội. 3. Nghề gắn liền với năng lực, sở thích của bản thân. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị các nội dung tư vấn, lường trước các câu hỏi, các tình huống của học sinh, chuẩn bị đáp án. - Có thể mời các chuyên gia (giáo viên bộ môn, đại diện ban chấp hành đoàn trường, ban đại diện cha mẹ học sinh. - Họp cán bộ lớp thống nhất mục đích và yêu cầu của hoạt động. - Gợi ý để HS đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến các ngành nghề khác nhau. 2. Học sinh: - Lớp trưởng phổ biến nội dung và tình thức hoạt động để học sinh chuẩn bị câu hỏi, tình huống những thắc mắc của bản thân về chủ đề tư vấn. - Phân công các tổ trang trí, chuẩn bị tranh ảnh - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Tự chọn người dẫn chương trình. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người phụ trách Nội dung Cơ sở vật chất Thời gian Dẫn chương trình - Trò chơi khởi động. 4' Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm lần lượt cử đại diện hát những bài hát có tên - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, mời đại biểu chủ trì tư vấn. Dẫn chương trình I. THẢO LUẬN VỀ Ý NGHĨA CÁC NGÀNH NGHỀ: 1. Thảo luận về việc tìm hiểu cá ngành nghề: - Giới thiệu một số nghề cơ bản. - Ước mơ của bạn sẽ làm nghề gì? Phim tư liệu Mời HS phát biểu. - Trước mắt chúng ta phải làm gì 4' để đáp ứng được việc chọn nghề cho bản thân. 2. Chơi trò chơi: - Viết sẵn 76 thăm theo các ngành Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 41
  42. Giáo án HĐNGLL11 nghề: Nông dân, Bác sĩ, giáo viên, Tư liệu minh hoạ 10' xây dựng, ca sĩ, công an, bộ đội - Chia lớp thành 7 nhóm, cử đại diện lên bốc thăm, diễn đạt nghề, MC mời 4 thành nhóm sẽ đoán "Ai là ai". viên làm ban Đàn giám khảo & 3 - Diễn văn nghệ xen kẽ. thư ký làm việc. 3. Tiểu phẩm: "Chọn nghề": Dẫn chương trình Nội dung: Cha mẹ lan là bác sĩ, Bàn ghế phục chính vì vậy, họ luôn mong muốn trang Lan sẽ nối nghiệp mình. Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã cho Lan tiếp cận với nghề 15' nghiệp này. mỗi lần lần được họ hướng dẫn Lan vào bệnh viện, kể cha Lan nghe về công việc của ngành y. Nhưng với Lan, bạn bạn không hề thích ngành này, bệnh nhân, máu, mùi ête là nổi ám ảnh đối với Lan Trong kỳ thi đại học sắp tới, Lan rất phân vân không biết lựa chọn như thế nào? Theo nguyện vọng của cha mẹ trong hay theo ý thích của cá nhân. - Diễn và xem tiểu phẩm. - Nếu bạn là Lan bạn sẽ quyết định như thế nào? Dẫn chương trình (Các nhóm thảo luận, phát biểu). Đàn - Giới thiệu phần kết của tiểu phẩm. Dẫn chương trình - Văn nghệ xen kẽ. III. TƯ VẤN NGHỀ: - Gợi ý khuyến khích để học sinh nêu những câu hỏi, tình huống thắc mắc của bản thân về chủ đề. - Nhà tư vấn lắng nghe chọn lọc các ý kiến thảo luận của HS, tổng hợp nhận xét, đưa ra lời bình và kết luận. - Trong quá trình tư vấn xen kẽ các chương trình. Đàn phục trang + Múa (bài ca xây dựng). + Hát (người thầy, bài ca người giáo viên nhân dân). MC - Khuyến khích học sinh cùng trao đổi, tranh luận để tìm câu trả lời. * Ban giám khảo công bố điểm, Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 42
  43. Giáo án HĐNGLL11 phát thưởng. MC tuyên bố kết thúc hoạt động. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - GVCN tổng kết, đánh giá quá trình hoạt động. - Dặn dò HS chuẩn bị hoạt động tiếp theo. THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC Hoạt động 1: "HOÀ BÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN HỌC SINH" (2 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động này, học sinh cần: - Hiểu ý nghĩa của hoà bình đối với mỗi người, mỗi gia đình, nhà trường, mỗi cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hiểu quyền tự do trong tư tưởng, quan điểm về hoà bình. - Tham gia các hoạt động và giữ gìn, bảo vệ hoà bình. - Có thái độ đúng đán và yêu hoà bình, ủng hộ cái thiện, phản đối chiến tranh, bạo lực. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dụng: - Hoà bình là sự tôn trọng, hợp tác, là sự thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hoà bình trái với chiến tranh, trái với xung đột, khủng bố. Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người, chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh, là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của con người. - Hoà bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc. - Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hoà bình vì phải đấu tranh bằng xương máu suốt mất chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hoà bình, độc lập, tự do và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Hoà bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu, là sức mạnh của đất nước, do đó học sinh cần phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ, duy trì hoà bình. 2. Hình thức: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 43
  44. Giáo án HĐNGLL11 - Thảo luận, tranh luận. - Văn nghệ xen kẽ. - Thi kiến thức và hát. - Trò chơi âm nhạc. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nêu mục đích, yêu cầu haọt động cho cả lớp nhằm giúp HS định hướng đúng và sẵn sàng tham gia. - Cung cấp cho HS những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa của hoà bình cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm sách báo, thu nhập thêm thông tin ở các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đồng thời yêu cầu liên hệ trong cuộc sống hàng ngày, ở nhà trường, ở gia đình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên quan đến sự hợp tác, thân thiện hoặc xung đột, mâu thuẫn và cách giải quyết - Hướng dẫn học sinh tìm đọc cách điều 12, 13, 15 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để tham gia thảo luận. - Gợi ý một số câu hỏi, vấn đề thảo luận. - Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn tổ chức hoạt động và bổ sung thêm các câu hỏi thảo luận. - Liên hệ GV bộ môn GDCD phối hợp cùng chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động của học sinh. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp và BCH chi đoàn chuẩn bị, phân công tổ chức hoạt động. - Hoàn thiện hệ thống câu hỏi thảo luận. - Phân công người điều khiển chương trình thảo luận, trò chơi. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Phân công trang trí, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người thực Nội dung Phương Thời hiện tiện gian Dẫn chương - Hát tập thể và trò chơi khởi động. 5' trình - Tuyên bố lý do buổi hoạt động và mục đích yêu cầu. - Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, đại biểu, thành phần BGK, thư ký. - Thảo luận: Nêu lần lượt các câu hỏi và vấn Dẫn chương Poster câu 30' trình đề. Các nhóm có 4 phút để thảo luận. Lần lượt mỗi nhóm trả lời và các nhóm khác tranh luận. hỏi Lần lượt các xen kẽ 2, 3 câu hỏi là các tiết mục văn nghệ. tổ chức ý kiến thảo luận + Như thế nào là hoà bình? Ý nghĩa của hoà bình? Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 44
  45. Giáo án HĐNGLL11 + Hậu quả của chiến tranh? + Vì sao chúng ta phải bảo vệ hoà bình? GV cố vấn + Cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình? (trong tổng kết, tóm gia đình, trong trường học, ngoài xã hội ). tắt vấn đề. + Sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh? Dẫn chương + Biểu hiện của lòng yêu hoà bình? trình - Trò chơi âm nhạc: Gồm 3 vòng thi. Chia lớp lớp chia làm thành 2 đội. Vòng 1 gồm 6 ô chữ trong đó có 2 ô 2 đội chữ đỏ, tìm bài hát gốc. Khi lật phải ô tô mất quyền lựa chọn. Lật được từ gì sẽ trình bày một bài hát có từ đó. Vòng 2 gồm 5 ô chữ trong đó có 2 ô chữ đỏ, tìm bài hát gốc. Vòng 3 có 6 ô chữ, 2 đội lật từng ô và đoán bài hát gốc. + Vòng 1: Quả Xanh Bay Giữa Trời Xanh bóng Bài hát gốc: Trái đất này là của chúng mình - Trương Quang Lục. + Vòng 2: 25' Bồ câu Tung Cánh Giữa Trời Ô chữ Bài hát gốc: Em như chim Bồ câu trắng - Trần Ngọc. + Vòng 3: BGK tổng kết Cùng Muôn Trái Ngất Say Hoà điểm từng đội tim bình Dẫn chương trình Bài hát gốc: Tự nguyện - Trương Quốc Khánh. 20' 2 đội thi - Thi đua: Vẫn là 2 đội như trò chơi âm nhạc. Gồm 2 vòng thi. + Vòng 1: Mỗi đội lần lượt trả lời đúng hay sai cho 5 câu hỏi. Đúng được 10 điểm. Sai bị trừ 10 điểm. . Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được xem là bảo vệ hoà bình. . Trong vài thập kỉ tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. . Xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, dân tộc là để tiến tới hoà bình. . Giao lưu văn hoá giữa các nước là góp phần bảo vệ hoà bình. . Thân thiện, tôn trọng giữa người và người là bảo vệ hoà bình. . Chạy đua vũ trang, lật đổ chính quyền, khủng Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 45
  46. Giáo án HĐNGLL11 bố vẫn còn xảy ra. . Hoà bình, hợp tác, phát triển là xu thế hiện nay. . Tham gia các hoạt động tích cực do lớp, trường, địa phương tổ chức là bảo vệ hoà bình. BGK, thư ký . Phát triển các lò hạt nhân, nguyên tử, phát triển Phần vũ khí là để bảo vệ hoà bình. thưởng . Đấu tranh chống chiến tranh là nhiệm vụ của nhà nước và quân đội. + Vòng 2: Mỗi đội thể hiện một bài hát về hoà bình. - Tổng kết điểm 2 đội qua 2 trò chơi và phát thưởng. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét và tổng kết. - Nhắc nhỡ công việc cho các hoạt động tới. - Bài hát tập thể kết thúc. GIÁO ÁN "THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC Hoạt động 2: TIỂU PHẨM VỀ TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động này, học sinh cần: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 46
  47. Giáo án HĐNGLL11 - Có sự hiểu biết về những vấn đề các dân tộc cùng quan tâm, những nét riêng của mỗi dân tộc, cũng như con người, cuộc sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, sự phát triển chung Từ đó có nhận thức đúng đắn về tình hữu nghị, hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. - Biết thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, có văn hoá với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt đối với người nước ngoài đang cộng tác, học tập tại Việt Nam. - Có thái độ cảm thông, chia sẻ và ủng hộ tình hữu nghị giữa các dân tộc. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: 1. Những vấn đề toàn nhân loại quan tâm: - Sự bình đẳng giữa các dân tộc và quyền con người: Quyền con người phải được tôn trọng, cần xoá bỏ tệ phân biệt chủng tộc và các mối đe doạ khác đối với con người. - Duy trì nền hoà bình: Hoà bình là xu hướng tích cực, không thể chấp nhận việc lấy bạo lực làm giải pháp cho các cuộc xung đột. Việc duy trì hoà bình có tầm quan trọng lớn lao trong các mối quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các nước cũng như pháp luật quốc tế. - Sự phát triển: phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích của con người của mỗi dân tộc là xu thế tất yếu để khắc phục sự đói nghèo và bất công xã hội. - Vấn đề môi trường: sự mất cân bằng sinh thái là hậu quả của việc phá hoại môi trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống con người. Do đó nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển lâu dài của mỗi quốc gia là vấn đề quan trọng cần đặc biệt quan tâm. - Di sản văn hoá nhân loại: ý nghĩa của di sản văn hoá rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào sự hợp tác và hoà bình thế giới. - Tổ chức liên hợp quốc: liên hiệp quốc có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc. 2. Sự hiểu biết của các dân tộc về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá đời sống, phong tục tập quán của mỗi nước. Từ đó có sự cảm thông, chia sẻ, hợp tác và phát triển. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nêu mục đích yêu cầu và kế hoạch hoạt động cho cả lớp. - Cung cấp cho học sinh những nội dung cần thiết có thể lựa chọn để xây dựng tiểu phẩm. Hướng dẫn học sinh đọc thêm các tài liệu, tư liệu, sách báo để chuẩn bị cho hoạt động thêm phong phú. - Giao cho cán bộ lớp, BCH chi đoàn tổ chức hoạt động, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thích hợp. Cả lớp có thể xây dựng một tiểu phẩm theo chủ đề và hoạt động. mỗi tiểu phẩm có thời lượng tối thiểu là 10 phút và tối đa không quá 1 tiết. 2. Học sinh: - Xây dựng tiểu phẩm có 2 phương án: + Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 1 tiểu phẩm, các tổ tự chọn nội dung và tình huống để thiết kế kịch bản của mình (kịch bản không quá 10 phút). + Cả lớp xây dựng 1 kịch bản (không quá 1 tiết). - Cử người dẫn chương trình. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 47
  48. Giáo án HĐNGLL11 - Dự kiến mời đại biểu. - Phân công trang trí, kê bàn ghế hình chữ U. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người thực Phương tiện Thời Nội dung hoạt động hiện gian Dẫn chương - Hát tập thể và trò chơi khởi động. trình - Giới thiệu đại biểu và giáo viên chủ nhiệm. 5' Dẫn chương - Giới thiệu các tiểu phẩm các tổ đã chuẩn bị. - Mỗi tổ cử trình đại diện đã 20' được chọn. + Kịch bản: Một nhóm những người nước ngoài đến du lịch ở địa phương. Họ gặp khó khăn nên - Mỗi tổ diễn Chuyển tiếp rất cần sự giúp đỡ 1 tiểu phẩm 10' bằng tiết mục + Trong lớp có 1 bạn là người thuộc dân tộc văn nghệ. thiểu số. Nam là bạn cầm đầu 1 nhóm người phân biệt đối xử với bạn ấy. Sau đó Nam và các bạn - Một bạn đã của mình gặp khó khăn được sự giúp đỡ của An. được chọn. Nam và các bạn nhận ra lỗi của mình. - Đóng vai 1 vài nước với * Đưa ra tình huống và xử lý. nét riêng độc Dẫn chương đáo trình Em nhận xét gì về sự mất cân bằng sinh thái hiện nay. Em có những hành động gì cụ thể? - Tranh ảnh Ngoài ra bạn còn quan tâm đến vấn đề gì hiện về ô nhiễm môi trường Dẫn chương nay? nước. 15' trình - Sự bình đẳng giữa các dân tộc. - Có thể rút ra Nêu 1 số vấn - Di sản văn hoá nhân loại. từ tiểu phẩm. đề có thể các bạn chưa nêu. - Vấn đề môi trường. Kết thúc - Hát tập thể. - GVCN - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét hoạt động, rút ra kết luận (nhận xét đánh giá). - Dặn dò - Chuẩn bị hoạt động tiếp theo. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Sau hoạt động này, học sinh cần: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 48
  49. Giáo án HĐNGLL11 - Hiểu những nét cơ bản về cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên hợp quốc đối với hoà bình, phát triển của nhân loại đối với quyền con người nói chung và đặc biệt là quyền của trẻ em nói riêng. - Rèn luyện năng lực tiếp cận vấn đề bằng tư duy phê phán và thái độ cởi mở, có năng lực hiểu được những giá trị của hệ thống Liên hợp quốc với những tác động tích cực của nó tới các quốc gia trên thế giới. - Có thái độ đồng tình với Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề của thể giới. Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện Công ước LHQ về quyền trẻ em ở Việt Nam. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: Thảo luận chuyên đề 1. Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc: - Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm những cơ quan sau: * Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên (tính đến tháng 4/2007 Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên). * Đại hội đồng: có 7 Uỷ ban để thực hiện các vấn đề cụ thể là: + Uỷ ban 1: phụ trách các vấn đề: chính trị và an ninh. + Uỷ ban 2: phụ trách các vấn đề: kính tế và tài chính. + Uỷ ban 3: phụ trách các vấn đề: xã hội, nhân đạo và văn hoá. + Uỷ ban 4: phụ trách các vấn đề: quản lý các lãnh thổ nằm dưới sự bảo trợ của LHQ. + Uỷ ban 5: phụ trách các vấn đề: hành chính và ngân sách. + Uỷ ban 6: phụ trách các vấn đề: pháp luật + Uỷ ban 7: phụ trách các vấn đề: chính trị đặc biệt. - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Hội đồng Bảo an gồm 15 nước, trong đó có 5 nước là uỷ viên Thường trực. - Hội đồng kinh tế và xã hội: Có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của các dân tộc. - Hội đồng quản thác: Có nhiệm vụ kiểm soát chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà LHQ uỷ quyền cho một nước thực hiện. - Toà án quốc tế: Là cơ quan tài phán của LHQ, có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế. - Ban thư ký: Là cơ quan hành chính, tổ chức của LHQ, đứng đầu là Tổng thư ký, đặc biệt có trách nhiệm trong việc dự thảo và hoàn thành những Nghị quyết mà LHQ đã thông qua. 2. Vai trò của Liên hợp quốc: - LHQ là một cơ quan hợp tác quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy và giúp đỡ những tiến bộ và phát triển về kinh tế, xã hội của các dân tộc. - Trụ sở của LHQ đặt tại New Yook - Mỹ. - Trong đời sống chính trị thế giới, LHQ đã và đang giữ một vị trí vai trò quan trọng hàng đầu. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 49
  50. Giáo án HĐNGLL11 - LHQ đã trở thành một diễn đàn đấu tranh và hợp tác trong điều kiện chung sống hoà bình giữa các quốc gia khác nhau. 3. Một vài số liệu: - LHQ thành lập chính thức ngày 24/10/1945. - Đã có 192 thành viên. - 18 giờ 20 phút ngày 20/9/1977, Việt Nam trở thành thành viên LHQ. - Ngày 20/11/1989, Công ước LHQ về Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. - Ngày 02/9/1990, Công ước LHQ về Quyền trẻ em có hiệu lực. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, về LHQ, hướng dẫn các em sưu tầm tài liệu, sách báo về tổ chức LHQ, về bốn nhóm quyền trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em, tìm hiểu kỹ nội dung Điều 12, 13 về quyền có ý kiến, thu thập thông tin của trẻ em. - Gợi ý một số câu hỏi và đáp án cho hoạt động thi tìm hiểu của học sinh. - Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn tổ chức hoạt động. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn tổ chức hoạt động, chuẩn bị: + Cử các đội dự thi. + Cử 1 Ban giám khảo. + Cử người dẫn chương trình. + Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ chủ đề hoà bình thế giới, bảo vệ Quyền trẻ em: Đoàn kết, nối vòng tay lớn + Phân công trang trí, kê bàn ghế cho các nhóm thảo luận. + Mời giáo viên chủ nhiệm, giáo viên GDCD làm cố vấn. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người phụ Thời Nội dung hoạt động PP và PT trách gian Người điều I. Hoạt động mở đầu: khiển - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. 10' Diễn kịch - Giới thiệu thành phần tham dự. ngắn II. Thảo luận: 1. Tiểu phẩm dẫn ý. Kịch bản 2. Chia 3 5 nhóm. - Chuẩn bị phương tiện. Giấy, viết - Các nhóm trình bày ý kiến, bổ sung. Nội dung: Đại diện nhóm Tài liệu Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 50
  51. Giáo án HĐNGLL11 - Nhóm 1: LHQ thành lập ngày, tháng, năm Ngày 5' nào? 24/10/1945 + Tổng thư ký LHQ lần đầu tiên và hiện nay là Ông Trivơ Hac ai? đan li (Na Uy) từ 1946 - 1953 Đại diện GV đã cung cấp nhóm + Cơ cấu tổ chức LHQ như thế nào? mục tiêu? Nguyên tắc?. thông tin trước cho học sinh. - Nhóm 2: Nêu tóm tắt vai trò của LHQ? + Những người lính của LHQ có trách nhiệm duy trì hoà bình trên thế giới gọi là gì? + Việt Nam gia nhập LHQ năm nào? + Trụ sở LHQ đặt ở đâu? Đại diện - Nhóm 3: nhóm + WHO là tổ chức nào của LHQ? 5' + UNI CEF là tổ chức nào của LHQ? + LINESCO là tổ chức nào của LHQ? + Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Quyền trẻ em vào thời gian nào? + Việt Nam phê chuẩn Công ước trên vào thời - Giáo viên đã gian nào? cho học sinh chuẩn bị trước. + Công ước LHQ về Quyền trẻ em có ý nghĩa gì Nhạc, micro đối với học sinh chúng ta? Có phấn thưởng: tập hay 3. Thảo luận nhóm cả lớp bổ sung. viết. 4. Xen các tiết mục văn nghệ. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, có ý kiến tổng kết. - Dặn dò: chuẩn bị cho nội dung hoạt động tiết sau. Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ (2 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 51
  52. Giáo án HĐNGLL11 Sau hoạt động này, học sinh cần: - Hiểu sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ cũng như sự quan tâm về tình cảm của Bác đối với thế hệ, đặc biệt trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Tự hào, kính trọng và biết ơn công lao của Bác đối với dân tộc. - Tích cực học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Những nội dung chủ yếu HS cần tìm hiểu: - Nguyên nhân nào thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Phân tích để thấy được sự hy sinh, lòng quyết tâm của Bác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Những Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Bác Hồ với những thời điểm lịch sử làm nên những kỳ tích mà cả thế giới phải khâm phục: Đánh đuổi hai đế quốc to lớn Pháp và Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Những lời dạy của Bác Hồ với thanh niên, thiếu niên và HS, liên hệ với việc thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em của xã hội ta. - Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho độc lập, thống nhất đất nước, cho no ấm hạnh phúc của nhân dân. 2. Hình thức hoạt động: - Tổ chức cuộc thi kể chuyện với chủ đề "Bác Hồ với thiếu nhi". - Hái hoa dân chủ thông qua việc trả lời câu hỏi về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. - Tổ chức thi vẽ tranh về cuộc đời hoạt động của Bác. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phát động cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác đầu tháng 5. - Gợi ý cho HS về các nội dung của hoạt động để các em chủ động bàn bạc, cho biết hình thức hoạt động. - Gợi ý cho HS kế hoạch, thời gian và tiến độ triển khai hoạt động. - Giới thiệu tham khảo, liên hệ với giáo viên bộ môn lịch sử, giáo dục công dân, ngữ văn, tìm hiểu các Điều 6, 12, 13, 31 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. - Tham dự cuộc hợp với cán bộ lớp và ban chấp hành Đoàn thanh niên triển khai kế hoạch. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp họp với Ban chấp hành chi đoàn thảo về nội dung thích hợp nhất. Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm sưu tầm tài liệu, các loại, tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho cuộc thi. - Các nhóm họp bàn việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân. - Liên hệ với các giáo viên bộ môn văn, sử, GDCD cung cấp thêm kiến thức. Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 52
  53. Giáo án HĐNGLL11 - Phân công trang trí. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người phụ Thời Nội dung hoạt động Phương tiện trách gian * Hoạt động mở đầu: BCS - Ban tổ chức trang trí trên bảng, sắp xếp bàn ghế theo tổ, phân bố các dụng cụ theo đúng vị trí. Phấn màu, giấy 5' - Dán các bức tranh của các tổ lên bảng. màu, keo dán, * Hoạt động 1: tranh Dẫn chương - Người dẫn chương trình giới thiệu các bạn trình tham gia một số tiết mục văn nghệ "Những bài ca dâng Bác". 12' 1. Lời Bác dặn trước lúc đi xa. Học sinh hát 2. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người. 3. Viếng lăng Bác. Phản ánh tình cảm, thái độ của thế hệ trẻ đối với Bác Hồ kính yêu. - Bí thư chi đoàn nêu lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động. - Giới thiệu Ban giám khảo gồm: GVCN, LT, BT đoàn. * Hoạt động 2: Hái Hoa dân chủ - Bí thư chi đoàn nêu thể lệ thi, mỗi câu 10 Dẫn chương Dùng dây thông điểm. Nội dung về cuộc đời hoạt động của Bác từ có gắn các câu 20' trình cùng với 1911 đến khi Bác mất. BGK hỏi là những - Các tổ lần lượt cử 2 bạn lên hái hoa dân chủ. bông hoa. - BGK nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 3: Kể chuyện 20' - Bí thư chi đoàn trình bày những nội dung cơ bản cần được trình bày và thông báo thể lệ thi, Có tranh ảnh thang điểm 10 (nội dung : 6 điểm, hình thức: 4 điểm). Dụng cụ - Đại diện các nhóm lên thi Dẫn chương * Hoạt động 4: Trò chơi đoán tranh trình - Bức tranh "Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình). - Bức tranh gồm 4 ô: mỗi ô gồm bài hát hoặc đọc thơ phù hợp với ô chữ. * Hoạt động 5: Xem tranh Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 53
  54. Giáo án HĐNGLL11 - Mỗi nhóm lên giới thiệu bức tranh vẽ của nhóm mình, nói lên mục đích ý nghĩa của bức tranh. - BGK cho điểm: đẹp 5 điểm, ý nghĩa 5 điểm * Hoạt động 6: Kết quả hoạt động BGK nhận xét ưu khuyết điểm của các nhóm về các cuộc thi, thông báo kết quả, cho điểm các nhóm, phát thưởng. V. ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét ưu khuyết điểm trong giờ sinh hoạt - Dặn dò cho buổi học tới. Hoạt động 2: VĂN NGHỆ MỪNG SINH NHẬT BÁC HỒ (1 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 54
  55. Giáo án HĐNGLL11 - Khắc sâu tình cảm, lòng kính trọng và biết ơn đối với Bác Hồ của thế hệ trẻ VN. - Rèn luyện kỹ năng, trau dồi đức tình tự tin và ý thức tích cực sẵn sàng tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ của lớp, của trường. - Tăng thêm lòng tự hào được sống trong thời đại Hồ Chí Minh. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ca ngợi công lao của Đảng, của Bác Hồ đối với dân tộc, với sự nghiệp vẻ vang của đất nước: Lựa chọn những bài hát, bài thơ của nhiều tác giả ca ngợi công lao của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua các bài thơ, bài hát đó, thế hệ trẻ thể hiện lòng tôn kính đối với lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới là Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ Việt Nam: - Chọn những bài hát, bài thơ thể hiện tình cảm của Bác đối với thế hệ trẻ, thể hiện niềm tin của thể hệ đối với tư tưởng của Người. - Hoạt động văn nghệ, hát các bài: Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Hát mãi khúc quân hành, Lời ca dâng Bác , để cảm nhận tình thương yêu bao la của Bác đối với tuổi trẻ Việt Nam và qua đó thể hiện lòng biết ơn, thái độ kính trọng đối với Bác Hồ. 3. Tổ chức các hoạt động "Tháng 5 nhớ Bác" thông qua các hình thức: dâng hoa lên tượng Bác, lễ báo công dâng Bác, xem phim về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, sinh hoạt truyền thống để thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam: "sống chiến đấu, lao dộng và hoạt động học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại". III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. - Nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động văn hoá, văn nghệ "Mừng sinh nhật Bác Hồ" để học sinh có ý thức chuẩn bị. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn thiết kế nội dung chương trình, lựa chọn phương án thích hợp, có tính khả thi cao. 2. Học sinh: - Cán bộ lớp với cán bộ đoàn họp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể. - Quyết định về thời gian, địa điểm, số lượng tiết mục, thể loại các tiết mục và chương trình hoạt động. - Mỗi tổ chuẩn bị 4, 5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau: hát, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, múa, hoạt cảnh truyền thống - Thành lập Ban giám khảo gồm: những em có năng khiếu hoặc hiểu biết về nghệ thuật, biết cảm thụ nghệ thuật, số lượng nêu từ 3 đến 5 người. - Thống nhất 1 số tiết mục chung cho cả lớp, lựa chọn 1 số em tập "phút sinh hoạt truyền thống" trước khi vào buổi diễn, ôn lại các bài hát Quốc ca, lãnh tụ ca và dâng hoa lên tượng Bác. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Sinh hoạt văn nghệ được tiến hành theo đơn vị lớp với thời gian là 1 tiết. Theo chương trình kế hoạch đã được chuẩn bị, tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với thời gian, điều kiện của lớp, của trường. Sau đây là những ý về chương trình sinh hoạt văn nghệ "Bác đang cùng chúng cháu hành quân". Giáo viên: Hoàng Thị Ánh 55