Bài kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Hoài Anh 26/05/2022 4591
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_tieng_viet_phan_doc_khoi_4_nam_ho.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối kì 1 môn Tiếng Việt (Phần đọc) Khối 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 . Thời gian làm bài: 40 phút Lớp: Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Ông Trạng thả diều” TV4 –Tập 1 trang 104 2. Bài: “ Vẽ trứng” - TV4 –Tập 1 trang 120 3. Bài “Văn hay chữ tốt”- TV4 –Tập 1 trang 129 4. Bài: “Cánh diều tuổi thơ ” TV4 –Tập 1 trang 146 5. Bài: “Kéo co” - TV4 –Tập 1 trang 155 II. Đọc hiểu văn bản: Cho bài văn sau: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì?
  2. A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc C. Con giống Câu 2: Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự? A. Tinh tế B. Chăm chỉ C. Kiên nhẫn D. Gắng công Câu 3: Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? A. Pho tượng cực kì mỹ lệ B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo C. Pho tượng như toát lên sự ung dung D. Pho tượng sống động đến lạ lùng Câu 4: Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần Câu 5: Theo em, bài đọc “Bàn tay người nghệ sĩ” thuộc chủ điểm nào đã học? A. Trên đôi cánh ước mơ B. Có chí thì nên C. Măng mọc thẳng Câu 6: Nội dung bài “Bàn tay người nghệ sĩ” là: A. Ca ngợi Trương Bạch là một người rất yêu thiên nhiên. B. Ca ngợi Trương Bạch là một người rất nhân hậu. C. Ca ngợi Trương Bạch là một nghệ sĩ đại tài, luôn kiên nhẫn, say mê tạo nên những tác phẩm đẹp. Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ. Câu 8: Câu “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn” có các tính từ ? A. Tự nhủ, gắng công B. Tạo nên, truyệt trần C.Tuyệt trần, mỹ mãn D. Mỹ mãn, gắng công
  3. Câu 9: Câu: “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì ? A. Để hỏi B. Nói lên sự khẳng định, phủ định C. Tỏ thái độ khen, chê D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn Câu 10: Trong câu “Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm” có những động từ nào ? A. mang, đến, nhờ, tạc B. mang, nhờ, anh, tượng C. người, khối ngọc, pho tượng Câu 11: Tìm danh từ chung có trong câu sau “Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở cửa hàng đồ ngọc. A. đi làm, cửa hàng, B. lớn lên, Trương Bạch, cửa hàng C. cửa hàng, đồ ngọc D. Trương Bạch, xin, đi làm Câu 12: Trong câu “Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ Trương Bạch tạc cho một pho tượng Quan Âm” có những danh từ riêng là: A. Trương Bạch, Quan Âm B. Trương Bạch, Tượng Quan Âm C. Một hôm, Bạch, Quan Âm Câu 13: Thành ngữ, tục ngữ thích hợp để nói về Trương Bạch là: A. Thương người như thể thương thân B. Cây ngay không sợ chết đứng C. Lá lành đùm lá rách D. Ai ơi đã quyết thì hành/ Đã đan thì lận tròn vành mới thôi! Câu 14. Xác định câu kể Ai làm gì? trong các câu sau: A. Trương Bạch là một cậu bé say mê thiên nhiên từ nhỏ. B. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy C. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm tuyệt vời. D. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Chúc em làm bài tốt! Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút 1. Chính tả (2 điểm) (15 phút) Lộc non Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi. Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác. Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2021 – 2022 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): A Câu 2: (1 điểm): C Câu 3: (1 điểm): B Câu 4: (1 điểm): A Câu 5: (1 điểm): B Câu 6: (1 điểm): C Câu 7: (1 điểm): B Câu 8: (1 điểm): C Câu 9: (1 điểm): D Câu 10: (1 điểm): A Câu 11: (1 điểm): C Câu 12: (1 điểm): A Câu 13: (1 điểm): D Câu 14: (1 điểm): D
  6. B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài cho: 3 điểm Bài văn viết đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài . Câu văn có hình ảnh, viết không sai lỗi chính tả cho 8 điểm. Cụ thể: - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh tả được một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi yêu thích. - Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi định tả. - Phần thân bài: Tả được bao quát ; Tả được một số bộ phận - Phần kết bài: Nêu được ích lợi, cách bảo quản, - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.