Bộ đề ôn tập giữa kì 1 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 7 trang Hàn Vy 02/03/2023 5303
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập giữa kì 1 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_giua_ki_1_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_d.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn tập giữa kì 1 Sinh học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1) MÔN: SINH HỌC-LỚP 8 I. Trắc nghiệm (5đ) Hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau: Câu 1.Bào quan nào có vai trò tham gia quá trình phân chia của tế bào? A. bộ máy Gôngi. B. lục lạp. C. nhân. D. trung thể. Câu 2. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng bảo vệ, hấp thụ, tiết? A. mô cơ. B. mô thần kinh. C. mô biểu bì. D. mô liên kết. Câu 3. Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô? A. 5 loại. B. 4 loại. C. 3 loại. D. 2 loại. Câu 4. Dẫn truyền là gì? A. là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. B. là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều nhất định. C. là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh. D. là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. Câu 5. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì? A. máu. B. mỡ. C. tủy đỏ. D. nước mô. Câu 6. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào? A. axit axêtic. B. axit malic. C.axit acrylic. D. axit lactic. Câu 7. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là: A. Co và dãn. B. Gấp và duỗi. C. Phồng và xẹp. D. Kéo và đẩy. Câu 8. Xương to ra do đâu? A. tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia. B. tế bào hồng cầu phân chia. C. tế bào màng xương phân chia. D. tế bào tủy xương phân chia. Câu 9. Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động? A. khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân.B. khớp giữa các xương hộp sọ. C. khớp giữa các đốt sống. D. khớp giữa các đốt ngón tay. Câu 10. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào? A. bạch cầu trung tính. B. bạch cầu limphô. C. bạch cầu ưa kiềm. D. bạch cầu ưa axit. Câu 11. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 75%. B. 60%. C. 55%. D. 45%. Câu 12. Hồng cầu ở người không có đặc điểm nào dưới đây? A. hình đĩa, lõm hai mặt. B. màu đỏ hồng, lõm hai mặt. C. vận chuyển O2, không có nhân. D. có 1 nhân, trong suốt. Câu 13. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào? A. miễn dịch tự nhiên. B. miễn dịch nhân tạo. C. miễn dịch tập nhiễm. D. miễn dịch bẩm sinh.
  2. Câu 14. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá? A. kháng nguyên – kháng thể. B. kháng nguyên – kháng sinh. C. kháng sinh – kháng thể. D. vi khuẩn – prôtêin độc. Câu 15.Hoạt động sống của tế bào là: A.Trao đổi chất, lớn lên, vận chuyển, phân chia. B.Cảm ứng, lớn lên, vận chuyển, trao đổi chất. C.Lớn lên, phân chia, vận chuyển, cảm ứng. D.Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. II. Tự luận:(5 điểm) Câu 1)Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? (2 điểm) Câu 2)Phân tích đường đi của xung thần kinh qua phản xạ đầu gối. (1 điểm) Câu 3) Kể tên một số bệnh ở người hiện nay đã có văcxin phòng tránh. (1 điểm) Câu 4) Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng văcxin. (1 điểm) ĐÁP ÁN I / TRẮC NGHIỆM: (5ĐIỂM ) Mỗi câu 0.33đ C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 C14 C15 D C C B B D A C B A C D B A Â II / TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM ) Câu 1) Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? (2 điểm) - Hộp sọ phát triển. - Cột sống cong 4 chỗ. - Lồng ngực nở rộng sang 2 bên. - Xương chậu nở, xương đùi lớn. - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. - Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón kia. Câu 2)Phân tích đường đi của xung thần kinh qua phản xạ đầu gối? (1 điểm) Khi có 1 vật gõ vào đầu gối: - Phân tích đường đi của xung thần kinh: Khi có 1 vật gõ vào đầu gối→ tác động đến cơ quan thụ cảm trên đầu gối →→ xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm → trung ương thần kinh → xung thần kinh theo dây li tâm → xuống cơ quan phản ứng là đầu gối → đá chân. Câu 3) Kể tên một số bệnh ở người hiện nay đã có văcxin phòng tránh. (1 điểm) -HS kể được một số bệnh: Sởi;tả; cúm; bạch hầu; uốn ván; quai bị; viêm gan siêu vi A, B, C; ho gà; lao; thương hàn; bại liệt; viêm não; thủy đậu; bệnh dại; viêm ruột do Rotavirus Câu 4) Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng văcxin. (1 điểm) -Vắcxin được sản xuất từ mầm bệnh của bệnh mà ta muốn ngừa nhưng bị làm yếu đi không còn khả năng gây bệnh. Khi tiêm vào cơ thể kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh đó.
  3. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2) MÔN: SINH HỌC-LỚP 8 I. Trắc nghiệm:(5 điểm)Hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau: Câu 1.Bào quan nào có vai trò thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm? A. bộ máy Gôngi. B. lục lạp. C. nhân. D. trung thể. Câu 2. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan? A. mô cơ. B. mô thần kinh. C. mô biểu bì. D. mô liên kết. Câu 3. Trong cơ thể người có mấy loại mô chính? A. 5 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 3 loại. Câu 4. Cảm ứng là gì? A. là khả năng phân tích thông tin và trả lời các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. B. là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều nhất định. C. là khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin bằng cách phát sinh xung thần kinh. D. là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng cách phát sinh xung thần kinh. Câu 5. Ở trẻ em, trong khoang xương có chứa gì? A. máu. B. mỡ. C. tủy đỏ. D. nước mô. Câu 6. Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào? A.chất hữu cơ. B. nước. C. muối khoáng. D. ôxi. Câu 7. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là: A. Gấp và duỗi. B. Kéo và đẩy. C. Phồng và xẹp. D. Co và dãn. Câu 8. Xương to ra do đâu? A. tế bào màng xương phân chia. B. tế bào lớp sụn tăng trưởng phân chia. C. tế bào tủy xương phân chia. D. tế bào hồng cầu phân chia. Câu 9. Loại khớp nào dưới đây khả năng cử động hạn chế? A. khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân. B. khớp giữa các đốt sống. C. khớp giữa các xương hộp sọ. D. khớp giữa các đốt ngón tay. Câu 10. Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành? A. bạch cầu ưa kiềm. B. bạch cầu mônô. C. bạch cầu limphô. D. bạch cầu trung tính. Câu 11. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 45%. B. 55%. C. 65%. D. 70%. Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người? A. hình đĩa, lõm hai mặt. B. nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.
  4. C. màu đỏ hồng. D. tham gia vào chức năng vận chuyển khí. Câu 13. Người đã từng bị mắc bệnh thuỷ đậu thì sau đó sẽ không mắc lại bệnh đó nữa. Đây là dạng miễn dịch nào? A. miễn dịch tự nhiên. B. miễn dịch nhân tạo. C. miễn dịch tập nhiễm. D. miễn dịch bẩm sinh. Câu 14. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh. B. kháng thể. C. kháng nguyên. D. prôtêin độc. Câu 15. Hoạt động sống của tế bào là: A.Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng. B.Cảm ứng, lớn lên, vận chuyển, trao đổi chất. C.Lớn lên, trao đổi chất, vận chuyển, cảm ứng. D.Trao đổi chất, cảm ứng, vận chuyển, phân chia. II. Tự luận:(5điểm) Câu 1) Trình bày các biện pháp để rèn luyện hệ vận động.(2 điểm) Câu 2)Phân tích đường đi của xung thần kinh qua phản xạ tay chạm vào vật nóng thì rụt lại. (1 điểm) Câu 3) Kể tên một số bệnh ở người hiện nay đã có văcxin phòng tránh. (1 điểm) Câu 4) Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng văcxin. (1 điểm) ĐÁP ÁN I / TRẮC NGHIỆM: (5ĐIỂM ) Mỗi câu 0.33đ C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 C13 C14 C15 A D C D C D D A B B B B C C A II / TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM ) Câu 1) Trình bày các biện pháp để rèn luyện hệ vận động? (2 điểm) *Để xương phát triển cân đối, chắc khỏe: -Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức. -Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. -Tắm nắng. *Chống cong vẹo cột sống: -Đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn. -Lao động vừa sức. -Mang vác đều 2 bên Câu 2) Phân tích đường đi của xung thần kinh qua phản xạ tay chạm vào vật nóng thì rụt lại? (1 điểm) Khi ta chạm tay vào vật nóng tay rụt lại: - Phân tích đường đi của xung thần kinh: khi ta chạm tay vào vật nóng → tác động đến cơ quan thụ cảm trên da → xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm → trung ương thần kinh → xung thần kinh theo dây li tâm → xuống cơ quan phản ứng là tay → rụt tay lại Câu 3) Kể tên một số bệnh ở người hiện nay đã có văcxin phòng tránh. (1 điểm)
  5. -HS kể được một số bệnh: Sởi; tả; cúm; bạch hầu; uốn ván; quai bị; viêm gan siêu vi A, B, C; ho gà; lao; thương hàn; bại liệt; viêm não; thủy đậu; bệnh dại; viêm ruột do Rotavirus Câu 4) Giải thích cơ sở khoa học việc tiêm phòng văcxin. (1 điểm) -Vắcxin được sản xuất từ mầm bệnh của bệnh mà ta muốn ngừa nhưng bị làm yếu đi không còn khả năng gây bệnh. Khi tiêm vào cơ thể kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh đó. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 3) MÔN: SINH HỌC-LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng và ghi vào giấy kiểm tra. Câu 1. Con người khác với động vật có vú ở điểm nào sau đây ? A. Biết chế tạo công cụ lao động vào những mục đích nhất định. B. Biết tư duy. C. Có ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết). D. Tất cả các phương án trên. Câu 2. Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ? 1. Hệ hô hấp 2. Hệ sinh dục 3. Hệ nội tiết 4. Hệ tiêu hóa. 5. Hệ thần kinh. 6. Hệ vận động A. 1, 2, 3. B. 3, 5. C. 1, 3, 5, 6. D. 2, 4, 6. Câu 3. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì ? A. Cảm ứng và phân tích các thông tin. B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin. C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. D. Tiếp nhận và trả lời kích thích. Câu 4. Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động ? A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân. B. Khớp giữa các xương hộp sọ. C. Khớp giữa các đốt sống. D. Khớp giữa các đốt ngón tay. Câu 5. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào ? A. Nước. B. Chất khoáng. C. Chất cốt giao. D. Tất cả các phương án đưa ra. Câu 6. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ? A. Kháng nguyên – kháng thể. B. Kháng nguyên – kháng sinh. C. Kháng sinh – kháng thể. D. Vi khuẩn – prôtêin độc. Câu 7. Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ? A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ. B. Lao động nặng trong gian dài. C. Tập luyện thể thao quá sức. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 8. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ? A. Miễn dịch tự nhiên. B. Miễn dịch nhân tạo. C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch bẩm sinh. Câu 9. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?
  6. A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu A. C. Nhóm máu B. D. Nhóm máu AB. Câu 10. Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào? A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co. B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co. C. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung. D. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Đông máu là gì? Trình bày cơ chế đông máu.(2đ) Câu 2: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. (1đ) Câu 3: Trước diễn biến phức tạp của đại dịch covid 19, em cần làm gì để phòng ngừa dịch bệnh và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. (2đ) HẾT ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 4) MÔN: SINH HỌC-LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chon câu trả lời đúng và ghi vào giấy kiếm tra Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác ? 1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn 2. Đi bằng hai chân 3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng 4. Răng phân hóa 5. Phần thân có hai khoang: khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành A. 1, 3. B. 1, 2, 3. C. 2, 4, 5. D. 1, 3, 4. Câu 2. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể. B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng. C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau. D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau. Câu 3. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì? A. Máu. B. Mỡ. C. Tủy đỏ. D. Nước mô. Câu 4. Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là A. co và dãn. B. gấp và duỗi. C. phồng và xẹp. D. kéo và đẩy. Câu 5. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá? A. Kháng nguyên – kháng thể. B. Kháng nguyên – kháng sinh. C. Kháng sinh – kháng thể. D. Vi khuẩn – prôtêin độc. Câu 6. Nơron có hai chức năng cơ bản, đó là gì? A. Cảm ứng và phân tích các thông tin. B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin. C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. D. Tiếp nhận và trả lời kích thích. Câu 7. Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Khi đi, đứng hay ngồi học/làm việc cần giữ đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống. B. Lao động vừa sức. C. Rèn luyện thân thể thường xuyên. D. Tất cả các phương án còn lại.
  7. Câu 8. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào? A. Miễn dịch tự nhiên. B. Miễn dịch nhân tạo. C. Miễn dịch tập nhiễm. D. Miễn dịch bẩm sinh. Câu 9. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu O. B. Nhóm máu AB. C. Nhóm máu A. D. Nhóm máu B. Câu 10. Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào ? A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co. B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co. C. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung. D. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Trình bày các hoạt động của bạch cầu bảo vệ cơ thể? (2đ) Câu 2: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. (1đ) Câu 3: Trước diễn biến phức tạp của đại dịch covid 19, em cần làm gì để phòng ngừa dịch bệnh và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. (2đ) HẾT