Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 6710
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_2_mon_cong_nghe_7_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề cương học kì 2 môn Công nghệ 7 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG HK 2 CÔNG NGHỆ 7: NĂM 2021 - 2022 * BIẾT Câu 1: Mục đích của việc vun xới là: A. Diệt cỏ dại. B. Diệt sâu, bệnh hại. C. Làm đất tơi xốp. D. Tăng bốc hơi nước. Câu 2: Có mấy phương pháp để bảo quản nông sản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Các loại nông sản như su hào, khoai mì, củ lạc, đậu phộng được thu hoạch bằng phương pháp nào? A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt. Câu 4: Có mấy phương pháp chế biến nông sản? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 5: Có mấy hình thức luân canh? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ? A. Tăng độ phì nhiêu B. Điều hòa dinh dưỡng đất C. Giảm sâu bệnh D. Tăng sản phẩm thu hoạch Câu 7: Con vật nuôi nào dưới đây là gia súc? A. Vịt. B. Gà. C. Lợn. D. Ngan. Câu 8: Con vật nuôi nào dưới đây là gia cầm? A. Vịt. B. Bò. C. Lợn. D. Trâu. Câu 9: Con vật nào dưới đây có thể cung cấp sức kéo, trừ: A. Trâu. B. Bò. C. Dê. D. Ngựa. Câu 10: Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 11: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là: A. Sự sinh trưởng. B. Sự phát dục. C. Phát dục sau đó sinh trưởng. D. Sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 12: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là: A. Sự sinh trưởng. B. Sự phát dục. C. Phát dục sau đó sinh trưởng. D. Sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 13: Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Rơm lúa là loại thức ăn cho vật nuôi nào dưới đây? A. Trâu. B. Lợn. C. Gà. D. Vịt. Câu 15: Có mấy nguồn gốc thức ăn vật nuôi? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật? A. Cám. B. Khô dầu đậu tương. C. Premic vitamin. D. Bột cá. Câu 17: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc chất khoáng? A. Cám. B. Khô dầu đậu tương. C. Premic vitamin. D. Bột cá. Câu 18: Mục đích của dự trũ thức ăn là: A. Làm tăng mùi vị. B. Tăng tính ngon miệng. C. Giữ thức ăn lâu hỏng. D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại. Câu 19: Có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi? A. 2 B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Rơm lúa là: A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid. Câu 21: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Khô dầu lạc (đậu phộng) là: A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid. Câu 22: Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của Bột cá Hạ Long là: A. Chất xơ. B. Protein. C. Gluxit. D. Lipid. Câu 23: Một chuống nuôi đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh phải có độ ẩm trong chuồng là bao nhiêu %?
  2. A. 30 – 40% B. 60 – 75% C. 10 – 20% D. 35 – 50% Câu 24: Hướng chuồng nên được đặt theo hướng nào? A. Nam. B. Đông. C. Tây – Nam. D. Tây. Câu 25: Có mấy biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 26: Có mấy loại vắc xin theo phân loại cách xử lí mầm bệnh? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27: Cách nào dưới đây đúng để bảo quản vắc xin? A. Luôn giữ vắc xin ở nhiệt độ thấp nhất có thể. B. Để vắc xin chỗ nóng. C. Tránh ánh sắng mặt trời. D. Để nơi có độ ẩm thấp. Câu 28: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của thủy sản: A. Cung cấp thực phẩm cho con người. B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác. C. Hàng hóa xuất khẩu. D. Làm vật nuôi cảnh. Câu 29: Có mấy nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 30: Ở nước ta hiện nay đã thu thập và phân loại được bao nhiêu loại cá nước ngọt? A. 300 loài. B. 124 loài. C. 245 loài. D. 544 loài. Câu 33: Có mấy đặc điểm của nước nuôi thủy sản? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 34: Thức ăn tự nhiên của tôm, cá không bao gồm: A. Vi khuẩn. B. Thực vật thủy sinh. C. Động vật đáy. D. Mùn bã vô cơ. Câu 31: Có mấy loại thức ăn của tôm, cá? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 32: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày? A. 7 – 8h sáng. B. 7 – 8h tối. C. 9 – 11h sáng. D. 10 – 12h sáng. Câu 33: Có mấy biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 34: Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch? A. 4 – 6 tháng. B. 6 – 8 tháng. C. 3 – 7 tháng. D. 2 – 4 tháng. Câu 35: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là: A. Cho sản phẩm tập trung. B. Chi phí đánh bắt cao. C. Năng suất bị hạn chế. D. Khó cải tạo, tu bổ ao. Câu 36: Có mấy nguyên nhân chính ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 37: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống(liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì? A. Tưới theo hàng, vào gốc cây B. Tưới thấm C. Tưới ngập D. Tưới phun mưa Câu 38: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào? A. Cây lúa. B. Cây rau màu. C. Cây có thân, rễ to, khỏe. D. Tất cả đều đúng. Câu 39: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào? A. Cây hoa hồng B. Cây đậu tương C. Cây bàng D. Cây hoa đồng tiền Câu 40: Cây đỗ có thể luân canh với cây trồng nước nào? A. Cây sen B. Cây bèo tây C. Cây lúa D. Cây khoai lang * HIỂU Câu 41: Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào?
  3. A. Lợn. B. Chuột. C. Tinh tinh. D. Gà. Câu 42: Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức: A. Theo địa lý. B. Theo hình thái, ngoại hình. C. Theo mức độ hoàn thiện của giống. D. Theo hướng sản xuất. Câu 43: Giống Lợn Lan đơ rát thuộc giống lợn theo hướng sản xuất nào? A. Giống kiêm dụng. B. Giống lợn hướng mỡ. C. Giống lợn hướng nạc. D. Tất cả đều sai. Câu 44: Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm nào dưới đây? A. Chóng lớn. B. Có tính ấp bóng. C. Đẻ nhiều trứng. D. Nuôi con khéo. Câu 45: Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm: A. Thể hình dài. B. Thể hình ngắn. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 46: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất? A. Rau muống. B. Khoai lang củ. C. Bột cá. D. Rơm lúa. Câu 47: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Gluxit chiếm cao nhất? A. Rau muống. B. Khoai lang củ. C. Ngô hạt. D. Rơm lúa. Câu 48: Đối với sản xuất và tiêu dùng, thức ăn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho vật nuôi để, trừ: A. Vật nuôi thồ hàng cày, kéo. B. Cung cấp thịt, trứng sữa. C. Cung cấp lông, da, sừng , móng. D. Vật nuôi tăng sức đề kháng. Câu 49: Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi: A. Ăn ngon miệng hơn. B. Tiêu hóa tốt hơn. C. Khử bỏ chất độc hại D. Cả A, B và C đều sai. Câu 50: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp hóa học? A. Nghiền nhỏ. B. Cắt ngắn. C. Ủ men. D. Đường hóa. Câu 51: Hạt Đậu có thể chế biến bằng nhiệt theo các phương pháp dưới đây, trừ: A. Rang. B. Hấp. C. Kho. D. Luộc. Câu 52: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non? A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt. B. Kiểm tra năng suất thường xuyên. C. Giữ ấm cơ thể. D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. Câu 53: Phát biểu nào sau đây không đúng khi vật nuôi bị bệnh? A. Rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể. B. Giảm khả năng thích nghi với ngoại cảnh. C. Giảm khả năng sản xuất. D. Tăng giá trị kinh tế. Câu 54: Có mấy nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 55: Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân gây bệnh bên trong? A. Di truyền. B. Kí sinh trùng. C. Vi rút. D. Tất cả đều đúng Câu 56: Bệnh nào dưới đây là bệnh do các vi sinh vật gây ra? A. Bệnh sán. B. Bệnh cảm lạnh. C. Bệnh toi gà. D. Bệnh ve. Câu 57: Trong các loại vắc xin sau, loại vắc xin nào là vắc xin nhược độc? A. Vắc xin Newcastle. B. Tụ huyết trùng lợn. C. Tụ huyết trùng trâu bò. D. Tất cả đều đúng. Câu 58: Trong các loại vắc xin sau, loại vắc xin nào là vắc xin chết? A. Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò. B. Vắc xin dịch tả vịt. C. Vắc xin đậu gà. D. Tất cả đều sai. Câu 59: Thời gian tạo được miễn dịch sau khi tiêm vắc xin là: A. 2 – 3 giờ. B. 1 – 2 tuần. C. 2 – 3 tuần. D. 1 – 2 tháng. Câu 60: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ? A. Cá Chẽm. B. Cá Rô Phi. C. Cá Lăng. D. Cá Chình Câu 61: So với trên cạn, tỉ lệ oxi trong nước gấp bao nhiêu lần?
  4. A. Ít hơn 10 lần. B. Nhiều hơn 10 lần. C. Ít hơn 20 lần. D. Nhiều hơn 20 lần. Câu 62: Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm là: A. 25 – 35 ⁰C. B. 20 – 30 ⁰C. C. 35 – 45 ⁰C. D. 15 – 25 ⁰C. Câu 63: Độ trong tốt nhất cho tôm cá là: A. 90 – 100 cm. B. 10 – 20 cm. C. 20 – 30 cm. D. 50 – 60 cm. Câu 64: Độ pH thích hợp cho nhiều loại tôm, cá là: A. 7 – 10. B. 6 – 9. C. 2 – 5. D. 3 – 7. Câu 65: Ngô, đậu tương, cám thuộc loại thức ăn nào dưới đây? A. Thức ăn tinh. B. Thức ăn thô. C. Thức ăn hỗn hợp. D. Thức ăn hóa học. Câu 66: Phân đạm, phân hữu cơ thuộc loại thức ăn nào dưới đây? A. Thức ăn tinh. B. Thức ăn thô. C. Thức ăn hỗn hợp. D. Thức ăn hóa học. Câu 67: Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm: A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp. B. Buổi chiều. C. Buổi trưa. D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao. Câu 68: Thuốc tím thuốc loại thuốc gì để phòng và trị bệnh cho tôm, cá? A. Hóa chất. B. Thuốc tân dược. C. Thuốc thảo mộc. D. Thuốc tây y. Câu 69: Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong: A. 5 – 7 ngày. B. 3 ngày. C. 4 – 5 ngày. D. 10 ngày. Câu 70: Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp? A. Nước mắm. B. Mắm tôm. C. Cá hộp. D. Tôm chua. Câu 71: Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian bao lâu để các tạp chất lắng đọng? A. 12 – 24 giờ. B. 1 – 2 ngày. C. 2 – 3 ngày. D. 3 – 5 ngày. * VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? - Tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. (0,5đ) - Trên cùng 1 diện tích, trồng xen thêm 1 loại cây khác nhằm tận dụng chất dinh dưỡng, ánh sáng và tăng thêm thu hoạch (1,0đ) - Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên 1 đt đất. (0,5đ) Câu 2: Khi sử dụng vắc xin cần chú ý những điều gì? - Chỉ dùng vắc xin cho vật nuôi khoẻ (0,5đ) - Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trê nhãn thuốc (0,5đ) - Đã pha phải sử dụng ngay (0,5đ) - Dùng vắc xin xong phải theo dõi vật nuôi 2 – 3 giờ tiếp theo (0,5đ) Câu 3: Nhân giống thuần chủng là gì ? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? - Nhân giống thuần chủng là: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để đời con cùng giống với bố mẹ. * Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả: - Phải xác định rõ mục đích - Chọn được nhiều cá thể đực và cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để tránh giao phối cận huyết. - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi có đặc điểm không mông muốn đời sau. Câu 4: Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn là gì ? - Mục đích của chế biến thức ăn: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại. - Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn dự trữ cho vật nuôi. Câu 5: Nhiệm vụ và vai trò của nuôi thủy sản là gì ?
  5. - Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi. - Cung cấp thực phẩm tươi, sạch. - Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản. Vai trò của nuôi thủy sản là: - Cung cấp thực phẩm cho xã hội. - Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Làm sạch môi trường nước. Câu 6: Hãy cho biết sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên? - Thức ăn tự nhiên bao gồm: Vi khuẩn, thực vật thủy sinh(Gồm thực vật phù du và thực vật đáy), Động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ, - Thức ăn nhân tạo: là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá ăn trực tiếp. Có 3 nhóm chính: Thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỡn hợp. Câu 7: Nêu cách phòng trị bệnh cho vật nuôi ? Phòng trị bệnh cho vật nuôi. - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ.(Thức ăn, nước uống, chuồng trại, ) - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh và dịch bệnh ở vật nuôi - Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe. * VẬN DỤNG CAO Câu 8: Hoàn thành bảng phương pháp nhân giống sau đây: Con đực Con cái Phương pháp nhân giống Lợn Móng Cái Thuần chủng Lợn Lanđrat Thuần chủng Bò vàng VN Thuần chủng Bò Sin Ấn độ Thuần chủng Vịt cỏ Thuần chủng Vịt Bắc Kinh Thuần chủng Câu 9: Hoàn thành bảng phương pháp nhân giống sau đây: Con đực Con cái Phương pháp nhân giống Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái Lợn Lanđrat Lợn Móng Cái Bò vàng VN Bò vàng VN Bò Sin Ấn độ Bò Sin Ấn độ Vịt cỏ Vịt cỏ Vịt Bắc Kinh Vịt Bắc Kinh Câu 10: Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào? - Tận dụng tối đa mặt nước nuôi thuỷ sản, kết hợp giữa các ngành nông lâm ngư nghiệp và áp dụng mô hình VAC - RVAC hợp lý, có hiệu quả. - Cải tiến và nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thủy sản. - Chọn giống cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp. - Ngăn chặn đánh bắt cá không đúng kĩ thuật. - Chống lại sự ô nhiễm của môi trường nước. - Thực hiện tốt về bảo vệ nguồn lợi thủy sản