Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 7 trang Hoài Anh 24/05/2022 4931
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (Thời gian làm bài: 60 phút) Họ và tên: Lớp: Trường Tiểu học Thạch Bằng Điểm Lời nhận xét của giáo viên Chữ kí GK . A. Phần kiểm tra đọc, đọc - hiểu: I. Kiểm tra đọc thành tiếng. + Đọc đoạn văn hoặc đoạn thơ trong các bài tập đọc đã học. + Trả lời câu hỏi. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Đọc thầm bài văn sau: Quê hương Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thấm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lóa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị. Theo Anh Đức Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4) và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Quê hương của chị Sứ là: a. Ba Thê. b. Không có tên. c. Hòn Đất. Câu 2: Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào? a. Thành phố.
  2. b. Vùng biển. c. Miền núi. Câu 3: Trong từ “bình yên”, tiếng “yên” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? a. Âm đầu và vần. b. Âm đầu và thanh. c. Vần và thanh. d. Âm đầu và âm cuối. Câu 4: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng. d. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng. Câu 5: Tìm từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm: Chị Sứ yêu Hòn Đất Câu 6: Vì sao chị Sứ lại yêu quê hương sâu nặng đến vậy? Câu 7: Viết 2 - 3 câu về cảm nghĩ của mình đối với quê hương? Câu 8: Bài văn trên có mấy danh từ riêng? a. Có 1 danh từ (đó là ) b. Có 2 danh từ (đó là ) c. Có 3 danh từ (đó là ) Câu 9: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, thành phố, sáng, đánh đập. Dựa vào cấu tạo của từ rồi tìm: - Từ đơn: - Từ ghép: - Từ láy: Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. B. Phần kiểm tra viết Bài 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Mười năm cõng bạn đi học” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 16; thời gian đọc viết 15 phút).
  3. Bài 2. Tập làm văn: Viết một bức thư gửi cho bạn hoặc người thân để hỏi thăm và nói về ước mơ của em.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỌC LỚP 4 - GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2021-2022 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) a. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm b. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 - 0,5 - 0,25 điểm. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1;2;3;4: 4 câu trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án C B C A * Tự luận: Câu 5:(0,5 điểm) bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Câu 6: (1 điểm) Vì quê hương là nơi chị đã sinh ra và lớn lên, nơi đã gắn bó rất nhiều kỉ niệm đầy ý nghĩa. Câu 7: (1 điểm) Học sinh có thể viết: Quê hương là nơi mà mọi người được sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Tôi tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước - nơi chôn rau cắt rốn của mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn. Câu 8: (1 điểm) Khoanh c. Các danh từ: (chị) Sứ, Hòn Đất, (núi) Ba Thê) - Khoanh đúng: 0,25 điểm. Tìm đúng các từ: 0,75 điểm (mỗi từ 0,25 điểm). Câu 9: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, thành phố, sáng, đánh đập. Dựa vào cấu tạo của từ rồi tìm:
  5. - Từ đơn: vườn,tại, nơi, này. - Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập. - Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc. Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. (0,5 điểm) Ví dụ: (0,5 điểm) Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.” Cách 2: Bà tiên nói: - Con thật hiếu thảo. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2.Tập làm văn (8 điểm) Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần. Thang điểm cụ thể: - Phần đầu thư (1 điểm) Nêu được thời gian và địa điểm viết thư. Lời thưa gửi phù hợp. - Phần chính (4 điểm) Nêu được mục đích, lí do viết thư. Thăm hỏi tình hình của bạn. Nói về ước mơ của bản thân. Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân. + Nội dung (1,5 điểm) + Kĩ năng (1,5 điểm) + Cảm xúc (1 điểm) - Phần cuối thư (1 điểm) Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn. Chữ kí và họ tên. - Trình bày: + Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng. + Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực. + Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo.
  6. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 - 7 - 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.