Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

docx 4 trang thaodu 6761
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn thi: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: Thực hiện phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình phát sinh giao tử xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, hãy xác định : a) Số loại kiểu gen, kiểu hình tối đa thu được ở đời F1. b) Tỉ lệ kiểu gen aaBbDd và tỉ lệ kiểu hình aaB-dd ở F1. c) Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1. Câu 2: Dưới đây là bảng thống kê các phép lai được tiến hành trên cùng một giống cà chua. Kết quả ở F1 STT Kiểu hình của P Quả đỏ Quả vàng 1 Quả đỏ x quả vàng 50% 50% 2 Quả đỏ x quả vàng 100% 0% 3 Quả đỏ x quả đỏ 75% 25% 4 Quả đỏ x quả đỏ 100% 0% Biện luận và viết sơ đồ lai của mỗi phép lai trên. Câu 3: Ở một loài thực vật, các tính trạng quả đỏ, lá chẻ là trội hoàn toàn so với các tính trạng quả vàng, lá nguyên. Hai cặp tính trạng này do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định. Người ta thực hiện các phép lai sau: - Phép lai 1: Cho cây quả đỏ, lá nguyên giao phấn với cây quả vàng, lá chẻ thu được F 1 có 120 cây quả đỏ, lá chẻ; 118 cây quả đỏ, lá nguyên; 122 cây quả vàng, lá chẻ; 120 cây quả vàng, lá nguyên. - Phép lai 2: Cho cây quả đỏ, lá chẻ giao phấn với cây quả đỏ, lá chẻ thu được F 1 gồm 360 cây quả đỏ, lá chẻ và 120 cây quả vàng, lá chẻ. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên? Câu 4: Ở bò, các tính trạng: lông đen qui định bởi gen D, không sừng qui định bởi gen E, lông vàng qui định bởi gen d, có sừng qui định bởi gen e. Người ta cho một bò đực thuần chủng giao phối với một bò cái vàng, không sừng. Năm đầu sinh được một bê đực đen, không sừng. Năm thứ hai sinh được một bê cái đen, có sừng. a) Hãy biện luận để xác định kiểu gen và kiểu hình của bò đực bố? Kiểu gen của bò mẹ và các bê con? Lập sơ đồ lai kiểm chứng. b) Hãy cho biết kết quả có thể có ở thế hệ F 2 nếu cho F1 tạp giao với nhau? Biết gen kiểm tra các tính trạng nằm trên các nhiểm sắc thể khác nhau. Câu 5: a) Vì sao ở kỳ cuối quá trình nguyên phân, màng nhân lại xuất hiện? b) Có 3 tế bào của một loài tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 744 NST. Hãy xác định bộ NST 2n của cơ thể đó. Gọi tên loài đó. HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: .
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3,5 điểm) Nội dung Điểm - Ta có: P: AaBbDd x AaBbDd = (Aa x Aa)(Bb x Bb)(Dd x Dd) → (1AA: 2Aa: 1aa)(1BB: 2Bb: 1bb)(1DD: 2Dd: 1dd) 1,0 hay (3A-: 1aa)(3B-: 1bb)(3D-: 1dd) a) - Số loại KG tối đa ở F1 = 3. 3. 3 = 27 0,5 - Số loại KH tối đa ở F1 = 2. 2. 2 = 8. 0,5 b) - Tỷ lệ KG aaBbDd ở F1 = 1/4. 2/4. 2/4 = 1/16. 0,5 - Tỷ lệ KH aaB-dd ở F1 = 1/4. 3/4. 1/4 = 3/64. 0,5 c) Tỷ lệ KH mang 2 tính trạng trội ở F1 = 3/4. 3/4. 1/4. 3 = 27/64. 0,5 Câu 2: (4,0 điểm) Nội dung Điểm Xét phép lai thứ 2: P: Quả đỏ x quả vàng → F1 : 100% quả đỏ. P mang cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính → Tính trạng ở F1 là tính trạng trội → Quả 1,0 đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng Quy ước gen: A → Quả đỏ ; a → quả vàng → P2 : AA x aa 0,5 Xét phép lai thứ 1: Sơ đồ lai : P: Aa x aa 0,5 Xét phép lai thứ 3: P: Quả đỏ x Quả đỏ → 75% đỏ: 25% vàng → Bố mẹ dị hơp 1 cặp gen 0,5 → P: Aa x Aa 0,5 Xét phép lai thứ 4: P: Quả đỏ x quả đỏ → F1: 100% quả đỏ → P: AA x AA hoặc AA x Aa 1,0 ( Học sinh tự viết sơ đồ lai) Câu 3: (6,0 điểm) Nội dung Điểm - Quy ước: + Gen a quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. + Gen B quy định lá chẻ, gen b quy định lá nguyên. - Do hai gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai cặp NST khác nhau nên các phép lai 1,0 tuân theo quy luật phân ly độc lập. - Xét phép lai 1: Ta có tỷ lệ từng cặp tính trạng thu được ở F1 như sau: 푄푢ả đỏ 120 + 118 1 + 푄푢ả 푣à푛 = 122 + 120 ≈ 1 => P: Quả đỏ có KG Aa x Quả vàng có kiểu gen aa 퐿á ℎẻ 120 + 122 1 + 퐿á 푛 푢 ê푛 = 118 + 120 ≈ 1 1,0 => P: Lá chẻ có kiểu gen Bb x lá nguyên có kiểu gen bb => Sơ đồ lai: P: Quả đỏ, lá nguyên x Quả vàng, lá chẻ 1,0 Aabb aaBb GP: Ab; ab aB; ab F1: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb (1 quả đỏ, lá chẻ: 1 quả đỏ, lá nguyên: 1 quả vàng, lá chẻ: 1 quả vàng, lá nguyên) - Xét phép lai 2: Ta có tỷ lệ các tính trạng thu được ở F1 như sau: 푄푢ả đỏ 360 3 1,0 + 푄푢ả 푣à푛 = 120 = 1 => P: Aa x Aa + 100% lá chẻ
  3. => Có ít nhất 1 P có kiểu gen BB =>Cơ thể còn lại có kiểu gen BB hoặc Bb => Sơ đồ lai: + P: Quả đỏ, lá chẻ x Quả đỏ, lá chẻ 1,0 AaBB AaBB GP: AB; aB AB; aB F1: 1 AABB : 2 AaBB : 1 aaBB (3 quả đỏ, lá chẻ: 1 quả vàng lá chẻ) + P: Quả đỏ, lá chẻ x Quả đỏ, lá chẻ 1,0 AaBB AaBb GP: AB; aB AB; Ab; aB; ab F1: 1 AABB : 1 AABb: 2 AaBB : 2 AaBb: 1 aaBB : 1 aaBb (3 quả đỏ, lá chẻ: 1 quả vàng lá chẻ) Câu 4: (4,0 điểm) Nội dung Điểm a. + Bò cái vàng, không sừng có kiểu gen ddE_ đã sinh ra một bê cái đen, có sừng có kiểu gen D_ee + Con bê này phải nhận các gen (giao tử) De từ bố và de từ mẹ + Vậy kiểu gen và kiểu hình của bò bố, mẹ và các bê con là: 1,0 Bố (đen, có sừng): DDee; Mẹ (vàng, không sừng): ddEe Bê đực (đen, không sừng): DdEe; Bê cái (đen, có sừng): Ddee + Sơ đồ lai kiểm chứng: P: DDee ♂ x ddEe ♀ Gp: De dE, de 1,0 F1: 1 DdEe ♂ : 1 Ddee ♀ b. F1 x F1: DdEe ♂ x Ddee ♀ GF1: DE, De, dE, de De, de F2: ♂ DE De dE de 2,0 ♀ De DDEe DDee DdEe Ddee de DdEe Ddee ddEe ddee KG: 3 D_E_ : 3D_ee : 1ddE_ : 1ddee KH: 3đen, không sừng : 3đen, có sừng : 1vàng, không sừng : 1vàng, có sừng Câu 5: ( 2,5 điểm) Nội dung Điểm a) - Màng nhân xuất hiện ở kì cuối quá trình nguyên phân để bao gói lấy NST và bảo vệ NST. 0,5 b) Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của cơ thể, (n ∈ N*) 0,5 Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân là: 3 x 2n x (2k – 1) = 3 x 2n x (25 – 1) = 744 1,0 → 2n = 8 → Ruồi giấm. 0,5