Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)
- PHÒNG GD-ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG MỖ MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4 Năm học 20 - 20 (Thời gian làm bài 80 phút) (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập +Phần B) Họ và tên: Lớp 4 Điểm Giáo viên coi Giáo viên chấm (Họ tên,chữ kí) (Họ tên,chữ kí) Điểm đọc Điểm viết Điểm chung Nhận xét : PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) I.Đọc thành tiếng: (3 điểm) 1.Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do GV chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2.Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ (khoảng 100 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 01 đến tuần 9, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II.Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) NGHĨA THẦY TRÒ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: - Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ già đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Theo Hà Ân * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi: Câu 1: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để làm gì?
- a. Để chào thầy. b. Để mừng thọ thầy. c. Để thăm thầy. Câu 2: Mừng thọ cụ giáo Chu, các học trò đã dâng biếu thầy những món quà gì? a. Học trò mang biếu thầy rất nhiều gà, gạo. b. Học trò mang biếu thầy những cuốn sách quý. c. Học trò mang biếu thầy rất nhiều quần áo đẹp. Câu 3: Cụ giáo Chu đã nói với các học trò cũ điều gì? a. Thầy cảm ơn và hỏi thăm công việc, sức khỏe của các anh. b. Thầy cảm ơn và ôn lại những kỉ niệm cũ với các anh. c. Thầy cảm ơn và mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Câu 4: Việc Cụ giáo Chu mời tất cả học trò của mình cùng đến thăm thầy giáo cũ, chắp tay cung kính vái lạy thầy thể hiện điều gì? a. Cụ giáo Chu rất thương người thầy từ thuở học vỡ lòng. b. Cụ giáo Chu rất thân thiết với người thầy dạy cụ từ thuở học vỡ lòng. c. Cụ giáo Chu rất kính trọng và biết ơn người thầy dạy cụ từ thuở học vỡ lòng. Câu 5: Thành ngữ tục ngữ nào phù hợp với nội dung câu chuyện trên? a. Tôn sư trọng đạo. b. Thương người như thể thương thân. c. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 6: Qua câu chuyện trên, con đã học được điều gì? Câu 7: Các dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì? a. Dùng để liệt kê các sự vật, sự việc. b. Dùng để giải thích cho bộ phận đứng trước nó. c. Dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. Câu 8: Từ nào dưới đây là từ ghép? a. ngay ngắn b. đông đủ c. Thấm thía Câu 9: Trong câu"Cụ giáo dẫn học trò đi về cuối làng." có mấy danh từ? a. Một danh từ, đólà: b. Hai danh từ, đó là: c. Ba danh từ, đó là: Câu 10: Em hãy đặt một câu văn trong đó có sử dụng một từ láy. PHẦN B. KIỂM TRA VIẾT (10 đ). 1. Chính tả (4 điểm): Cho học sinh viết bài: “Một người chính trực” đoạn: “ Tô Hiến Thành làm quan vua Lý Cao Tông!” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 146). 2. Tập làm văn (6 điểm): Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc nói về lòng nhân hậu (hoặc tính trung thực) mà em thích nhất.
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018- 2019 Phần A: Kiểm tra đọc 1.Đọc thành tiếng : (3đ ) - Tốc độ đọc: 90 tiếng/ 1 phút : 0,5đ - Đọc đúng tiếng ,từ : 0,5đ - Ngắt hơi đúng : 0,5đ - Giọng đọc có biểu cảm : 0,75đ - Trả lời đúng câu hỏi : 0,75đ 2. Đọc thầm và làm BT: (7 đ) Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 b b c c a HS tự trả lời. c b HS tự C (3DT) (VD: câu chuyện viết câu Cụ giáo, muốn nói với em là học trò, cần phải kính trọng (cuối)làng. và biết ơn thầy cô giáo, vì ) 0,5 0,5 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 Phần B : Kiểm tra viết 1. Chính tả ( 4đ ) - Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : 4đ - Mỗi lỗi sai : trừ 0,25 đ ( lỗi giống nhau trừ 1 lần ) - Nếu chữ biết sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn toàn bài trừ 0,5 điểm. 2.Tập làm văn: ( 6đ ) - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đã học. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, lời kể rõ ràng, có sáng tạo. - Chữ viết rõ ràng,trình bày bài sạch, không sai lỗi chính tả. Tuỳ theo mức độ sai sót về ý,về diễn đạt, chữ viết , mà GV trừ điểm.
- PHÒNG GD-ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG MỖ MÔN TOÁN - LỚP 4 Năm học 2021 - 2022 (Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên: Lớp 4 Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm: (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí) Nhận xét: . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Bài 1: (2điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả, đáp án đúng: a) Số bảy mươi tám triệu bốn trăm năm mươi hai nghìn bảy trăm linh ba viết là: A . 78 452 703 B. 78 425 730 C. 78 542 703 D. 78 425 703 b) Cho các số sau: 856743; 867534; 873456 ; 786453 sô lớn nhất là: A. 856743 B. 867534 C. 873456 D. 786453 c) Số thích hợp để điền vào chỗ chấm của: 12m2 7dm2 = . dm2 A. 127 B. 1270 C. 12700 D. 1207 d) Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên? A. 1;2;3;4;5;6;7;8;9; B. 1;3;5;7;9;11; . C. 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9;10 D. 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9; . Bài 2: (1 điểm): Đúng điền Đ - Sai điền S: a) 1 giờ 45 phút = 105 phút b) Nửa thế kỉ = 50 năm c) 15km 15m = 1515 m d) 4 tạ 25kg = 4025 kg Bài 3 : ( 1 điểm ): Điền số thích hợp vào chỗ chấm : a) Tìm X, biết X là số tròn trăm và 299 < X < 401 X = b) Với a = 125 ; b = 4 thì biểu thức ( a x b) : 5 có giá trị là : c) Trung bình cộng của 111 ; 123 và 126 là: d) Trong số 253 687, chữ số 3 có giá trị là :
- II . PHẦN TỰ LUẬN (6điểm): Bài 1. (2 điểm) Đặt tính rồi tính: 836 467 + 24 315 877 853 - 284 638 5342 x 4 1617 : 7 a)Tìm x: b) Tính giá trị biểu thức: 6 × x = 1278 4841 - 369 : 9 + 125 Bài 3. (2 điểm) Khối Năm và khối Bốn quyên góp sách ủng hộ vùng lũ lụt. Cả hai khối quyên góp được 325 quyển . Khối Năm quyên góp được nhiều hơn khối Bốn là 21 quyển. Hỏi mỗi khối quyên góp được bao nhiêu quyển sách? Bài 4: (1 điểm) Số trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số, biết số thứ nhất là 100. Tìm số thứ hai.
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 4 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021- 2022 PHẦN A : TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ) Bài 1: (2điểm) Mỗi câu làm đúng cho 0,5 điểm Câu a : Khoanh vào A Câu b : Khoanh vào C Câu c : Khoanh vào D Câu d : Khoanh vào D Bài 2: (1điểm) Điền đúng mỗi ô trống cho 0,25 điểm a) Đ b) Đ c) S d) S Bài 3: (1điểm) Điền đúng mỗi phần: cho 0,25 điểm PHẦN B : TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Bài 1 :( 2 điểm) : Đăt tính và tính đúng mỗi phép tính : cho 0,5 điểm Bài 2 : ( 1điểm ): đúng mỗi phần : 0,5 điểm Bài 3 : 2 điểm: - Tóm tắt 0,25 điểm. - Tính được số quyển sách của khối Bốn: 0,75 điểm . - Tính được số quyển sách của khối Năm 0,75 điểm. - Đáp số : 0,25 điểm. Bài 4: (1 điểm ) Số lớn nhất có hai chữ số là 99. Vậy số trung bình cộng của hai là 99 (0,25đ) Tổng của hai số đó là: 99 x 2 = 198 (0,25đ) Số thứ hai là: 198 – 100 = 98 (0,25đ) Đáp số: 98 (0,25đ)