Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường Trung học Phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ

doc 4 trang Hoài Anh 24/05/2022 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường Trung học Phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_boi_duong_giao_vien_thpt_hang_ii_chuyen_de_10_xay_dun.doc

Nội dung text: Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 10: Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường Trung học Phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHUYÊN ĐỀ 10: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LỚP: BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HẠNG II KHOÁ: 41 ĐIỂM: - Họ và tên học viên: TRẦN THÀNH TIẾN - Số thứ tự (theo danh sách): 28 - Ngày sinh: 01/01/1988 Nơi sinh: CẦN THƠ - Số tờ: 02 (4 mặt). BÀI LÀM Câu 1: Vì sao hiện nay cần phải lưu tâm đến vấn đề xã hội hóa giáo dục? Trình bày nội dung và các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục. Trước hết xã hội hóa giáo dục là một chủ trương giáo dục được thực hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ những quốc gia nghèo, kém phát triển mà ngay cả ở các quốc gia phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục càng được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao, tiến tới xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng học tập. Xã hội hóa giáo dục là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, tham gia vào quá trình giáo dục dưới sự quản lí của Nhà nước. Xã hội hóa giáo dục là việc làm góp phần tạo điều kiện để mọi người dân hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục mang lại; trong đó, kết hợp tăng cường đầu tư cho giáo dục của Nhà nước với đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phát triển mạnh các trường ngoài công lập và tôt chức tốt sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 1
  2. Tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiện học tập suốt đời để người dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho Việt Nam trở thành một xã hội học tập. Nội dung xã hội hóa giáo dục gồm: - Huy động toàn xã hội đóng góp ý tưởng, tham gia vào các cắp độ, lĩnh vực khác nhau của quá trình giáo dục: xã hội hóa giáo dục sẽ phát huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kỹ thuật, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ giáo dục - Huy động mọi nguồn lực tham gia vào quá trình đa dạng hóa hình thức đào tạo, tạo cơ hội cho toàn dân học tập: xây dựng xã hội học tập, mọi người trong xã hội ở mọi lứa tuổi, mọi cương vị đều tự giác, say sưa, có nhu cầu học tập mà thế giới hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Ở nước ta, hình thức xã hội hóa giáo dục này cần được khuyến khích, có chính sách và cơ chế, chế tài thích hợp để cổ vũ mọi người tự học. - Huy động các nguồn vật chất của xã hội để đầu tư, hỗ trợ giáo dục (cải thiện, nâng cấp, sửa chữa, hỗ trợ hoạt động phong trào; trợ cấp khó khăn, ):là xây dựng cơ cấu ngành học, cấp học hợp lý; là kiểm soát được chất lượng đào tạo toàn diện và ngày càng nâng cao Các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hóa giáo dục là - Đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng; trân trọng mọi mức độ giá trị, mọi hình thức đóng góp: tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. - Đảm bảo tính công khai, minh bạch, hợp lý, tế nhị. Tránh lợi dụng danh nghĩa để lạm thu, tư lợi: mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc. - Đảm bảo tính tự nguyện, khách quan, đồng thuận: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn bản, công văn, đề nghị ) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm). 2
  3. - Tránh quan niệm giản đơn: Xã hội hóa giáo dục đơn thuần là vặn động ủng hộ tài chính: nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức, đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, rách nhiệm của đối tác. Câu 2: Ưu điểm và hạn chế của môi trường giáo dục nơi Thầy/Cô đang làm việc? Các giải pháp cần thiết để củng cố văn hóa học đường ở đó? Em tên Trần Thành Tiến, giáo viên bộ môn Toán hiện đang công tác tại trường THPT Giai Xuân. Trong quá trình công tác em cảm nhận được ưu điểm và hạn chế taị môi trường em làm việc hiện nay là Ưu điểm: + Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được sự chỉ đạo sâu sắc của sở giáo dục: mỗi khi trường có hoạt động nào thì nhờ chính quyền địa phương cử lực lượng trật tự xuống hỗ trợ. Sở giáo dục thường xuyên thăm hỏi, kiểm tra và thanh tra nhằm xem xét và đôn đốc giúp thuận lợi cho công tác giảng dạy. + Khuôn viên trường rộng, số lượng phòng học đầy đủ: Thuận lợi cho các hoạt động giáo dục; hoạt động trãi nghiệm. + Đa số đội ngủ giáo viên trẻ: năng động, dễ thích ứng của sự thay đổi và cập nhật chương trình giáo dục Hạn chế: + Cơ sở hạ tầng còn thấp: vào mùa khô hay bị ùng ứ giao thông, do mặt đường hẹp nhưng nhu cầu xe tải qua lại cao; vào mùa mưa và mùa lũ có nhiều đoạn đường gập úng gây khó khăn trong việc đi lại, và nguy hiểm cho học sinh. + Điểm thi đầu vào còn quá thấp nên đây cũng là vấn đề và trở ngại lớn trong việc giảng dạy. + Các em đa số cuộc sống còn khó khăn, tỉ lệ chuyển sang học nghề còn nhiều. + Nhiều giáo viên nhà xa trường: nên vấn đề đi lại gặp nhiều khó khăn. Các giải pháp cần thiết: + Các tuyến đường, cầu cống hay bị ùng ứ giao thông; hay bị ngập đang được sửa chữa và hi vọng việc nâng cấp các con đường hoàn thành trước năm học mới. + Giáo viên ngoài dạy chính khóa còn phụ đạo thêm cho các em. + Làm việc tư tưởng với phụ huynh, học sinh và vận động học sinh quay lại học. 3
  4. + Xin các khoảng học bổng cho các em từ hội khuyến học, chính quyền, và một số cựu học sinh, + Có xin nhà công vụ cho anh em giáo viên ở xa nhưng chưa được duyệt. 4