Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017

doc 7 trang Hoài Anh 17/05/2022 5850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_dia_li_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2016-2017

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 LÀO CAI Môn: ĐỊA LÍ Năm học 2016-2017 ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang, 06 câu) Câu 1 (2,5 điểm) a. Cho biết dương lịch hiện nay được tính như thế nào để phù hợp với sự chuyển động 1 vòng quanh Mặt Trời của Trái Đất? b. Nếu Trái Đất không có vận động tự quay quanh trục hoặc quay với tốc độ chậm hơn thì chế độ nhiệt trên Trái Đất sẽ ra sao? Câu 2 (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Trình bày đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? b. So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là gì? Câu 3 (3,5 điểm): Dựa vào Át lát Địa lí tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày: a, Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? b, Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa nước ta? c, Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta. Câu 4 (3,5 điểm): Dựa vào Át lát Địa lí tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày và giải thích về các vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ với các nội dung sau: a, Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? b, Tại sao nói vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển cả nông, lâm, ngư nghiệp? Câu 5 (3,5 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây: Diện tích và sản lượng lúa các năm: Năm Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) 1990 6042 19225 1995 6765 24963 1999 7653 31393 2003 7452 34568 1
  2. 2006 7324 35849 1. Hãy tính năng suất lúa cả năm: tạ/ha. 2. Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ 2 đường biểu diễn sự gia tăng của diện tích và năng suất lúa cả năm trong thời gian 1990-2006. Lấy năm gốc 1990 =100(%). 3. Nêu nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong thời gian kể trên. Câu 6 (2,0 điểm): Một máy bay cất cánh ở Hà Nội lúc 8 giờ, ngày 20 tháng 11 năm 2016 đến Luân Đôn (nước Anh) sau 12 giờ bay. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng với ngày, giờ nào tại các địa điểm sau: Vị trí Tô-ki-ô Xit-ni Oa-sinh-tơn Lốt An-giơ-let Kinh độ 1350 Đ 1500 Đ 750 T 1200 T Giờ Ngày Hết (Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) 2
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM LÀO CAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Năm học 2016-2017 (Đáp án - Thang điểm gồm có 05 trang) Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 a. Thời gian chuyển động của Trái Đất 1 vòng quanh quỹ đạo là 365 0,5 (2,5 điểm) ngày 6giờ. - Để tiện làm lịch lấy chẵn năm lịch là 365 ngày, cứ 4 năm có 1 năm 0,5 nhuận là 366 ngày. Qui luật năm nhuận là con số năm đó chia hết cho 4. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày nếu nhuận có 29 ngày. b. Do Trái Đất chuyển động quanh trục nên bề mặt Trái Đất có hiện 0,5 tượng ngày và đêm kế tiếp nhau. Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau có ý nghĩa rất to lớn với khí hậu và sự sống trên Trái Đất. - Do vận động tự quay tương đối nhanh nên ngày và đêm trên Trái Đất 0,5 đều ngắn, làm cho bề mặt ban ngày không quá nóng, đêm không quá lạnh, nhiệt độ khá điều hoà, thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất tồn tại và phát triển. - Nếu Trái Đất không có vận động tự quay hoặc quay với tốc độ chậm 0,5 thì chế độ nhiệt trên Trái Đất sẽ thay đổi là ngày quá nóng, đêm quá lạnh, nhiệt độ trên Trái Đất không điều hoà, thất thường sẽ gây hại cho sự sống, thậm chí tiêu diệt sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. a. Đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta: Lãnh thổ nước ta kéo dài và Câu 2 hẹp ngang: (4,0 điểm) +Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam khoảng 15 vĩ tuyến (từ 8 034’ 0,25 Bắc đến 23023’ Bắc). +Lãnh thổ nước ta hẹp ngang: điểm cực Tây là 102 09’Đông , điểm cực 0,25 đông là 109024’Đông, nơi hẹp nhất là Quảng Bình, với chiều rộng chỉ khoảng 50Km. * Ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên: - Hình dáng lãnh thổ nước ta kéo dài, tạo cho thiên nhiên nước ta phân 0,25 hóa đa dạng, đặc biệt phân hóa Bắc – Nam. - Do lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ngòi nước ta ngắn và 0,25 nhỏ. - Nước ta chịu ảnh hưởng của biển Đông: Bờ biển dài, đồng bằng lại 0,5 tập trung ở phía đông làm cho nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của biển kết hợp với gió mùa nên thiên nhiên nước ta không bị sa mạc hoá như các nước có cùng vĩ độ ở Bắc Phi, Tây Á *Ảnh hưởng đến giao thông vận tải: - Ven biển là đồng bằng chay gần như liên tục thuận lợi cho xây dựng 0,25 3
  4. các tuyến đường xuyên Việt. - Bờ biển kéo dài, ve biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển 0,25 giao thông đường biển tao nên mối lưu thông trong nước và quốc tế. - Do lãnh thổ kéo dài nên việc tổ chức các mối giao thông xuyên Việt 0,25 còn gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa bão. b. So sánh đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Nguyên nhân của sự khác biệt: *Giống nhau: 0,5 - Có đủ dạng địa hình: núi cao, đồi, đồng bằng, thềm lục địa. - Hướng nghiêng của địa hình đều thấp dần từ nội địa ra biển. - Địa hình đều có sự phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi khá dày và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. *Khác nhau: Đặc Miền Tây Bắc và Miền Bắc và Đông Bắc điểm so Bắc Trung Bộ Bắc Bộ sánh Độ cao - Có địa hình núi cao hơn, độ - Có địa hình núi thấp 0,25 dốc lớn hơn và độ cắt xẻ cao hơn, độ dốc nhỏ hơn. hơn. - Trên 500m. - Dưới 500m. Đỉnh Rất nhiều đỉnh cao trên 2000m Có ít đỉnh cao trên 0,25 núi cao như: Phanxipăng (3143m), Phu 2000m: Pu Tha Ca Luông (2985m); Rào Cỏ (2274m); Kiều Liêu Ti (2236m) (2402m) Hướng Tây Bắc – Đông Nam Vòng cung núi 0,25 Nguyên Do trong quá trình vận động Nằm ở rìa của nền Hoa nhân địa chất của vỏ Trái Đất, miền Nam vững chắc nên các này là một bộ phận của địa hoạt động nâng lên ở 0,5 máng Việt – Lào nên chịu tác đây yếu hơn so với Miền động mạnh của vận động tạo Tây Bắc và Bắc Trung núi nâng lên với cường độ Bộ. mạnh. a, Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp là: Câu 3 + Thuận lợi: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt và 0,25 (3,5 điểm) độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ 2-3 vụ trong năm. - Khí hậu nước ta phân hoá rõ theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và độ 0,25 cao có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới. + Khó khăn: Khí hậu nước ta có nhiều bão, lũ, gió tây khô nóng. Trong 0,25 điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, dịch hại - Khí hậu nước ta còn có nhiều thiên tai khác như: sương muối, mưa đá, 0,25 4
  5. rét hại ->Tất cả các hiện tượng trên đều gây hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp. b, Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa nước ta: - Trong các loại cây lương thực ở nước ta, lúa là cây lương thực chính 0,5 và được trồng trên khắp lãnh thổ nước ta nhất là các đồng bằng và châu thổ ven sông. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. - Cây lúa, ngoài điều kiện đất đai, là loại cây cần nước thường xuyên 0,5 nhưng nước nhiều quá, ngập úng cũng không thể phát triển được. Do đó các đồng bằng phù sa sông nhất là các vùng thấp, vùng châu thổ đảm bảo đủ nước tưới cùng với công tác thuỷ lợi chống hạn,chống úng hạn chế bớt thiệt hại mỗi khi có thiên tai. c, Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta là: - Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, hồ tiêu, 0,25 điều, ) - Cung cấp nguyên liệu và thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển 0,25 (chế biến cà phê, cao su, đường mía, ép dầu, ) - Phá thế độc canh trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 0,25 và cơ cấu kinh tế. - Sử dụng hợp lí tài nguyên (đất, nước, khí hậu, lao động ), góp phần 0,25 bảo vệ môi trường. - Góp phần phân bố lại dân cư và LĐ, giải quyết việc làm. 0,25 - Trồng cây công nghiệp lâu năm là một hình thức trồng rừng có vai trò 0,25 rất lớn trong việc bảo vệ đất và nguồn nước ngầm, chống khô hạn , thiên tai a, Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như sau: Câu 4 - Phát triển nghề làm muối ở Cà Ná, Sa Huỳnh. 0,25 (3,5 điểm) - Khai thác cát ở Khánh Hoà, titan ở Bình Định để xuất khẩu và khai 0,25 thác dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). - Sản xuất nước mắm ở Nha Trang, Phan Thiết. - Khai thác tổ yến ở Quảng Nam, Khánh Hoà đem lại giá trị kinh tế cao. 0,25 - Phát triển nghề nuôi tôm hùm, tôm sú ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà. - Phát triển dịch vụ hàng hải ở các cảng biển Đà nẵng, Nha Trang, Quy 0,25 Nhơn, đặc biệt là các cảng nước sâu nổi tiếng Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh. 0,25 - Phát triển các hoạt động du lịch như vui chơi, nghỉ dưỡng, thể thao ở các khu du lịch ven biển, đảo và các bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Non Nước, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né Hoạt động du lịch 0,5 biển khá nhộn nhịp, nhất là ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. - Khai thác thuỷ hải sản ở cá bãi cá, bãi tôm thuộc các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa vừa để đáp ứng nhu 0,5 cầu trong nước, đồng thời chế biến xuất khẩu với sản lượng thuỷ sản 5
  6. đạt 521,1 nghìn tấn chiếm 27,4 % giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002). b, Vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển cả nông, lâm, ngư nghiệp. Vì: - Lãnh thổ Bắc Trung Bộ hẹp ngang, lại kéo dài theo chiều Bắc – Nam, 0,25 cấu trúc lãnh thổ chia làm 3 bộ phận: + Phía Tây là dải Trường Sơn Bắc đồi núi trùng điệp, có tài nguyên 0,25 rừng rất phong phú với nhiều cánh rừng nguyên sinh, trong rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quí, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. 0,25 + Ở giữa là vùng đồi trung du và đồng bằng, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi trâu bò đàn, trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cao su, cà phê, quế, tiêu), trồng lúa và cây công nghiệp hàng năm (mía, thuốc lá, cói ), nuôi lợn, gia cầm và thuỷ 0,25 sản. + Phía đông, tất cả các tỉnh đều giáp biển. Ven bờ, nhiều nơi có thể nuôi 0,25 trồng thuỷ hải sản; ngoài khơi có nhiều bãi cá, tôm thuận lợi cho khai thác hải sản. - Phát huy được tiềm năng kinh tế trên cả ba bộ phận lãnh thổ ở vùng Bắc Trung Bộ có thể phát triển cả nông, lâm, ngư nghiệp Câu 5 1. Tính năng suất lúa cả năm của nước ta từ 1990 - 2006: (3,5 điểm) Năng suất lúa cả năm = Sản lượng lúa cả năm/diện tích lúa cả năm 0,5 (tạ/ha) Năm Năng suất lúa (tạ/ha) 1990 31,8 1995 36,9 1999 41,0 2003 46,4 2006 48,9 2. Vẽ biểu đồ: * Tính chỉ số phát triển của diện tích và năng suất lúa cả năm, lấy gốc 1990 =100% 2,0 (ĐVT: %) Năm Diện tích Năng suất 1990 100 100 1995 111,9 116,0 1999 126,7 128,9 2003 123,3 145,9 2006 121,2 153,8 * Vẽ biểu đồ đường thể hiện diện tích và năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn từ năm 1990-2006. Ghi số liệu vào các đỉnh, chú giải và ghi tên biểu đồ. (Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) 6
  7. 3. Nhận xét và giải thích: Trong thời kì 1990-2006: - Diện tích gieo trồng lúa tăng từ 111,99 % tăng lên 121,2%. Do khai 0,5 hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ. - Năng suất lúa cũng tăng nhanh từ 116,0% lên 153,8%. Đó là kết quả 0,5 tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp thâm canh, trong đó nổi bật lên là việc đưa vào các giống mới và sự thay đổi cơ cấu mùa vụ. Câu 6 Khi máy bay hạ cánh tại Luân-đôn thì sẽ tương ứng với ngày, giờ tại 2,0 (2,0 điểm) các địa điểm sau: Vị trí Tô-ki-ô Xit-ni Oa-sinh-tơn Lốt An-giơ-let Kinh độ 1350 Đ 1500 Đ 750 T 1200 T Giờ 22 h 23 h 8 h 5 h Ngày 20/11/2016 20/11/2016 20/11/2016 20/11/2016 (Mỗi địa điểm đúng được 0,5 điểm) 7