Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

docx 22 trang Hoài Anh 4650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

  1. 1 Câu 1: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ. C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ. D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ. Câu 2: Quê S là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của S chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. S không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. S cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của S không? A. Không đáp án nào đúng. B. Phân vân giữa hai đáp án. C. Không. D. Có. Câu 3: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Quảng bá về nghề truyền thống tốt đẹp của quê hương. B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ. C. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương và dòng họ. D. Cả A và C đúng. Câu 4: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ. B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ. C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt. D. Cả A và C. Câu 5: Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì? A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  2. 2 B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ. C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô. D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ. Câu 6: Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì? A. Thích thể hiện mình trước đông người. B. Muốn được mọi người trên xe khen mình. C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình. D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy. Câu 7: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường. Câu 8: Trên đường đi học về B thấy có một em bé đang khóc tìm mẹ. Thấy vậy, bạn B liền lại dỗ em không khóc nữa và hỏi nguyên nhân tại sao Sau khi nghe em bé kể, thì B biết em bé bị lạc mất mẹ. Bạn B đã nhanh chóng dẫn em đến đồn công an gần nhất, để nhờ các chú công an tìm mẹ cho em bé. Hành vi của bạn B thể hiện điều gì? A. Thích thể hiện mình trước đông người. B. Muốn được các chú công an khen mình. C. Làm vậy để bố mẹ em bé trả ơn cho mình. D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy. Câu 9: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì? A. Lòng yêu thương mọi người. B. Tinh thần đoàn kết. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng trung thành.
  3. 3 Câu 10: Vào lúc rảnh rỗi, A thường sang nhà B dạy bạn B học. Vì bạn B là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn A là người như thế nào? A. A là người có lòng tự thương hại bạn bè. B. A là người có lòng yêu thương mọi người. C. A là người sống giản dị, kiêm tốn. D. A là người trung thực, tiết kiệm. Câu 11: Trên đường đi học về L trông thấy có một bà cụ đang loay hoay tìm cách sang đường. Thấy vậy, bạn L liền lại chỗ bà cụ, dẫn bà qua đường an toàn rồi mới yên tâm chào bà ra về. Hành vi của bạn L thể hiện điều gì? A. Thể hiện mình hiểu biết luật lệ giao thông. B. Muốn được bà cụ trả ơn cho mình. C. Làm vậy để chứng tỏ mình trước mọi người. D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy. Câu 12: Nhà trường phát động ủng hộ đồng bào bão lụt, bạn K đã gom lại sách cũ, đồng thời còn lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình đem ủng hộ. Hành vi của bạn K thể hiện điều gì? A. Lòng yêu thương mọi người. B. Tinh thần đoàn kết. C. Tinh thần tiết kiệm. D. Lòng trung thành. Câu 13: Anh H và anh T là hai bạn học cùng lớp. Nhưng anh T không may bị tật bẩm sinh, đi lại rất khó khăn. Anh H đã nguyện làm đôi chân cho anh T, bằng việc liên tục mười năm trời cõng anh T tới trường. Khi đăng kí thi đại học anh H chọn Đại học Y với ước mơ chữa lành đôi chân cho bạn mình là anh T và những người nghèo khổ khác. Hành vi của anh H thể hiện điều gì? A. Thể hiện mình là người rất hiểu chuyện. B. Muốn được bạn và gia đình bạn trả ơn. C. Làm vậy để chứng tỏ mình trước thầy cô. D. Lòng yêu thương con người của anh H. Lời giải Anh H và anh T là hai bạn học cùng lớp. Nhưng anh T không may bị tật bẩm sinh, đi lại rất khó khăn. Anh H đã nguyện làm đôi chân cho anh T, bằng việc liên tục mười năm trời cõng anh T
  4. 4 tới trường. Khi đăng kí thi đại học anh H chọn Đại học Y với ước mơ chữa lành đôi chân cho bạn mình là anh T và những người nghèo khổ khác. Hành vi của anh H thể hiện lòng yêu thương con người. => Chọn đáp án D Câu 14: H dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì? A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả. B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày. C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan. D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện. Câu 15: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người A. Siêng năng, chăm chỉ. B. Lười biếng. C. Tiết kiệm. D. Trung thực. Câu 16: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người A. Kiên trì. B. Lười biếng. C. Chăm chỉ. D. Vô tâm. Câu 17: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì? A. Đức tính trung thực. B. Đức tính siêng năng. C. Đức tính tiết kiệm.
  5. 5 D. Đức tính siêng năng, trung thực. Câu 18:V có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, V dạy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, V vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, V thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, Nhờ vậy, V đã giảm cân và có ngoại hình cân đối. Việc làm của V thể hiên đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Thích thể hiện bản thân. C. Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Dũng cảm, trung thực. Câu 19: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì? A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới. B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập. C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn. D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp. Câu 20: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì? A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai. B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất. Câu 21: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người A. rất tốt, sống thật thà. B. có đức tính tiết kiệm. C. thích thể hiện bản thân. D. giản dị, không đua đòi.
  6. 6 Câu 22: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích. B. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình. C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác. Câu 23: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Coi như không biết, không phải việc của mình. B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao. C. Nói với bạn cho mình xem cùng. D. Khuyên bạn không được làm như vậy. Câu 24: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì? A. Khuyên bạn không nên làm như vậy. B. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng. C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình. D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like. Câu 25: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì? A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy. B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn. C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình. D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa. Câu 26:H là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quí H vì bạn học giỏi, thân thiện và khiêm tốn. Mỗi ngày, H dành thời gian để ghi nhật kí. H cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để
  7. 7 điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, H còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân. Việc làm này thể hiện H là người luôn A. tự cao tự đại. B. tự tin với bản thân. C. tự nhận thức bản thân. D. muốn lấy lòng người khác. Câu 27: Ngay từ nhỏ ông B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày do ông chịu khó tập luyện và cuối cùng đã trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới. Việc ông B thấy được điểm yếu của mình để rèn luyện là thể hiện A. mặc cảm bản thân. B. sự tự phê bình mình. C. tự nhận thức bản thân. D. sự thay đổi tính cách. Câu 28:Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, A thường dành thời gian so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà A chưa hiểu. Việc làm này thể hiện A là người A. tự nhận thức bản thân. B. mặc cảm với bản thân. C. chú ý đến điểm số. D. dựa dẫm vào người khác. Câu 29: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng, L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý. Việc làm này thể hiện L là người chưa A. hòa đồng với bạn bè. B. biết lắng nghe. C. chú ý đến người khác. D. tự nhận thức bản thân. Câu 30:T là một học sinh chạm chạp nên sau mỗi ngày đi học về, T thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, chỗ nào chưa rõ T thường nhờ chị gái giảng lại và tự hoàn thành bài tập cô giao, Vì thế mà thành tích học tập của T ngày càng tiến bộ. Việc làm này thể hiện T là người biết
  8. 8 A. tự nhận thức bản thân. B. được điểm yếu của mình. C. thân biết phận của mình. D. được điểm mạnh của mình. Câu 31: N luôn muốn mình học giỏi như bạn A, nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh. C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa. D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra. Câu 32: D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết A. sở thích của mình. B. điểm yếu của mình. C. tự nhận thức bản thân. D. điểm mạnh của mình. Câu 33: Ngày mai, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì? A. T là người tự lập. B. T là người ỷ lại. C. T là người tự tin. D. T là người tự ti. Câu 34: L luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Việc làm đó của L thể hiện đức tính nào dưới đây? A. Tự lập. B. Ỷ lại. C. Tự tin.
  9. 9 D. Tự ti. Câu 35: Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude. Nick viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Câu chuyện của Nick nói lên đức tính gì? A. Tự lập. B. Tự do. C. Tự tin. D. Khiêm tốn. Câu 36: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì? A. H là người tự lập. B. H là người ỷ lại. C. H là người tự tin. D. H là người tự ti. Câu 37: Khi làm bài tập cô giáo giao về nhà, đến bài Toán khó G không chịu suy nghĩ liền lấy ngay sách hướng dẫn giải bài tập ra chép. Việc làm này của G chưa thể hiện đức tính gì? A. Khiêm tốn. B. Tự do. C. Tự tin. D. Tự lập. Câu 38: X suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc X thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, X thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Việc làm này của X thiếu đức tính gì? A. Tự lập. B. Tự do. C. Tự tin. D. Khiêm tốn.
  10. 10 Câu 39: Bạn A học lớp 9, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Bạn A là người tự lập. B. Bạn A là người ích kỷ. C. Bạn A là người ỷ lại. D. Bạn A là người vô trách nhiệm. Câu 40: Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng S không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn. Việc làm này của S chưa thể hiện đức tính gì sau đây? A. Tự lập. B. Tự do. C. Tự tin. D. Khiêm tốn. Câu 41: K luôn nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Vì thế kết quả học tập của K rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Việc làm này của K thể hiện bạn là người như thế nào? A. Bạn K là người tự lập. B. Bạn K là người ích kỷ. C. Bạn K là người ỷ lại. D. Bạn K là người tự tin. Câu 42: Bác Hồ ra đi cứu nước bằng đôi bàn tay trắng. Bác một mình bôn ba, bươn chải ở nước ngoài. Bác tự học ngoại ngữ, tự đi làm nuôi sống bản thân. Ngay cả sau này, khi đã trở thành lãnh tụ của dân tộc. Bác vẫn tự mình làm tất cả. Từ trồng rau, nuôi cá cho đến mọi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Bác đều tự lo liệu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai. Việc làm này, thể hiện đức tính nào của Bác? A. Bác là người vĩ đại. B. Bác là người tự lập. C. Bác là một anh hùng. D. Bác là người khiêm tốn. Câu 43: Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?
  11. 11 A. Sống lương thiện hoà nhập với mọi người. B. Không làm gì sai trái. C. Tự hào, biết ơn người đi trước. D. A, B, C. Câu 44: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? A. Lưu giữ nghề làm gốm. B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài. C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu. D. Cả A, B, C. Câu 45: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? A. Truyền thống hiếu học. B. Buôn thần bán thánh. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống nhân nghĩa. Câu 46: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Có đi có lại mới toại lòng nhau. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Vung tay quá chán. D. Qua cầu rút ván. Câu 47: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình. B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. Câu 48: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
  12. 12 A. Thờ cúng tổ tiên. B. Làng nghề làm nón lá. C. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ. D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ. Câu 49: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. H chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề vất vả, tầm thường. B. T rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. C. A cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào cả. D. K cho rằng dòng họ là xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. Câu 50: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. Câu 51: Truyền thống hiếu học và tinh thần “ Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến? A. Thái độ kinh rẻ nghề buôn. B. Việc coi trọng chế độ thi cử. C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”. D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”. Câu 52: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình. B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên. D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.
  13. 13 Câu 53: Câu ca dao: “Học là học để hành/ Vừa hành vừa học mới thành người khôn.” Nói về truyền thống nào dưới đây? A. Truyền thống cần cù lao động. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống yêu nước. Câu 54: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình. B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ. C. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình. D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình. Câu 55: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? A. Lưu giữ nghề làm đèn lồng trung thu. B. Các nghệ nhân dạy con cháu hát dân ca quan họ. C. Truyền lại kinh nghiệm làm rối nước cho con cháu. D. Cả A,B,C. Câu 56: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý. B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ. C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. D. Con cái phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống gia đình. Câu 57: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu. B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp. C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
  14. 14 D. Cả A, B, C. Câu 58: Ý kiến nào sau đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý. B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ. C. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình. D. Dành thời gian thăm hỏi và chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình. Câu 59: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào? A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết. Câu 60: Ý kiến nào sau đây là đúng, khi nói về ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ. B. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. C. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh. D. Con phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống của gia đình. Câu 61: Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài/ mệt mài thành giỏi.” Nói về truyền thống nào dưới đây? A. Truyền thống đoàn kết chống giặc. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống yêu nước. Câu 62: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì? A. Chăm ngoan, học giỏi. B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
  15. 15 C. Sống trong sạch, lương thiện. D. Cả A, B, C. Câu 63: Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào? A. Truyền thống làng, xã. B. Truyền thống vùng, miền. C. Truyền thống dân tộc. D. Cả A, B, C. Câu 64: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ học sinh chúng ta cần phải A. trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống. B. sống trong sạch, lương thiện. C. không xem thường và làm tổn hại đến các thanh danh của gia đình, dòng họ. D. tất cả các ý trên. Câu 65: Biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ A. A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp. B. Q luôn giúp đỡ mọi người và cố gắng học tập tốt. C. H cố gắng học để kế thừa nghề truyền thống của gia đình. D. B luôn giúp đỡ ba mẹ trong tất cả mọi việc trong gia đình. Câu 66: Việc làm nào dưới đây biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình? A. Ngoài việc học, bạn A luôn cố gắng học để phụ bố mẹ. B. Bạn B học nghề làm mộc của bố để phát triển cao hơn. C. Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình. D. A, B đúng. Câu 67: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và đáng quí. B. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm. C. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
  16. 16 D. Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu. Câu 68: Câu tục ngữ: “Học một biết mười.” nói về truyền thống nào dưới đây? A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống hiếu học. C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết. Câu 69: Các hoạt động ngành nghề nông thôn thuộc nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống là A. chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. B. sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ C. xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác. D. tất cả đều đúng. Câu 70: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là A. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. B. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. C. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. D. tất cả ý trên đều đúng. Câu 71: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người? A. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình. B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu. C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp. D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. Câu 72: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm.
  17. 17 Câu 73: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người? A. Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn. B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu. C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình. D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. Câu 74: Câu tục ngữ: “Kính già, già để tuổi cho” nói đến điều gì? A. Lòng yêu thương con người. B. Tinh thần học hỏi. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính kiêm nhường. Câu 75: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người? A. Yêu thương, giúp đỡ người khác một cách vô tư mà không mong được trả ơn. B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu. C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình. D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. Câu 76: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Đức tính chăm chỉ. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Tinh thần đoàn kết. Câu 77: Câu tục ngữ: “Yêu nhau chín bỏ làm mười” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Đức tính tiết kiệm. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng yêu thương con người. Câu 78: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?
  18. 18 A. Yêu thương con người là truyền thống quý báu cần được giữ gìn và phát huy. B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu. C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình. D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. Câu 79: Câu tục ngữ: “Cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ” nói đến điều gì? A. Tinh thần xây dựng. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính kiên trì. Câu 80: Hành động nào không biểu hiện lòng yêu thương con người? A. Quyên góp sách giáo khoa cũ, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ lụt. B. Chăm sóc, quan tâm ông bà, bố mẹ, anh chị em của mình khi bị ốm đau. C. Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp và trong trường. D. Bao che cho hành động sai trái của bạn bè chơi thân với mình trong lớp. Câu 81: Câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” nói đến điều gì? A. Tinh thần siêng năng. B. Tinh thần xây dựng. C. Lòng yêu thương con người. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 82: Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người? A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. B. Gặt lúa giúp gia đình người già neo đơn. C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn. D. Cả A ,B, C. Câu 83: Câu tục ngữ: “Chị ngã, em nâng” nói đến điều gì? A. Tinh thần chị em.
  19. 19 B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 84 : Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người? A. Đánh chửi bố mẹ. B. Đánh thầy giáo. C. Đánh bạn cùng lớp. D. Cả A, B, C. Câu 85: Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” nói đến điều gì? A. Tinh thần chăm chỉ. B. Đức tính kiên trì. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng yêu thương con người. Câu 86: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì? A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Đức tính tiết kiệm. C. Tinh thần kỷ luật. D. Lòng yêu thương con người. Câu 87: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì? A. Lên án, tố cáo. B. Làm theo. C. Không quan tâm. D. Nêu gương. Câu 88: Câu tục ngữ: “Nhường cơm, sẻ áo” nói đến điều gì? A. Tinh thần kỷ luật. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần xây dựng.
  20. 20 D. Đức tính tiết kiệm. Câu 89: Hành động của một người khi đi trên xe, đã nhường ghế cho phụ nữ mang thai, hoặc em nhỏ thể hiện điều gì? A. Đức tính cần kiệm. B. Thể hiện cá tính. C. Tinh thần kỷ luật. D. Lòng yêu thương con người. Câu 90: Câu tục ngữ: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” nói đến điều gì? A. Lòng yêu thương con người. B. Tinh thần cần cù. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 91: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình yêu thương con người? A. Cả lớp tới thăm hỏi, động viên khi H bị ốm. B. L thường xuyên giảng bài cho bạn A. C. K thường tụ tập bạn bè xấu đánh nhau. D. A luôn giúp đỡ người khác, khi họ khó khăn. Câu 92: Câu tục ngữ: “Chia ngọt sẻ bùi” nói đến điều gì? A. Tinh thần cần kiệm. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính siêng năng. Câu 93: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người? A. Thương người như thể thương thân. B. Lá lành đùm lá rách. C. Kính lão đắc thọ. D. Cả A, B, C.
  21. 21 Câu 94: Câu tục ngữ: “Máu chảy ruột mềm” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 95: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người? A. Thương người như thể thương thân. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. C. Yêu nhau chín bỏ làm mười. D. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm. Câu 96: Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì? A. Tinh thần thương hại. B. Tinh thần đồng loại. C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng yêu thương con người. Câu 97: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hiệu quả gì? A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống. B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn. C. Trở thành người có ích cho xã hội. D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa. Câu 98: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì? A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà. B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao. C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt. D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới. Câu 99: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?
  22. 22 A. Đức tính khiêm nhường. B. Đức tính tiết kiệm. C. Đức tính trung thực. D. Đức tính siêng năng. Câu 100: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì đối với học sinh là A. đi học chuyên cần. B. chăm chỉ học. C. chăm làm việc nhà. D. cả A, B, C. Hết BẢNG ĐÁP ÁN 1.A 2.C 3.D 4.D 5.A 6.D 7.C 8.D 9.A 10.B 11. D 12. A 13. D 14. B 15. B 16. B 17. D 18. A 19. B 20. D 21. A 22. C 23. D 24. A 25. A 26. C 27. C 28.A 29.D 30.A 31.A 32.C 33.B 34.A 35.A 36.A 37.D 38.A 39.C 40.A 41.C 42.B 43.D 44.D 45.B 46.B 47.A 48.D 49.B 50.A 51.C 52.A 53.B 54.D 55.D 56.A 57.D 58.B 59.B 60.C 61.B 62.D 63.D 64.D 65.A 66.D 67.A 68.B 69.D 70.D 71.C 72.B 73.A 74. A 75.A 76.B 77.D 78.A 79.B 80.D 81.C 82.D 83.B 84.D 85.D 86.D 87.A 88.B 89.D 90.A 91.C 92.B 93.D 94.B 95.D 96.D 97.B 98.A 99.D 100.D