Đề ôn luyện phần Đọc hiểu Lớp 4

docx 18 trang Hoài Anh 26/05/2022 6321
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện phần Đọc hiểu Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_luyen_phan_doc_hieu_lop_4.docx

Nội dung text: Đề ôn luyện phần Đọc hiểu Lớp 4

  1. ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU LỚP 4D ĐỀ 1 Chính tôi có lỗi Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem- li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói: - Xin đồng chí cho xem giấy ra vào! - Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ - Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào. Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân: - Cậu có biết cậu không cho ai vào không? - Tôi không biết - Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy! Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói: - Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng. (Theo Bô-rít Pô-lê-vôi) 1. Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì? a- Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờ b- Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờ c- Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà 2. Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác? a- Vì Lê-nin không có giấy ra vào b- Vì anh không nhớ rõ mặt Lê-nin 1
  2. c- Vì anh không nắm được quy định 3. Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào? a- Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quân b- Nói cho anh học sinh quân biết tên mình c- Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà 4. Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”? a- Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗi b- Vì tháy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc c- Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh của vị chỉ huy 5. Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu? a- Lê-nin là người hiền từ và nhân hậu b- Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung c- Đi qua trạm gác phải có giấy ra vào 6. Dòng nào viết đúng các danh từ riêng trong bài? a- Vla-đi mia I-lích Lê-Nin, Krem-li, Lê-Nin b- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Krem-li, Lê-nin c- Vla-đi-Mia I-Lích Lê-nin, Krem-Li, Lê-nin 7. Câu “Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác.” Có mấy danh từ chung? a- 2 danh từ chung (đó là: ) b- 3 danh từ chung (đó là: ) c- 4 danh từ chung (đó là: ) 8. (1) Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”, bộ phận nào là chủ ngữ? a- Vla-đi-mia I-lích Lê-nin b- người chỉ huy đội bảo vệ c- người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li (2) Bô phận trạng ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi nào? a- Bao giờ? b- Ở đâu? c- Vì sao? 2
  3. ĐỀ 2: HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình (Theo Băng Sơn) Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? a. Do thầy giáo chăm sóc tốt. b. Do cây xanh tốt quanh năm. c. Do tóc những cô tiên không bao giờ bạc. Câu 2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì? a. Màu hồng cánh sen. b. Màu hồng cánh sen nhẹ. c. Màu trắng tinh khiết. Câu 3. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? a. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương. b. Mùi thơm mát của sương đêm. c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh. Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì? a. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên. b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo. c. Một loài cỏ thơm. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Chuyển câu kể sau thành câu khiến: Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt. 3
  4. Câu 2. Em hãy chỉ ra cấu tạo của các câu khiến sau: a) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét: - Mở cửa ra nào! b) Thấy thế, tôi suýt khóc: - Bác đừng về. Xin bác ở lại đây làm đồ chơi cho chúng cháu! c) Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh! Câu 3. Em hãy đặt một câu khiến bằng cách dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến. ĐỀ 3 Hoa mai vàng Nếu như hoa đào là đặc sản của miền Bắc, thì hoa mai vàng là đặc sản của miền Nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông, thân lá mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo. Mai vàng có giống sau khi cho hoa còn kết trái màu đỏ nhạt bóng như ngọc. Mai tứ quý là mai nở hoa bốn mùa, còn nhị độ mai là mai nở hai lần trong năm. Người ta nhân giống mai bằng cách chiết cành hoặc trồng từ hạt. Có thể trồng mai vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu cũng đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam chơi hoa mai vàng vào những ngày Tết rất kiêng kị hoa héo. Còn giống hoa mai nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa mọc thành chùm trắng, nhỏ và thơm, thường trồng vào núi non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành được uốn tỉa thành cây thế. Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc. Việc trồng mai vàng ở đất Bắc cần nhất là tránh gió rét mùa đông. Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn vào cuối tháng hai âm lịch. II. Làm bài tập Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. 1. Hoa mai vàng là đặc sản của vùng miền nào? A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam 2. Đặc điểm riêng của hoa mai so với hoa đào là gì? A. Rụng lá vào mùa đông. B. Thân cành mềm mại. C. Hoa mọc thành chùm. 3. Bài văn cho ta biết có mấy loại hoa mai? A. Một loại B. Hai loại C. Ba loại D. Bốn loại 4. Cụm từ được gạch dưới trong câu “Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc. ” là: 4
  5. A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. B. Trạng ngữ chỉ thời gian, C. Trạng ngữ chỉ mục đích. 5. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo Câu cảm là: 6. Chuyển các câu sau đây thành câu cầu khiến: a. Cả nhà dậy sớm. b. Chị ở lại chăm sóc mẹ. c. Nam đi học. d. Thanh đi lao động. đ) Lan phấn đấu học giỏi. ĐỀ 4: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé. Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp) Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy. Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ như nhung gấm bạc, vàng, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên ngập tràn hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc; có chim gù, có ong vo ve, có. gió hồi hộp dưới lá. Victor Hugo I. Em đọc thầm bài “Sau trận mưa rào” để làm các bài tập sau: (Khoanh vào đáp án đúng?) 1. Tên các loài chim và hoa được tác giả miêu tả trong bài là: A. Sung, sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng. B. Sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, kim hương,. C. Chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, sung, kim hương, 5
  6. D. Chích chòe, gõ kiến, ong, cẩm chướng, kim hương. 2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả trời hè trựớc cơn mưa dông? A. Tươi mát. B. Ấm áp. C. Huyên náo D. Ủ dột. 3. Sau trận mưa rào, yếu tố nào làm cho vạn vật trở nên tươi mát, ấm áp, đầy tin tưởng? A. Mưa B. Anh sáng. C. Tia sáng D. Khí ẩm. 4. Tìm các từ ngữ miêu tả hoạt động của chim chóc trong bài? 5. Tìm và viết lại một câu văn trong bài học có sử dụng hình ảnh nhân hóa? 6. Câu “Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và ánh sáng. ” thuộc loại câu nào? A. Câu kể. B. Câu cảm. C. Câu khiến. 7. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: - . . , em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa. 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ có chứa tiếng “lạc” mang nghĩa là “vui, mừng”? A. Lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc thú. B. Lạc quan, lạc thú, lạc nghiệp, an lạc. C. Lạc quan, lạc nghiệp, lạc đàn, an lạc. 9. Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu? - Mùa hè, mặt đất củng chóng khô như da em bé. Trạng ngữ: . . Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa: ĐỀ 5 SÁNG NAY CHIM SẺ NÓI GÌ? Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thỏa thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi” Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió: - Chị ơi, em đói lắm! - Ai thế? – Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế? - Em là Chim sẻ nè. Em đói 6
  7. Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công. - Ôi, em cám ơn chị! Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập. Theo Phan Đăng Đăng (Báo Nhi đồng số 8/2009) Câu 1. Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, yật đó có giá trị ra sao? A. Viên đá quý rất đắt tiền. B. Một vật giúp bé Na học giỏi. C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. D. Một vật là đồ cổ có giá trị. Câu 2. Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý? A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử. C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa. D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm. Câu 3. Chim Sẻ đã nói gì với chị bé Na? A.Chị ơi, em đói lắm! B. Em là Chim sẻ nè. Em đói C. Ôi, em cám ơn chị! D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 4. Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tối phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được cliúng tôi. Chỉ cần một chút yếu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì? Câu 5. Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là: A. Đi chơi xa để ngắm phong cảnh thiên nhiên đẹp. B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng. C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ. D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi. Câu 6. Tìm và viết ra một câu cảm có trong bài đọc thầm. - Câu cảm là: 7
  8. Câu 7. a) Tìm trong bài đọc thầm 1 câu kể có dạng Ai là gì? b) Xác định chủ ngữ của câu vừa tìm được - Câu kể có dạng Ai là gì? - Chủ ngữ của câu trên là: . . Câu 8. Thêm trạng ngữ cho các câu sau: a) . , em chăm chú nghe cô giảng bài. b) , muôn loài hoa đua nhau nở. ĐỀ 6 : BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói: - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này. Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy: - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ? Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời: - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công. Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ! (Linh Nga) Câu 1. Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? a. Kiểm tra chất lượng học Toán của học sinh. b. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh. c. Thử thách sự tự tin của học sinh. Câu 2. Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? a. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm. b. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm cho chắc ăn. 8
  9. c. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin. Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Khi kiểm tra nên chọn dạng đề được điểm cao. b. Nên chọn đề vừa sức với mình. c. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Hãy tìm một từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau: "Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn . sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua . để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với . thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công." Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học. Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi . để đạt được ước mơ! Câu 2. Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật). a) Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói: - Chào bạn. Tôi là Cá Con. (Theo Trương Mĩ Đức - Tú Nguyệt) b) Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có về đẹp riêng của nó. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. (Theo Đất nước ngàn năm) c) Chích Bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân. (Theo Tô Hoài) d) Cháu là người có tấm lòng nhân hậu! - Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ. (Phỏng theo Lép Tôn-xtôi) Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu em vừa tìm được. ĐỀ 7 : Đỉnh Fasipan Sa Pa Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km. 9
  10. Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng sức khỏe và tốc độ). Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia đình, theo hướng trải nghiệm và khám phá. Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam” Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào? Trả lời: Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác? Trả lời: Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào? Trả lời: Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì? a. Nóc nhà Đông Dương b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh c. Những thửa ruộng bậc thang d. Tất cả các ý trên Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì? Trả lời: Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau: “Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.” a/ Trong năm 2017, Sapa; b/ Một trong những điểm du lịch. c/ Sapa ; d/ Khách du lịch trong nước và quốc tế Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ: 10
  11. “Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.” a/ Một trạng ngữ, đó là: b/ Hai trạng ngữ, đó là: . . . . Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: “Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.” Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch? a. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà ; b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh c. Đi làm việc xa nhà một thời gian ; d. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến. Câu hỏi: . . Câu cảm: . . Câu khiến: . . ĐỀ 8 : Vương quốc vắng nụ cười”. Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường toàn gặp những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười. Một năm trôi qua, thời hạn học đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy: - Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào: - Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường. - Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh. 11
  12. Theo Trần Đức Tiến Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ buồn chán? A. Mặt trời không muốn dậy; B. Nhà vua vẫn còn tỉnh táo; C. Hoa trong vườn chưa nở đã tàn; D. Một viên thị về hớt hải chạy vào. Câu 2. Vì sao cuộc sống ở đó lại buồn chán như thế? A. Vì nhà vua rất độc ác; B. Vì cư dân ở đó không ai biết cười; C. Vì dân ở đó rất nghèo; Câu 3. Vì sao nhà vua họp cả triều đình để cử người đi du học chỉ chuyên về môn cười? A. Nhà vua là người vui tính; B. Nhà vua thấy được nguy cơ của đất nước; C. Nhà vua muốn đất nước có nhiều người tài giỏi. Câu 4. Chi tiết nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về nói lên điều gì? A. Vị đại thần cần được bảo vệ cẩn thận; B. Mọi người vui vầy bên nhau; C. Việc du học của vị đại thần rất quan trọng Câu 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? A. Tiếng cười rất cần trong cuộc sống B. Cuộc sống thiếu tiếng cười thật buồn chán C. Nên đi du học để có thêm kiến thức D. Con người không chỉ cần có ăn mặc mà còn cần cả tiếng cười Câu 6. Dựa vào nội dung bài, em hãy nêu 3 - 4 điều nguy hại nếu mọi người không ai biết cười. 12
  13. Câu 7. Em hãy nối nội dung miêu tả con vật tương ứng 3 phần của bài văn Các phần của bài văn Nội dung Mở bài Tả bao quát con vật: màu sắc, độ cao to. Giới thiệu con vật định tả. Thân bài Tả bộ phận nổi bật của con vật. Nêu tình cảm của em đối với con vật Kết bài Tả hoạt động Tả thói quen, tính tình của con vật Câu 8. Để bộc lộ cảm xúc vui mừng, ngạc nhiên, thán phục em dùng kiểu câu nào? Cho ví dụ. Câu 9. Em hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả các hoạt động trong giờ ra chơi, trong câu văn có trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn ĐỀ 9 Con chuồn chuồn nước Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút Câu 1:(0,5điểm) Bài văn miêu tả con vật gì? (M1) 13
  14. A. Đàn trâu. B. Chú chuồn chuồn nước. C. Đàn cò. D. Chú gà con. Câu 2 :(0,5điểm) Hai con mắt của chú chuồn chuồn được so sánh với hình ảnh nào? A. Viên bi. B. Thủy tinh.C. Hòn than. D. Giọt nước Câu 3: (0,5điểm) Câu “Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao !” là loại câu gì ?(M1) A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảmD. Câu khiến Câu 4 : (0,5điểm) Bài văn miêu tả những bộ phận nào của chú chuồn chuồn?(M1) A. Thân, cánh, đầu, mắt. B. Chân, đầu, đuôi, cánh. C. Cánh, mắt, đầu, chân.D. Lông, cánh, chân, đầu. Câu 5: (1điểm) Đoạn 2 của bài đọc miêu tả cảnh gì?(M2) A. Bờ ao với những rặng dừa xanh mơn mởn. B. Cảnh đẹp của lũy tre, và những mái nhà. C. Cảnh đẹp của dòng sông dưới tầm cánh chú chuồn chuồn. D. Cảnh đẹp của đất nước dưới tầm cánh của chú chuồn chuồn. Câu 6: (0,5điểm) Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là (M2) A. Chú chuồn chuồn nước.B. Chú chuồn chuồn. C. Mới đẹp làm sao. D. Chuồn chuồn nước. Câu 7: (0,5điểm) Câu tục ngữ có nghĩa “Hình thức thống nhất với nội dung” là:(M2) A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Chết vinh còn hơn sống nhục. C. Người thanh tiếng nói cũng thanh.D. Trông mặt mà bắt hình dong. Câu 8: (1điểm) Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào ?(M3) . 14
  15. Câu 9: (1điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau : “Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên”.(M3) + Trạng ngữ: + Chủ ngữ: . + Vị ngữ: Câu 10: (1điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về gia đình em.(M4) * Bài tập:( 1điểm) Điền vào chỗ trống: l hay n Từ xa nhìn ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp õn là hàng ngàn ánh ến trong xanh. Tất cả đều .óng ánh, .ung inh trong ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ũ ũ bay đi bay về, lượn ên ượn xuống ĐỀ 10 : HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ 15
  16. và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình Theo Băng Sơn Câu 1: (0,5 đ M1) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? A. Do cây xanh tốt quanh năm B. Do những cô tiên không bao giờ già C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc D. Do thầy giáo chăm sóc tốt Câu 2: (0,5 đ M1) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? A. Mùi thơm mát của sương đêm B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương C. Mùi thơm của một loại bánh D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành Câu 3: (0,5 đ M1) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà Câu 4: (0,5 đ M2) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên C. Tưởng như nếp sống của thầy D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo Câu 5: (1 đ M2) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? . 16
  17. Câu 6: (1đ M1). Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm? A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao. B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn. C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại. Câu 7: (0.5đ M2): Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen” là: A. Trạng ngữ chỉ thời gian B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 8: (1đ M3). Câu: “Cuộc đời tôi rất bình thường.” Là kiểu câu: A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Câu cảm. Câu 9: (M4)(1 đ) Theo em, nội dung chính của bài văn là gì? Câu 10: (M3)(0,5 đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết. ĐỀ 11 ĂNG - CO VÁT Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu- chia được xây dựng từ đầu thế kỉ VII. Khu đến chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sắng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đển cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách. 17
  18. (Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI) Câu1 . Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu ? a. Lào. b. Cam-pu-chia. c. Thái Lan. Câu 2 . Khu đền chính gồm mấy tầng với những ngọn tháp lớn ? a. Gồm ba tầng. b. Gồm một tầng. c. Gồm hai tầng. Câu 3 . Những cây tháp lớn được dựng bằng gì và bọc ngoài bằng gì ? a. Dựng bằng đá vôi và bọc ngoài bằng đá tảng. b. Dựng bằng đá cuội và bọc ngoài bằng đá vàng. c. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Câu 4 . Toàn bộ khu đền Ăng-co Vát quay mặt về hướng nào ? a. Hướng tây. b. Hướng nam. c. Hướng đông. Câu 5: Khu đền Ăng-co Vát có bao nhiêu gian phòng ? a. 389 gian phòng. b. 839 gian phòng. c. 398 gian phòng. Câu 6: Từ nào sau đây cùng nghĩa với từ “Du lịch ” a. Rong chơi b. Tham quan c. Giải trí Câu 7: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào ? a. Cho mượn cái bút. b. Bạn ơi, cho tớ mượn cái bút. c. Tớ mượn cái bút Câu 8: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu sau : Mùa xuân, trong vườn, muôn loài hoa đua nở. a. Mùa xuân. b. Trong vườn. c. Gồm ý a và b. Câu 9: Em hiểu câu: “Đi một ngày đàng học một sàn khôn” có nghĩa là gì? Câu 10: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ câu “Xa xa, đàn bò đang gặm cỏ ”. +Trạng ngữ: + Chủ ngữ: + vị ngữ: 18