Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường Trung học Phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ

doc 2 trang Hoài Anh 4710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường Trung học Phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_boi_duong_giao_vien_thpt_hang_ii_chuyen_de_5_to_chuc.doc

Nội dung text: Đề thi bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II - Chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường Trung học Phổ thông - Trường Đại học Cần Thơ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHUYÊN ĐỀ 5: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LỚP: BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HẠNG II KHOÁ: 41 ĐIỂM: - Họ và tên học viên: TRẦN THÀNH TIẾN - Số thứ tự (theo danh sách): 28 - Ngày sinh: 01/01/1988 Nơi sinh: CẦN THƠ - Số tờ: 01 (2 mặt). BÀI LÀM Câu hỏi: Phân tích những thay đổi căn bản của CTGD PT năm 2018 so với chương trình hiện hành? Giữa chương trình giáo dục phổ thông năm 2019 và chương trình giáo dục hiện hành có nhiều thay đổi, và những thay đổi cụ thể là Về quan điểm xây dựng, theo chương trình hiện hành (chương trình cũ) là tiếp cận nội dung, bám sát sách giáo khoa và xem sách giáo khoa là pháp lệnh; theo CTGD PT năm 2018 (chương trình mới) là tiếp cận năng lực của người học, của học sinh, xem sách giáo khoa là tài liệu tham khảo, và xem chương trình là pháp lệnh thay thế sách giáo khoa. Về mục tiêu, theo chương trình cũ mục tiêu là cung cấp kiến thức cho người học, nhiều kiến thức càng tốt, còn nặng về kiến thức; còn theo chương trình mới mục tiêu là phát triển phẩm chất (5 phẩm chất) và năng lực (10 năng lực) cần thiết; giúp học sinh có kiến thức phát triển; vận dụng kiến thức vào đời sống và có khả năng tự học suốt đời. Theo chương trình mới 5 phẩm chất được hình thành trên cơ sở từ 5 điều Bác Hồ dạy, từ các nghị quyết của Đảng; các năng lực được hình thành dựa trên CT GDPT tiếp cận của OECD là nhóm năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên môn và cũng có tham khảo từ CT GDPT tiếp cận năng lực của Singapore. Về môn học, đa số môn học và thời lượng không thay đổi nhiều; chỉ có một số môn số tiết nhiều hơn so với chương trình cũ như: lịch sử, địa lí, tin học, . và có thêm các môn mới như: Hoạt động trải nghiệm; hướng nghiệp; nội dung giáo dục địa phương và các 1
  2. chuyên đề tự chọn. Cơ sở hình thành là dựa vào các mục tiêu đề ra; kế thừa chương trình giáo dục phổ thông cũ; dựa vào sự phát triển thực tiễn của đất nước và dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lí của người học. Về phương pháp dạy học, chương trình mới phương pháp dạy học có sự chuyển biến từ giáo viên trung tâm sang người học, học sinh làm trung tâm; giáo viên chỉ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tổng kết; còn học sinh chủ động tham gia để hình thành kiến thức. Cơ sở hình thành là dựa trên nền tảng lý thuyết cuae HNT. Chương trình mới áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học chủ yếu lấy hoạt động của người học làm chủ đạo. Về phương pháp kiểm tra, đánh giá; chương trình cũ chủ yếu đánh giá tổng kết dựa trên 1 bài kiểm tra đánh giá là chính, dựa trên kiến thức. Còn theo chương trình mới, đánh giá học sinh toàn diện phẩm chất và năng lực; đa dạng hình thức kiểm tra và đánh giá, đánh giá qua sản phẩm. Như vậy chương trình mới đánh giá học sinh không chỉ qua kiến thức mà còn qua quá trình học tập của học sinh. 2