Bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II -Trần Thành Tiến

doc 6 trang Hoài Anh 24/05/2022 3600
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II -Trần Thành Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_giao_vien_thpt_hang_ii_tran_thanh_ti.doc

Nội dung text: Bài thu hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II -Trần Thành Tiến

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TTBD NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA LỚP: BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THPT HẠNG II KHOÁ: 41 ĐIỂM: - Họ và tên học viên: TRẦN THÀNH TIẾN - Số thứ tự (theo danh sách): 28 - Ngày sinh: 01/01/1988 Nơi sinh: CẦN THƠ - Số tờ: 02 (4 mặt). BÀI LÀM I. ĐẶT VẤN ĐỀ Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II được Quý thầy, cô giáo của trường Đại học Cần Thơ truyền đạt những kiến thức và kỹ năng từ 10 chuyên đề. Với 10 chuyên đề đã giúp cho tôi và các bạn học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác dạy và học; cũng như cung cấp cho tôi những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Ngay từ khi bắt đầu tham gia lớp bồi dưỡng bản thân tôi ý thức rõ được lí do và mục đích theo học lớp học này là: Có hiểu biết đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính Nhà nước; Nắm vững và vận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng vào thực tiễn công tác giáo dục; Cập nhật được các xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; Cập nhật được quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo các xu hướng và bài kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục ở các cơ sở giáo dục và chủ động phát triển các năng lực cốt lõi của người giáo viên; Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục THPT. Qua một thời gian học tập bản thân đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích qua đó mạnh dạn đưa ra một số bài học nhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này tuy nhiên do thời gian hoàn thiện ngắn, việc nghiên cứu chưa được sâu và kinh nghiệm bản thân có hạn do đó dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài viết này chắc chắn còn những 1
  2. hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. II. NỘI DUNG 1. Những kiến thức đã thu nhận được từ các chuyên đề bồi dưỡng Mỗi một chuyên đề cho tôi những kiến thức bổ ít riêng, nhưng bản thân tôi rất ấn tượng với Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục; trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tố chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Mô hình cấu trúc năng lực Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. * Một số phương pháp dạy học hiệu quả trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực Bản chất và những đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực Bản chất của dạy học tích cực Bản chất của dạy học tích cực là khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ, đồng thời coi trọng lợi ích nhu cầu của mỗi cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội. Đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Trong dạy học tích cực,giáo viên không chỉ đơn thuần truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Khả năng hành động là một yêu cầu được đặt ra không 2
  3. chỉ đối với từng cá nhân mà cả ở cấp độ cộng đồng địa phương và toàn xã hội. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Vai trò chỉ đạo củo giáo viên Từ dạy học thông báo, giải thích, minh hoạ sang dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ đế học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian mới có thể thực hiện bài lên lóp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. * Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Một số phương pháp dạy học tích cực - Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ - Phương pháp dạy học theo dự án - Phương pháp dạy học theo góc 3
  4. - Phương pháp dạy học theo hợp đồng - Phương pháp dạy học khám phá - Phương pháp nghiên cứu trường hợp Một số kĩ thuật dạy học tích cực - Kĩ thuật động não - Kĩ thuật phòng tranh - Kĩ thuật khăn trải bàn - Kĩ thuật mảnh ghép - Kĩ thuật XYZ (635) - Kĩ thuật KWL - Kĩ thuật sơ đồ tư duy Việc phát triển năng lực cho học sinh là khâu rất quan trọng trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, song song với việc phát triển năng lực của giáo viên thì việc phát triển năng lực cho học sinh đã và đang được nhà trường đưa vào trong mục tiêu giáo dục của nhà trường và đó là một nội dung trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng day và học. Thực tế ở giai đoạn đầu trong quá trình thực hiện, việc hình thành năng lực của học sinh còn chưa rõ ràng, học sinh còn bỡ ngỡ, chưa chủ động trong các nhiệm vụ học tập. Nhưng sau này với phương pháp dạy theo hướng đổi mới của giáo viên thì học sinh đã dần quen và chủ động hơn trong các hoạt động học tập, từ đó tôi nhận thấy sự hình thành năng lực của học sinh được rõ ràng hơn, tạo hứng thú học tập cho cả giáo viên và học sinh. 2. Bối cảnh xã hội hiện nay và những yêu cầu mới đối với giáo dục, đối với giáo viên Trong thời đại ngày nay, nhân loại đang sống trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kĩ thuật, công nghệ; sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của thời đại đã mang đến nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội nói chung và phát triển giáo dục, đội ngũ giáo viên nói riêng. Song bên cạnh đó, nó cũng đưa đến những yêu cầu mới - yêu cầu ngày càng cao đối với giáo dục, đối với giáo viên các bậc học trong đó có giáo dục THPT và giáo viên THPT. 3. Thực trạng giáo dục trong nhà trường và hoạt động của bản thân 3.1. Công tác giáo dục trong nhà trường 4
  5. * Cán bộ quản lí của nhà trường: - Trường THPT Giai Xuân có 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng (Phụ trách chuyên môn và cơ sở vật chất, hướng nghiệp dạy nghề của nhà trường) đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo và đã có các chứng chỉ nghiệp vụ quản lí giáo dục đảm bảo chất lượng. - Trường có 8 tổ chuyên môn, mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó triển khai, điều hành các hoạt động chuyên môn của tổ. * Giáo viên của nhà trường: - Tổng số giáo viên của trường là 52. - 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. 3.2. Đánh giá về những ưu điểm và tồn tại của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân * Ưu điểm của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp: - Phẩm chất tốt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. - Năng lực chuyên môn tốt, vững vàng tay nghề. - Luôn tích cực tìm tòi, nghiên cứu để đổi mới trong dạy học và quản lý. - Luôn trao dồi nâng cao chuyên môn. - Rèn luyện kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm trong nghiên cứu, trong học tập. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các yếu tố tác động đến giáo dục hiện nay. - Hoạch định, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THPT. - Phát triển mối quan hệ trong và ngoài nhà trường đáp ứng nhu cầu dạy học, giáo dục, xây dựng xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục. * Một số tồn tại trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân: - Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. - Cơ sở vật chất còn hạn chế, cơ sở hạn tầng còn thấp nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc dạy và quản lí học sinh. 3.3. Kế hoạch hoạt động của bản thân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. 5
  6. Sau khi học Chuyên đề 7: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT của khóa bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, bản thân đề ra kế hoạch hoạt động ở Trường THPT Giai Xuân như sau: - Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Cụ thể: Trong năm học 2021 – 2022 tôi sẽ thành thạo các ứng dụng dạy trực tuyến, lấy bằng B tin học, cuối năm lấy bằng B1 Anh văn; ứng dụng dạy học theo nhóm, dạy học mảnh ghép, trạm góc thường xuyên khi giải bài tập. - Mạnh dạng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; đổi mới phương pháp đánh giá, đánh giá học sinh theo nhiều hướng cả quá trình và bài tập kiểm tra định kì, tham gia tập huấn đầy đủ và nghiêm túc do sở tổ chức nhằm phát triển và định hướng chương trình giáo dục mới. - Đặc biệt hoàn thành tốt, đúng thời gian các modunle 1, 2 và 3. - Mạnh dạng bồi dưỡng học sinh giỏi, và tham gia thi giáo viên giỏi các cấp. - Chấp hành nghiêm kỷ cương hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của ngành và theo kế hoạch thực hiện kỷ cương - kỷ luật hành chính của trường. - Góp phần xây dựng và cải tạo cảnh quan nhà trường theo hướng Xanh-Sạch-Đẹp - An toàn- Hiện đại- Tiện nghi. - Thực hiện hồ sơ kiểm tra nội bộ theo đúng mẫu hướng dẫn của Phòng Thanh tra Sở GD&ĐT. - Tổ chức nhiều hoạt động học tập và trải nghiệm thú vị theo hướng tiếp cận năng lực cho các em. III. KẾT LUẬN Trên đây là những kiến thức, kỹ năng bồi dưỡng tôi đã thu nhận được và một số phương án vận dụng vào công việc bản thân đang đảm nhận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng truyền đạt những nghiệp vụ cần thiết, giúp tôi nâng cao trình độ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp cho sự phát triển giáo dục của đất nước. Người viết thu hoạch Trần Thành Tiến 6